doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có nội dung phong phú, được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau:
- Trong Luật Doanh nghiệp, đó là các quy định về trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp, các loại hình tổ chức kinh doanh, địa vị pháp lý của doanh nghiệp, nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
- Trong Luật Thương mại, đó là các quy định điều chỉnh hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động thương mại quốc tế mà doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động thương mại trên thị trường thế giới.
- Trong Bộ luật Dân sự mới, có hiệu lực từ 01/01/2006 có các quy định về tài sản, sở hữu, về hợp đồng dân sự.
- Trong các Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu có các quy định về thuế suất đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu theo chính sách thuế của Nhà nước (thuế suất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt...).
- Trong các Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước có các quy định về thủ tục đăng ký hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, quy định về khuyến khích đầu tư trong nước, quy định về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trang thiết bị máy móc tạo thêm tài sản cố định...
Như trên đã phân tích, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ ở các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hải quan, nên các quy phạm của pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu tập trung trong Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện. Các quy phạm đó quy định các nội dung sau:
Một là: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của cơ quan hải
quan các cấp.
Hai là: Quy định những nội dung quản lý nhà nước về hải quan, trong đó có quy
định quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trong nội dung quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có các nội dung quan trọng sau:
+ Các quy định về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
+ Các quy định về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan của doanh nghiệp xuất nhập khẩu (trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hàng hóa xuất nhập khẩu được thông quan).
+ Các quy định về trách nhiệm của công chức hải quan khi thi hành công vụ cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp có hàng hóa xuất nhập khẩu.
+ Các quy định liên quan đến các nội dung trên trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết và trong các quy định của Hải quan khu vực và của Tổ chức Hải quan thế giới.
Các quy định về thủ tục hải quan là bộ phận quan trọng của pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Thủ tục hải quan là một loại thủ tục hành chính do cơ quan hải quan tiến hành nhằm thực hiện quyền
kiểm tra, giám sát nhà nước về hải quan. Thủ tục hải quan quy định các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh như:Khai và nộp tờ khai hải quan, nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, ngoài ra các thủ tục hành chính đó phải được thực hiện trong những thời hạn và tại các địa điểm do pháp luật quy định.
Theo quy định của Luật Hải quan thì thủ tục hải quan phải được làm tại các trụ sở Hải quan, việc kiểm tra, giám sát hải quan cũng được thực hiện tại các địa điểm được pháp luật quy định như tại các cửa khẩu, các địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hải quan ngoài khu vực cửa khẩu [21].
Những quy định của pháp luật về hồ sơ hải quan, các chứng từ trong hồ sơ hải quan, trình tự khai, nộp hay xuất trình các chứng từ trong hồ sơ hải quan, các quy định về kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải, nghĩa vụ của người khai hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đều nhằm đảm bảo để cơ quan quản lý nhà nước quyết định thông quan cho hàng hóa, phương tiện vận tải khi xuất nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, mặt khác có thể quản lý được quá trình tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, đảm bảo để các chế độ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được tuân thủ nghiêm chỉnh, pháp luật trật tự nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu được đảm bảo.