Phân tích kết quả mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến động lực cống hiến của công chức tỉnh đồng nai (Trang 57 - 61)

các vi phạm giả thuyết (BLUE)

Bảng 4.17: Bảng phân tích kết quả mô hình hồi quy đa biến Model Summaryb Mô hình Hệ số R Hệ số R Square Hệ số R Square hiệu chỉnh Hệ số Durbin- Watson 1 .761a .580 .559 1.807 ANOVAb Mô hình Tổng bình phƣơng df Trung bình bình phƣơng F Sig. 1 Hồi qui 74.179 6 12.363 28.024 .000a Phần dư 53.821 122 .441 Tổng 128.000 128 Coefficientsa Mô hình Hệ số hồi quy chƣa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy

chuẩn hóa Giá trị

t Mức ý nghĩa Sig. Thống kê Collinearity B Sai số

chuẩn Beta VIF

(Hằng số) -2.320E- 17 .058 .000 1.000 X1 .307 .065 .307 4.716 .000 1.233 X2 .431 .062 .431 6.980 .000 1.105 X3 .179 .062 .179 2.892 .005 1.112 X4 .314 .062 .314 5.100 .000 1.103 X5 .212 .065 .212 3.279 .001 1.210 X6 .133 .066 .133 2.026 .045 1.257

Nguồn: khảo sát của tác giả (2016)

Hình 4.1: Biểu đồ Histogram và Scatterpot của hồi quy động lực cống hiến

Hệ số xác định hiệu chỉnh có ý nghĩa thống kêvà phản ánh dữ liệu có độ tin cậy cao. Ngoài ra, hệ số xác định hiệu chỉnh đạt 0,559 (> 0,5). Nghĩa là 6 yếu tố tác động và làm thay đổi động lực cống hiến của CBCC tới 55,9 %. 44,1 % còn lại là do các yếu tố khác tác động mà tác giả chưa đưa vào mô hình nghiên cứu.

Tất cả các giá trị t > 2, và mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05 có ý nghĩa thống kêvàdữ liệu giải thích được sự biến thiên của động lực cống hiến.

Các hệ số hồi quy dương. Điều này có nghĩa rằng các tác động của biến độc lập cùng một hướng với động lực cống hiến. Nhìn chung, kết quả mô hình là phù

hợp với thực tiễn tỉnh Đồng Nai và ý nghĩa thống kê. Nghĩa là chúng ta tác động vào 6 nhóm độc lập thì sẽ cải thiện động lực cống hiến của CBCC tỉnh Đồng Nai.

Với kết quả hồi quy cho thấy chỉ số Durbin - Watson stat = 1.807 cho biết không có hiện tượng tự tương quan. Theo nguyên tắc kinh nghiệm thì chỉ tiêu Durbin -Waston stat có giá trị trong khoảng từ 1 đến 3 là không có hiện tượng tự tương quan. Kết xuất từ phần mềm SPSS cho kết quả sai số ước lượng theo phân phối chuẩn vì độ lệch chuẩn (standard deviation) gần bằng 1.

Hệ số 10 > VIF > 1 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến trong phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.

Vậy ta có phương trình hồi quy đa biến như sau:

Y = -0,00 + 0,307X1 + 0,431X2 + 0,179X3 + 0,314X4 + 0,212X5 + 0,133X6

Tóm lại: Từ kết quả phân tích hai mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy: - Mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là “Động lực cống hiến” thì cho thấy các

nhân tố như: Vai trò của người lãnh đạo, Môi trường và điều kiện làm việc, Vai trò của người quản lý trực tiếp, Sự tự chủ trong công việc và Hệ thống đánh giá kết quả công việc đều có tác động tích cực lên “Động lực cống hiến” của CBCC; nhân tố “Mức độ quan liêu” cho thấy có tác động tiêu cực đến “Động lực cống hiến” của CBCC tỉnh. Trong đó, “quản lý trực tiếp” có vai trò quan trọng nhất với hệ số cao nhất 0,431; “hệ thống đánh giá kết quả công việc có hệ số cao thứ hai 0,314; “tự chủ công việc” là biến có hệ số thấp nhất 0,133.

Hình 4.2 bên dưới cho thấy các nhân tố tác động cùng chiều tới động lực cống hiến trong tổ chức công với mức ý nghĩa là 5%. Tuy nhiên, nhân tố mức độ quan liêu (MDQL) khi đặt giả thuyết là tác động tiêu cực tới động lực cống hiến của công chức tỉnh Đồng Nai. Nghĩa là mức độ quan liêu trong giải quyết các trình tự thủ tục theo nguyên tắc, làm giảm hiệu suất, mất niềm tin của người dân với các dịch vụ mà tổ chức đang cung cấp, làm ảnh hưởng đến sự niềm tin, sự hài lòng công việc thấp, trách nhiệm chưa cao, tìm kiếm lợi ích cho bản thân đi ngược lại với mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng của tổ chức. Nhưng, kết quả hồi quy cho thấy mức độ quan liệu ảnh hưởng cùng chiều đến động lực cống hiến của công chức tỉnh

Đồng Nai, điều này có thể được lý giải như sau: Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Đồng Nai đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã có những bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Mức độ quan liệu trong cán bộ công chức tỉnh Đồng Nai được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý được tôi luyện, trưởng thành qua thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần phụng sự nhân dân. Chính vì những lí do đó mà kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ quan liệu càng tăng thì động lực cống hiến của công chức tỉnh Đồng Nai ngày càng tăng. Đây cũng là nhược điểm của đề tài do dữ liệu khảo sát người trả lời không nhận diện được các thang đo từ nhân tố quan liêu dẫn đến kết quả không giống như kì vọng ban đầu.

Mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến động lực cống hiến trong khu vực công tỉnh Đồng Nai được điều chỉnh lại như sau:

n 4.2: Mô hình hiệu chỉn động lực cống hiến của công chức tỉn Đồng Nai

Quản lý trực tiếp (QLTT) Vai trò lãnh đạo

(VTLD)

Đánh giá công việc (DGCV) Mức độ quan liêu (MDQL) Động lực cống hiến trong tổ chức công Sự tự chủ công việc (TCCV) Điều kiện làm việc

(DKLV) β1 = 0.307 β2 = 0.431 β3 = 0.179 β4 = 0.314 β5 = 0.212 β6 = 0.133

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến động lực cống hiến của công chức tỉnh đồng nai (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)