0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp trước mắt, đồng thời chuẩn bị tiền đề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂ (Trang 93 -107 )

đất nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp trước mắt, đồng thời chuẩn bị tiền đề cho bước phát triển mới của dân tộc

Xây dựng kinh tế trong kháng chiến, trong đó có lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất là một trong những lĩnh vực quan trọng thực hiện nhiệm vụ kiến quốc. Chúng ta chỉ có thể đánh thắng thực dân Pháp xâm lược khi làm tốt cả hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Việc xây dựng, củng

cố và phát triển chế độ từng bước vững mạnh về mọi mặt không chỉ góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến mau chóng thắng lợi, mà còn là quá trình từng bước thực hiện mục tiêu cơ bản lâu dài xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam. Trên lĩnh vực kinh tế Đảng ta xác định:

Xây dựng kinh tế dân chủ nhân dân Việt Nam, tức là trước hết phát triển kinh tế kháng chiến để thắng quân địch, làm cho nước Việt Nam từ trình độ một nước nông nghiệp trở thành một nước kỹ nghệ và tạo điều kiện để xây dựng nền móng cho chủ nghĩa xã hội sau này [27, tr.106-107].

Những quan điểm trên của Đảng cho thấy rõ ràng mục đích của việc xây dựng và phát triển kinh tế trong kháng chiến, từ đó nó định hướng cho việc thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và các địa phương trong kháng chiến. Quan điểm của Đảng xuất phát từ việc nhận thức đúng đắn nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng không ngừng. Đó là, với một nước chậm phát triển như nước ta, phải thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, để giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân và thực hiện một số nội dung dân chủ, để chuẩn bị những tiền đề cho xây dựng CNXH sau này.

Trong kháng chiến, sản xuất nông nghiệp được Đảng và Chính phủ đặc biệt coi trọng, các biện pháp tích cực nhằm nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp, cứu đói cho dân, phát động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhờ đó chỉ một thời gian ngắn sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nạn đói đã được đẩy lùi, sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng đáp ứng nhu cầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc lâu dài sau này.

Cuộc kháng chiến càng phát triển thì nhu cầu cung cấp nhân lực, vật lực ngày một to lớn, đòi hỏi sự gắng sức của tất cả nhân dân, tất cả các lĩnh vực của Nhà nước, nhưng nguồn cung cấp chính vẫn từ kinh tế nông nghiệp, chính nơi đây là nguồn cung cấp chính lương thực, bộ đội, dân công cho chiến trường. Theo báo cáo của Chính phủ thì tổng số thu từ thuế nông nghiệp các năm từ năm 1951 đến 1954 như sau: Năm 1951, nguồn thu từ thuế nông nghiệp chiếm 86,2%; năm 1952 chiếm 77%. Năm 1953 chiếm 71,2%; năm 1954 chiếm 54,7% [3, tr.457].

Như vậy, cho dù vào những năm cuối của cuộc kháng chiến, khi cuộc kháng chiến nước ta đã phá được thể bao vây bên ngoài, đã đặt quan hệ ngoại giao với các nước XHCN, dân chủ nhân dân, đã có điều kiện nhận các nguồn viện trợ từ bên ngoài, thì nguồn thu từ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các nguồn thu của Nhà nước.

Trên cơ sở phân tích khoa học, sâu sắc đặc điểm kinh tế, xã hội, nông thôn nông nghiệp nước ta, Đảng nhận thức rõ vấn đề ruộng đất cho nông dân với việc phát triển sản xuất nông nghiệp, để phục vụ nhu cầu trước mắt của cuộc kháng chiến và lâu dài sau này. Nếu giải quyết tốt vấn đề ruộng đất và một số biện pháp tích cực khác phù hợp với mục tiêu số một là chống đế quốc và tay sai, thì mới có thể vận động được nông dân, một lực lượng đông đảo, có tính quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, mà không làm hại đến Mặt trận đoàn kết toàn dân, chống thực dân xâm lược.

Từ nhận thức đúng đắn trên, Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực thi một loại các chính sách ruộng đất nhằm "đánh đổ dần dần" uy thế về kinh tế và chính trị của địa chủ, đáp ứng đúng nhu cầu đòi hỏi phát triển của cuộc kháng chiến.

Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất ngoài việc trực tiếp đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến, còn nhằm chuẩn bị các tiền đề cho xây dựng đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi. Trong sản xuất nông nghiệp, một mô hình sản xuất mới là tổ đổi công, hợp tác xã lần lượt ra đời nhằm mục đích đoàn kết nông dân, phát huy truyền thống tương thân tương ái trong nhân dân, chăm lo thiết thực đời sống cho nông dân nói chung và với những gia đình có con em chiến đấu hy sinh ngoài chiến trường, động viên thanh niên nhập ngũ, dân quân du kích, thanh niên xung phong phục vụ chiến trường. Mô hình tổ đổi công, hợp tác xã là rất tiến bộ lúc đó, mặc dù còn có hạn chế do điều kiện chiến tranh, nhưng nó đã để lại các kinh nghiệm cho việc xây dựng hợp tác xã sau này.

Trong sản xuất nông nghiệp, Chính phủ đã quan tâm đến cải tiến kỹ thuật như: giống, cây con, công cụ lao động, phân bón, các biện pháp gieo trồng. Chính phủ đã thành lập một số trường đào tạo cán bộ kỹ thuật cho trồng trọt và chăn nuôi,

thành lập một số cơ sở nghiên cứu phục vụ sản xuất nông nghiệp, mở một số nhà máy sản xuất phân bón. Với tư cách là một lĩnh vực kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân lúc bấy giờ, Đảng và Chính phủ đã thành lập các cơ quan lãnh đạo sản xuất nông nghiệp từ Trung ương đến cơ sở, với đội ngũ cán bộ khuyến nông nhiệt tình cách mạng và bước đầu được trang bị khoa học kỹ thuật.

Trên lĩnh vực thực hiện chính sách ruộng đất, Đảng và Chính phủ đã thực hiện một bước quan trọng đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại quyền lợi thực sự về ruộng đất cho nông dân, đó là thực hiện một số đợt cải cách ruộng đất trong kháng chiến. Mặc dù sau này đánh giá cải cách ruộng đất là không cần thiết vì nó mắc phải một số sai lầm, hạn chế. Nhưng thành tựu không thể phủ nhận được đó là: cải cách ruộng đất đã làm thay đổi quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn nước ta, làm thay đổi căn bản địa vị nông dân, đã đưa họ lên làm chủ ruộng đất và quá trình sản xuất. Từ đó nông dân lao động đã thấy rõ chính Đảng ta và chế độ ta đã đem lại ruộng đất cho họ. Sức sản xuất to lớn ở nông thôn đã được giải phóng, quan hệ sản xuất ở nông thôn đang đổi mới, do đó sức sản xuất nông nghiệp bước đầu được đẩy mạnh, đời sống nông dân bước đầu được cải thiện, mở đường cho công thương nghiệp phát triển và góp phần quan trọng vào công cuộc củng cố miền Bắc, phát triển kinh tế và văn hóa của nước nhà.

Chín năm kháng chiến, mặc dù gặp nhiều khó khăn, một chế độ mới đã trở thành hiện thực ở vùng tự do và đã phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến kiến quốc, thể hiện tính hơn hẳn so với chế độ phong kiến, đế quốc. Trong chế độ mới ấy, một nền kinh tế dân chủ nhân dân đã từng bước được xây dựng, trong đó có kinh tế nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp và đi liền với nó là việc thực hiện chính sách ruộng đất đã được Đảng ta thực hiện thành công, phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến, và để lại những tiền đề cần thiết cho công cuộc xây dựng miền Bắc sau giải phóng.

Kết luận

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945-1954) do Đảng lãnh đạo đã giành được thắng lợi. Thực dân Pháp thất bại

thảm hại, phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chính quyền dân chủ nhân dân thành lập sau Cách mạng Tháng Tám được bảo vệ vững chắc. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, có đủ các điều kiện để quá độ đi lên xây dựng CNXH, trở thành căn cứ địa cho cả nước, cung cấp nhân vật lực cho công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc sau này.

Chiến thắng vĩ đại, đầy tự hào mà dân tộc ta giành được, là tổng hợp từ nhiều yếu tố, trong đó có đóng góp trực tiếp từ lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất đúng đắn của Đảng. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất đã cho phép huy động sự đóng góp tối đa của nhân dân, phát huy nội lực vốn có cao nhất của dân tộc, cô lập cao độ kẻ thù xâm lược, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng.

Tư tưởng xuyên suốt trong lãnh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến đó là Đảng ta coi trọng việc khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp, coi kinh tế nông nghiệp là "chủ đạo", "then chốt", "quyết định" đối với các lĩnh vực kinh tế khác. Đảng đã đề ra một loạt các chủ trương, chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp phát triển, trong đó đặc biệt chú trọng việc thực hiện phù hợp chính sách về ruộng đất.

Những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến, Đảng đã tập trung khôi phục và xây dựng kinh tế nông nghiệp để phục vụ cuộc kháng chiến trường kỳ. Thực hiện các biện pháp tích cực để sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được khôi phục và phát triển, từng bước đấu tranh để giảm bớt sự bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến, thực hiện bước đầu cải cách dân chủ, tạo điều kiện tác động trở lại đối với sản xuất nông nghiệp.

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng gần đến ngày giành thắng lợi, lại càng đòi hỏi sự đóng góp lớn lao của nhân dân, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng lớn của cuộc kháng chiến, kinh tế nông nghiệp tiếp tục được Đảng chú trọng phát triển. Đảng đã đề ra một loạt các chủ trương, chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển như: Chú trọng công tác thủy lợi, chống thiên tai, địch họa, chính sách thuế nông nghiệp, các chính sách khuyến khích sản xuất, đặc biệt là Đảng đã thực

hiện các chính sách cải cách dân chủ dần dần, để từng bước đem lại quyền lợi về ruộng đất một cách thực sự cho nông dân, từ đó tạo ra niềm tin tưởng, phấn khởi cho nông dân, kích thích họ hăng say tăng gia sản xuất, đóng góp ngày một lớn cho cuộc kháng chiến.

Đảng đã lãnh đạo thành công phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, thực hiện chủ trương của Đảng, chúng ta đã mắc phải một số hạn chế, sai lầm trong việc thực hiện cải cách ruộng đất trong kháng chiến, đã phần nào làm giảm các thành quả đạt được.

Thắng lợi của phát triển kinh tế nông nghiệp và việc thực hiện các chính sách ruộng đất đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Đồng thời, thắng lợi này còn tạo cơ sở thuận lợi cho việc xây dựng miền Bắc sau khi được giải phóng. Mặt khác, sự lãnh đạo thành công và cả những hạn chế, sai lầm của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất trong những năm kháng chiến đã để lại những kinh nghiệm quý giá cho Đảng trong lãnh đạo sản xuất nông nghiệp và thực hiện các chính sách ruộng đất sau này.

Công cuộc đổi mới được Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ 1986, đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài trầm trọng, từ đó nâng cao vị thế của dân tộc. Chuyển nước ta sang một chặng đường mới của thời kỳ quá độ: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Những thành tựu trên có nhiều nhân tố tác động, trong đó có những kinh nghiệm được kế thừa từ việc Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện các chính sách về ruộng đất trong kháng chiến chống Pháp.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1981), Lịch sử Đảng Cộng sản

Việt Nam, sơ thảo, tập 1, 1920-1954, Nxb Sự thật, Hà Nội.

2. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) thắng lợi và bài học, Nxb

3. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - thắng lợi và bài học, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Biên tập lịch sử nông nghiệp Việt Nam (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Ban Chấp hành Đảng bộ Thanh Hóa (1991), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (sơ thảo), tập 1, 1930-1954, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa.

6. Ban Chấp hành Đảng bộ Thái Bình (1999), Lịch sử Đảng bộ Thái Bình (1927-1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Bắc thái (1980), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, tập 1 (sơ thảo).

8. Nguyễn Khánh Bật (chủ biên) (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân đội Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

10. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân đội Việt Nam (1999), Mấy vấn đề chỉ

đạo chiến lược trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975),

Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

11. Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp (1959), Vấn đề dân cày, Nxb Sự thật, Hà

Nội.

12. Trường Chinh (1967), Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb Sự thật, Hà Nội. 13. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân chủ nhân dân ở Việt Nam, tập 1,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

14. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân chủ nhân dân ở Việt Nam, tập 2,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

15. Nguyễn Sinh Cúc (1995), Nông nghiệp Việt Nam 1945-1995, Nxb Thống kê, Hà Nội.

16. Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam (1958), tập I, Nxb Sự

thật, Hà Nội.

17. Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam (1959), tập II, Nxb

18. Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam (1959), tập II, Nxb

Sự thật, Hà Nội.

19. Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam (1959), tập IV, Nxb

Sự thật, Hà Nội.

20. Lê Duẩn (1965), Giai cấp vô sản và vấn đề nông dân trong cách mạng Việt

Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2 (1930),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7 (1940-

1945), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8 (1945-

1947), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9 (1948),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 10 (1949),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 11 (1950),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12 (1951),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 13 (1952),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14 (1953),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15 (1954),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 17 (1956),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21 (1960),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂ (Trang 93 -107 )

×