Phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm cuối cuộc kháng chiến

Một phần của tài liệu LUẬN văn đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến chống thực dâ (Trang 49 - 70)

hoàn toàn (1951-1954)

2.1. Phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm cuối cuộc kháng chiến chiến

Từ năm 1950, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã giành được những thắng lợi to lớn về chính trị, ngoại giao và quân sự. Sức mạnh và uy tín của nước Việt Nam được tăng lên rõ rệt.

Trên bình diện quốc tế, hệ thống XHCN đã được củng cố và tăng cường về mọi mặt, thắng lợi của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô, khôi phục và phát triển kinh tế ở Trung Quốc và các nước Đông Âu.

Lúc này phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, với ngọn cờ đầu là cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Đầu năm 1950 Liên Xô và các nước XHCN đã thiết lập quan hệ ngoại giao và ủng hộ cho cuộc kháng chiến của nước ta cả về tinh thần và vật chất.

Sau chiến dịch Biên giới năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới, từ thế bị động trước đây, chúng ta đã chuyển sang thế tiến công địch, chủ động mở các chiến dịch lớn đánh vào những nơi mà trước đây là thế mạnh của địch.

Trên lĩnh vực xây dựng và củng cố chính quyền, chính quyền nhà nước được củng cố, Mặt trận và các đoàn thể được mở rộng và củng cố nhằm tập hợp tất cả các lực lượng yêu nước trong nước cho cuộc kháng chiến và cô lập cao độ kẻ thù.

Về công tác xây dựng Đảng, mặc dù Đảng đã đi vào hoạt động bí mật để phù hợp cho việc lãnh đạo kháng chiến, nhưng các tổ chức Đảng tiếp tục được kiện toàn và phát triển, số lượng đảng viên mới được kết nạp không ngừng tăng lên, đáp ứng đòi hỏi của cuộc kháng chiến.

Trên mặt trận kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, nền kinh tế dân chủ nhân dân, độc lập tự chủ từng bước được xây dựng và phát triển mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu cho nhân dân và bộ đội trong kháng chiến và chuẩn bị các tiền đề cần thiết cho việc xây dựng sau này.

Những thành tựu trên về các mặt là những thuận lợi hết sức cơ bản và quan trọng khi cuộc kháng chiến bước vào thời kỳ mới, nhưng những khó khăn dưới đây là hết sức to lớn, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta.

Đế quốc Mỹ tăng cường chạy đua vũ trang, lập ra khối Bắc Đại Tây Dương (Nato) tháng 9-1949, đẩy mạnh cuộc chiến tranh lạnh, tiếp tay cho các nước đế quốc khác trong cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Tại chiến trường Đông Dương, Mỹ viện trợ quân sự cho Pháp nhằm tiếp tục duy trì cuộc chiến tranh và tìm cách hất cẳng Pháp sau này. "Năm 1951, viện trợ Mỹ chiếm 19% ngân sách chiến tranh, năm 1952 chiếm 35%, năm 1953 chiếm 43%, năm 1954 chiếm 73%" [38, tr.85].

Được Mỹ viện trợ, Pháp đã kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược, tập trung lực lượng phòng ngự và bình định vùng tạm chiếm, nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời chuẩn bị mở các cuộc phản công với hy vọng giành lại quyền chủ động chiến lược đã bị mất ở chiến trường Bắc Bộ. Thực dân Pháp xây dựng tuyến công sự phòng ngự bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm đối phó với chủ lực của quân đội ta và ngăn chặn ta đưa nhân lực, vật lực ra vùng tự do, tiến hành "chiến tranh tổng lực", bình định vùng bị chiếm và vùng du kích, phá hoại vùng căn cứ hậu phương và chuẩn bị tiến công ra vùng tự do.

Những âm mưu mới của địch đã đặt ra những khó khăn hết sức to lớn cho cuộc kháng chiến. Để đưa cuộc kháng chiến đi tới thắng lợi hoàn toàn, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Trên lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp phải tập trung phát huy các thành quả đã đạt được ở giai đoạn trước, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu to lớn của nhân dân và chiến trường.

Tháng 2 năm 1951, Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng đã được triệu tập. Đại hội đã thảo luận và thông qua "Báo cáo chính trị" do Chủ tịch Hồ Chí

Minh trình bày, báo cáo "Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân

dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội" do Trường Chinh đọc, thông qua Tuyên ngôn,

chính cương và điều lệ mới của Đảng. Đại hội đã quyết định tách ra từ Đảng Cộng sản Đông Dương thành ba đảng cho mỗi nước trên bán đảo Đông Dương. ở Việt Nam, Đại hội đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam và ra hoạt động công khai, đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi.

Trong báo cáo của đồng chí Trường Chinh đọc tại Đại hội, sau khi đánh giá tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ hai; những tác động của tình hình thế giới đến cách mạng Việt Nam cả những mặt khó khăn và thuận lợi. Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh đến xu thế tiến công của cách mạng lúc này; phong trào giải phóng thuộc địa và nửa thuộc địa ngày càng sôi nổi và quyết liệt. Báo cáo đã xác định tính chất xã hội Việt Nam và cách mạng Việt Nam, từ đó chỉ ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam lúc này là:

a) Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, làm cho Việt Nam hoàn toàn thống nhất và độc lập (phản đế).

b) Xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân (phản phong kiến).

c) Gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội [27, tr.75].

Báo cáo tiếp tục khẳng định lại những quan điểm về kinh tế ở nước ta đã được đề cập từ các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương trước đây, đó là nền kinh tế dân chủ nhân dân. Kinh tế dân chủ nhân dân là kinh tế của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Kinh tế dân chủ nhân dân Việt Nam gồm những bộ phận như sau: bộ phận kinh tế nhà nước gồm những xí nghiệp do nhà nước kinh doanh; bộ phận hợp tác xã gồm những tổ chức kinh tế do hợp tác xã kinh doanh, bộ phận kinh tế nhỏ tức kinh tế của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, bộ phận kinh tế tư bản tư nhân gồm những xí nghiệp của tư sản dân tộc. Ngoài ra, còn bộ phận tư bản nhà nước gồm những xí nghiệp do tư bản tư nhân cùng chung vốn với nhà nước kinh doanh, hoặc

các xí nghiệp và tài nguyên của Nhà nước nhượng cho tư nhân kinh doanh có điều kiện.

Kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã họp thành bộ phận xã hội khác và phải đóng một vai trò quyết định trong nền kinh tế quốc gia. Xây dựng kinh tế dân chủ nhân dân Việt Nam, tức là trước hết phát triển kinh tế kháng chiến để thắng quân địch, làm cho nước Việt Nam từ trình độ một nước nông nghiệp trở thành một nước kỹ nghệ và tạo điều kiện để xây dựng nền móng cho chủ nghĩa xã hội sau này [27, tr.106-107].

Nhiệm vụ cơ bản quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam lúc này là phải đánh đổ thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, bảo vệ vững chắc thành quả Cách mạng Tháng Tám. Muốn thắng địch về quân sự, chính trị, phải có một cơ sở kinh tế vững chắc, phải phát triển kinh tế kháng chiến nhằm mục đích làm cho quân và dân ta đủ ăn, đủ mặc, có súng, có đạn để đánh lâu và giành thắng lợi quyết định. Vì vậy:

Nhiệm vụ trọng tâm về kinh tế của ta lúc này là đẩy mạnh tăng gia sản xuất nông nghiệp. Động viên toàn dân thi đua canh tác, cải cách ruộng đất dần dần để bồi dưỡng lực lượng cho nông dân lao động; giúp thêm phương tiện cho họ. Đồng thời, khuyến khích phú nông mở mang nông nghiệp, phát triển các hội đổi công, hợp công và hợp tác xã để hợp lý hóa việc sử dụng nhân công, nâng cao mức sản xuất. Mở mang công tác thủy nông và bảo vệ đê điều để phòng hạn, phòng lụt. Tích cực bảo vệ mùa màng chống địch phá hoại [27, tr.127].

Trong báo cáo về kinh tế tài chính đọc tại Đại hội, Đảng tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng số một của sản xuất nông nghiệp trong kháng chiến, xác định "sản xuất nông nghiệp là nền tảng của kinh tế kháng chiến" [27, tr.327] và để phát triển kinh tế nông nghiệp, phải tạo các điều kiện ở mức độ tốt nhất cho nó, đó là: phải vận động toàn dân tăng gia sản xuất, tăng gia khai hoang; thực hiện các chính sách tín dụng giúp đỡ nông dân tiền vốn, thóc giống, trâu bò, dụng cụ, để bảo đảm cho nông dân không bị lệ thuộc quá chặt chẽ vào giai cấp địa chủ phong kiến, cần thực hiện các biện pháp về kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện cuộc kháng chiến; tổ chức các Hội nghị chuyên môn nghiên cứu về kỹ thuật nông nghiệp, hội nghị tuyên dương sản xuất nông nghiệp điển hình. Phải đẩy

mạnh phong trào hợp tác xã với các hình thức phù hợp để tập hợp sức sản xuất trong nông nghiệp. Cần phải xây dựng và kiện toàn tổ chức nông hội ở các địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức nông hội với chính quyền và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, thực hành đường lối chính sách của Đảng ở nông thôn.

Như vậy, Đảng tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp trong phục vụ kháng chiến. Đảng đề ra các chủ trương và biện pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp một cách đồng bộ, toàn diện, kịp thời đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến đặt ra.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội II, các cấp ủy Đảng đã tích cực chỉ đạo phát triển kinh tế, trong đó có lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày một to lớn của cuộc kháng chiến; trong khi thực dân Pháp mở rộng cuộc tiến công tổng lực, thực hiện âm mưu "dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". Tại Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 1 (khóa II), tháng 3-1951, Đảng tiếp tục khẳng định: Do cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ, ta phải ra sức mở mang kinh tế tài chính để bồi dưỡng sức dân và cung cấp cho nhu cầu quân đội. Hiện nay, nhiệm vụ đó đã trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng, và có giải quyết được những khó khăn trước mắt về kinh tế tài chính, ta mới có thể làm cho cuộc kháng chiến thuận chiều tiến tới thắng lợi [27, tr.511].

Trước đòi hỏi to lớn của chiến trường và sự chống phá quyết liệt của địch nên một vài nơi chúng ta gặp khó khăn về lương thực, cho nên:

"a) Ngay bây giờ, phải trồng mầu, chăm lo vụ chiêm, tăng gia sản xuất các thứ lương thực để đảm bảo sự cung cấp cho nhân dân và bộ đội trong những ngày giáp hạt.

b) Chuẩn bị mọi mặt, làm cho mùa sắp tới thực sự là "vụ mùa thắng lợi" [27, tr.512].

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển cần phải có các biện pháp tích cực hỗ trợ. Trên tinh thần đó Trung ương đã nhắc nhở các cấp cần chú ý các điểm sau đây: Khi động viên dân công thực hiện phục vụ cuộc kháng chiến không được hại đến sự sản xuất của nhân dân, của nông thôn. Sử dụng dân công phù hợp để tránh mất thời giờ. Về chi ngân sách phải tập trung chi vào các lĩnh vực thực sự cần thiết trong đó có sản xuất nông nghiệp. Chính phủ cần phải chấn chỉnh lại chế

độ thuế khóa cho phù hợp, giản đơn hơn, bỏ những thứ không cần thiết thực hiện việc thống nhất chế độ thuế khoá.

Tháng 10-1951, Hội nghị lần thứ 2 của BCHTW Đảng (khóa II) được triệu tập, Hội nghị đã đánh giá việc thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 1. Về kinh tế tài chính: Trong sáu tháng qua, tình hình kinh tế tài chính có nhiều khó khăn, nhưng chúng ta đã cố gắng nhiều và đã thu được thành tích đầu tiên khá tốt. Trong sản xuất nông nghiệp đã tập trung lực lượng từ Liên khu VI trở ra vào công tác thu thuế nông nghiệp. Dù vậy trong sản xuất nông nghiệp còn mắc phải những hạn chế, Hội nghị đã thẳng thắn chỉ ra các khuyết điểm còn mắc phải sau:

- Việc tăng gia sản xuất nhất là việc thực hiện "mùa thắng lợi" không được chú trọng đầy đủ khắp nơi.

- Phong trào thi đua ái quốc chưa đều và mạnh (về sản xuất và các mặt khác). - Việc huy động và tổ chức dân công đã vấp nhiều lỗi lầm và lãng phí. - Công tác vận tải còn thiếu sót nhiều.

- Chưa thiết thực giúp đỡ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ [27, tr.574]. Trên cơ sở đánh giá các mặt còn hạn chế trên trong sản xuất nông nghiệp, Hội nghị đề ra các nhiệm vụ cần kíp phải làm sau: "Trong mấy tháng tới, thuế nông nghiệp là một công tác rất trọng yếu của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc đến miền Nam Trung Bộ; các Liên khu phải thu thuế nông nghiệp đúng chính sách để thực hiện nhiệm vụ" [27, tr.579-580] để đảm bảo cho nhu cầu của Nhà nước phục vụ chiến trường. Hội nghị nhấn mạnh các biện pháp để phát triển sản xuất; cần phải giải quyết các vấn đề về: giá cả, nguyên liệu, công cụ sản xuất, nhân công, tín dụng. Cần phải kiện toàn các cơ quan phát triển sản xuất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, Hội nghị Trung ương lần thứ 1 (tháng 3-1951), Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (tháng 10- 1951), Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân khắc phục thiên tai, sự phá hoại của thực dân Pháp, tăng gia sản xuất phát triển kinh tế nông nghiệp để chi viện ngày càng lớn hơn cho cuộc kháng chiến.

Trước sự tấn công tàn phá quyết liệt của địch nhằm thực hiện cuộc chiến tranh tổng lực, thực hiện âm mưu "dùng người Việt trị người Việt, "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", đã gây cho cuộc kháng chiến của ta những khó khăn nhất định, nhất là trên các lĩnh vực kinh tế trong đó có sản xuất nông nghiệp. Lúc này để đưa sản xuất phát triển đáp ứng ngày một to lớn nhu cầu của cuộc kháng chiến đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, phải dấy lên một phong trào thi đua trong toàn quốc.

Tháng giêng Tân Mão, tức tháng 2 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "thư gửi nông dân thi đua canh tác", trong đó Người khẳng định những kết quả nói chung đã đạt được trong kháng chiến, nêu rõ nhiệm vụ của nông dân; Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

"Muốn đánh thắng thì quân và dân ta phải ăn no. Muốn ăn no thì phải có nhiều lương thực. Muốn nhiều lương thực thì phải cày cấy nhiều, phải chịu khó bón phân làm cỏ.

"Thực túc thi binh cường".

Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào ở hậu phương phải thi đua tăng gia sản xuất.

Ruộng rẫy là chiến trường Cày cuốc là vũ khí

Nhà nông là chiến sĩ

Hậu phương thi đua với tiền phương

Thí dụ: Mùa năm ngoái được 10 tạ, mùa năm nay ta phải làm cho được 12, 13 tạ. Mùa năm nay phải là một mùa thắng lợi [58, tr.178].

Phong trào thi đua ái quốc hưởng ứng kêu gọi của Hồ Chủ tịch, thực tế đã đem lại niềm phấn khởi trong nhân dân lao động, nó không chỉ có tác động tích cực trong sản xuất nông nghiệp mà còn tác động tích cực đến các ngành kinh tế khác. Mặc dù lúc này thực dân Pháp thường tập trung lực lượng để thi hành chính sách càn quét và khủng bố, nhưng nhân dân rất tin tưởng; nhiều địa phương đã làm

Một phần của tài liệu LUẬN văn đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến chống thực dâ (Trang 49 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)