nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu theo Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Hải quan được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002 được xây dựng trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những quy định của Pháp lệnh Hải quan năm 1990 và thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong điều kiện mới. Luật Hải quan ra đời nhằm thực hiện mục tiêu: "Góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, hợp tác và giao lưu quốc tế, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" [21]. Trước đó hoạt động hải quan được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Hải quan được xây dựng và ban hành trước khi Hiến pháp năm 1992 ra đời, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quản lý nhà nước về hải quan từ những năm 1985 trở về trước, do đó chưa phản ánh được đầy đủ tinh thần của Hiến pháp năm 1992, chưa thể chế hóa kịp thời các quan điểm đổi mới của Đảng về chính sách phát triển kinh tế-xã hội liên quan đến yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, bên cạnh đó nhiều nội dung của Pháp lệnh không thống nhất và không còn phù hợp với các văn bản pháp luật được ban hành từ sau năm 1990 đến nay và chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của các cam kết quốc tế liên quan đến hoạt động hải quan mà Việt Nam tham gia hoặc có nghĩa vụ phải thực hiện. Luật Hải quan ra đời nhằm mục đích giải quyết những mâu thuẫn đó.
Luật Hải quan ra đời là một bước hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan với mục tiêu thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992 về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vào lĩnh vực hải quan, nội luật hóa các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ điều chỉnh các quan hệ kinh tế-xã hội liên quan đến hoạt động hải quan phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, góp phần giữ vững ổn định chính trị để phát triển kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho hội nhập quốc tế đồng thời tham gia bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Qua một thời gian triển khai thi hành Luật Hải quan, trên thực tế đã thể hiện những mặt tích cực của Luật Hải quan đối với đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh
vực kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư cũng như hiệu quả quản lý nhà nước về mặt hải quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đã bộc lộ những điểm còn hạn chế, chưa phù hợp cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.