Các biến kiểm soát chính và kỳ vọng dấu

Một phần của tài liệu Tác động tự do hóa tài khoản vốn đến bất bình đẳng thu nhập (Trang 45 - 49)

Thứ nhất: tự do hóa tài khoản vốn, kí hiệu: flib.

Đo lường tự do hóa tài khoản vốn tức là đo lường mức độ một quốc gia tiến hành các biện pháp kiểm soát vốn. Việc đo lường này khá phức tạp vì khó nhận diện cũng như lượng hóa được tất cả các biện pháp kiểm soát vốn của từng Chính phủ (vì trong thực tế một quốc gia có thể tuyên bố mở cửa thị trường bằng những chính sách này nhưng có thể kiểm soát lại dòng vốn bằng những biện pháp gián tiếp khác). Chỉ số độ mở tài khoản vốn được sử dụng phổ biến nhất hiện này đó là chỉ số KAOPEN được phát

các tác giả hồi quy các hệ số Gini từ dữ liệu S&D và thiết lập những đo lường về bất bình đẳng lương. Thứ ba, họ trích xuất các hệ số được mô tả từ mô hình hồi quy.

10 Dự án LIS bắt đầu vào năm 1983 dưới sự bảo trợ của chính phủ Luxembourg và Trung tâm Dân s ố, nghèo đói, và nghiên cứu chính sách (CEPS). Các số liệu điều tra có sẵn tại địa chỉ trang web là: http://www.lis.ceps.lu).

11 sử dụng thuật toán để chuẩn hóa các số liệu bất bình đẳng thu được từ nhiều nguồn trên thế giới (như Ngân hàng thế giới, dữ liệu thu nhập các nước OECD, dữ liệu các nước Mỹ La Tinh và Caribe…) trên bộ dữ liệu tiêu chuẩn từ LIS.

triển bởi Chinn và Ito (2008). Một lợi thế lớn của phương pháp đo lường này là nó nắm bắt cả sức mạnh và độ rộng của các biện pháp kiểm soát vốn. Hai tác giả kết hợp bốn nhóm chính của các hạn chế về tài khoản vốn theo báo cáo thường niên của IMF về Cơ chế tỷ giá và những hạn chế ngoại hối (AREAER) và chuyển chúng thành một thành phần phân tích chính. Bốn nhóm này là những hạn chế về giao dịch tài khoản vốn, sự hiện diện của nhiều tỷ giá hối đoái, hạn chế về giao dịch tài khoản vãng lai, và một chỉ số về các yêu cầu của sự từ bỏ doanh thu xuất khẩu. Mặc dù bốn loại chỉ ra độ rộng của những biện pháp kiểm soát vốn, Chinn và Ito (2008) lập luận rằng do kết hợp chúng, chỉ số của họ cũng là một chỉ số thích hợp cho sức mạnh của kiểm soát vốn. Giá trị KAOPEN càng cao cho thấy các quốc gia mở cửa hơn với những giao dịch vốn xuyên quốc gia. Mặc dù vậy, KAOPEN chỉ cho thấy một quốc gia về mặt pháp lý có tiến hành các chính sách kiểm soát vốn hay không. Tuy vậy, KAOPEN được nhiều nhà kinh tế đánh giá đã phản ánh được các mục tiêu chính sách quan trọng mà một quốc gia theo đuổi trong tiến trình tự do hóa tài chính. Lane và Milesi-Ferretti (2006) có đề xuất sử dụng độ mở tài khoản vốn trên thực tế. Chỉ số của Lane và Milesi-Ferretti đo lường khối lượng nợ và tài khoản nước ngoài trong cán cân thanh toán, cho thấy được mức độ kiểm soát vốn thực tế mà quốc gia đó đang theo đuổi. Một thước đo khác để đo lường tự do hóa tài khoản vốn trên thực tế là tính toán tỷ số dòng tài chính xuyên biên giới trong cán cân thanh toán quốc tế so với GDP. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng KAOPEN đại diện cho biến tự do hóa tài khoản vốn.

Như đã phân tích tại phần tổng quan lý thuyết, tác động của tự do hóa tài khoản vốn đến chỉ số bất bình đẳng thu nhập là chưa rõ ràng (về cả lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm). Tuy nhiên, với mô hình lý thuyết được xây dựng bởi Silke Bumann, Robert Lensink (2015) và mẫu nghiên cứu là các nước có thu nhập trung bình thấp – nơi mà hệ thống tài chính chưa phát triển, kỳ vọng dấu của mối quan hệ này là (+) (tự do hóa tài khoản vốn làm tăng bất bình đẳng thu nhập).

Thứ hai: độ sâu tài chính, kí hiệu: Findepth

Độ sâu tài chính thể hiện mức độ phát triển tài chính theo chiều sâu của một quốc gia, tức là tích lũy các tài sản tài chính nhanh hơn tích lũy các tài sản phi tài chính

(Kitchen, 1995). Có rất nhiều thước đo để đo lường độ sâu tài chính của một quốc gia. Mc. Kinnon (1973) sử dụng tỷ số M3/GNP để đo lường độ sâu tài chính, trong khi đó nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng tỷ số M2/GNP để đo lường độ sâu tài chính tại các nước đang phát triển. Trên thực tế thì các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng các thước đo khác nhau một cách linh hoạt phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Ví dụ trong nghiên cứu của Goldsmith (1969), tác giả sử dụng thước đo tỷ lệ tài sản của trung gian tài chính/GDP. Hay trong bài nghiên cứu của King và Levine (1993), hai tác giả đã sử dụng bốn thước đo phát triển tài chính bao gồm:

- M3/GDP.

- Tỷ số giữa tiền gửi Ngân hàng cho khoản tín dụng nội địa so với tiền gửi Ngân hàng công tín dụng nội địa của Ngân hàng trung ương.

- Tỷ lệ các khoản tín dụng của khu vực tư nhân phi tài chính so với tổng mức tín dụng nội địa.

- Tỷ lệ các khoản tín dụng của khu vực tư nhân phi tài chính so với GDP. Nhiều bài nghiên cứu sử dụng tỷ số M2/GDP làm thước đo độ sâu tài chính. Tuy nhiên, đây chưa phải là một thước đo tốt do M2 chủ yếu phản ánh khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán của Ngân hàng hơn là sự chuyển giao vốn giữa người cho vay sang người vay. Do đó M3 được sử dụng thay thế. M3 thông thường phản ảnh những khoản vay của Ngân hàng nên là thước đo tốt hơn, tuy nhiên M3 cũng bao gồm M2 nên chất lượng đo lường vẫn bị ảnh hưởng. Một chỉ số khác để đo lường biến số này và đã nhận được rất nhiều sự chú ý trong nghiên cứu thực nghiệm trong vấn đề này là tín dụng tư nhân/GDP. Cụ thể hơn, nó được định nghĩa là tín dụng tư nhân trong

nước/tiền gửi thực của các Ngân hàng chia cho GDP (tính bằng đồng nội tệ)12. Tín dụng tư nhân, do đó, không bao gồm tín dụng cấp cho các chính phủ, các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp công, và cũng không bao gồm tín dụng được cho vay bởi các Ngân hàng trung ương. Chỉ số tổng tài sản ngân hàng/GDP cũng là một trong những thước đo độ sâu tài chính được sử dụng. Chỉ số này được coi là thước đo toàn diện hơn về kích thước, bởi vì nó không chỉ bao gồm tín dụng cho khu vực tư nhân, mà còn tín dụng khu vực nhà nước. Tuy nhiên, chỉ số này khó đo lường, thiếu dữ liệu của nhiều quốc gia và ít được sử dụng rộng rãi.

Theo mô hình lý thuyết của Silke Bumann and Robert Lensink (2015), độ sâu tài chính thể hiện mức độ một nhà đầu tư có thể đi vay dựa trên thu nhập của mình. Như vậy, thước đo tín dụng tư nhân/GDP là thước đo phù hợp nhất cho mô hình này. Do đó, tác giả đề xuất sử dụng chỉ số tín dụng tư nhân/GDP để đại diện cho biến độ sâu tài chính như bài nghiên cứu gốc.

Mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và bất bình đẳng thu nhập ít được nghiên cứu riêng lẻ mà chủ yếu là những nghiên cứu tác động tổng thể của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập. Về lý thuyết, tác động của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập được chia thành 2 xu hướng chính. Một xu hướng cho rằng mối quan hệ này là phi tuyến tính và có hình chữ U ngược. Greenwood và Jovanovic (1990) cho rằng ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chỉ có những người giàu có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính, dẫn đến sự bất bình đẳng thu nhập lớn hơn; khi nền kinh tế phát triển, hệ thống tài chính mở rộng, người nghèo cũng có thể tiếp cận các dịch vụ và lợi ích của hệ thống tài chính và sẽ làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Xu hướng thứ 2 cho rằng tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa phát triển tài chính và bất bình đẳng thu nhập.

Galor và Zeira (1993), Galor và Moav (2004) cho rằng độ sâu tài chính giúp giảm bớt những hạn chế trong tín dụng, giúp những người nghèo tiếp cận vốn dễ dàng hơn

12 Theo WB

và góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập. Mặc dù lý thuyết cung cấp những kết luận trái ngược nhau về mối quan hệ giữa phát triển tài chính góp phần làm giảm đói nghèo và bất bình đẳng thì hầu hết những nghiên cứu thực nghiệm lại cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa hai yếu tố này. Gần đây nhất phải kể đến bài nghiên cứu của Sami Ben Naceur và RuiXin Zhang (2016), sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 143 quốc gia trong giai đoạn 1961 – 2011, hai tác giả đã tìm thấy rằng phát triển tài chính làm giảm bất bình đẳng thu nhập tại các quốc gia nghiên cứu. Hay trong bài nghiên cứu của

Ang (2010) khi nghiên cứu tự do hóa tài chính và bất bình đẳng tại Ấn Độ cũng tìm thấy tác động ngược chiều của phát triển tài chính và bất bình đẳng thu nhập. Từ những phân tích trên, tác giả kỳ vọng dấu của mối quan hệ này là (-).

Một phần của tài liệu Tác động tự do hóa tài khoản vốn đến bất bình đẳng thu nhập (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)