Đấu tranh giảm bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến, bước đầu thực hiện chính sách ruộng đất

Một phần của tài liệu LUẬN văn đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến chống thực dâ (Trang 30 - 49)

thực hiện chính sách ruộng đất

Nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được khôi phục và phát triển, đáp ứng được các đòi hỏi của cuộc kháng chiến sau này, ngoài một loạt các chủ trương, biện pháp của Đảng và Chính phủ trực tiếp tác động vào sản xuất nông nghiệp, thì vấn đề thực hiện chính sách ruộng đất là hết sức quan trọng. Thực hiện đúng đắn các chính sách ruộng đất có tác dụng mạnh mẽ đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và cao hơn nữa đây chính là nội dung dân chủ chủ yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng ta lãnh đạo. Việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân ở mức độ nào đều gắn liền với quá trình thắng lợi của cách mạng, sự thắng lợi từng bước của cách mạng, yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong tình hình chính quyền cách mạng mới thành lập, nhiều nhiệm vụ cấp bách cần phải được thực hiện lúc bấy giờ, cho nên chính quyền cách mạng chưa thể thực hiện triệt để ngay một lúc và mọi nơi các chính sách cải cách dân chủ đã được ghi trong Chương trình của Mặt trận Việt Minh. Tuy nhiên, những cải cách từng phần đã được thực hiện dưới chính quyền dân chủ nhân dân. Tại Hội nghị cán bộ Bắc Kỳ của Đảng ngày 10 và 11-9-1945 đã xác định: "Việc tịch thu của Việt hay Pháp gian (tài sản) phải thi hành cho đúng đắn" [23, tr.9] và thực hiện việc chia ruộng đất cho dân cày, còn những đồn điền, ruộng đất không phải của Việt gian thì phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh giảm một phần địa tô.

Như vậy, vấn đề thực hiện chính sách ruộng đất cho nông dân, đã được Đảng ta thực hiện ngay từ khi vừa giành được chính quyền, với việc thực hiện tịch thu ruộng đất và tài sản của các thế lực phản động, nhưng chưa thực hiện ngay với tất cả giai cấp địa chủ phong kiến nói chung để đảm bảo tốt cho việc xây dựng Mặt trận đoàn kết toàn dân tộc chống lại thực dân Pháp đang lăm le quay trở lại xâm lược lúc bấy giờ.

Thực hiện đường lối của Đảng, chính quyền cách mạng đã tịch thu những đồn điền, ruộng đất của bọn Việt gian và thực dân Pháp chia cho nông dân tá điền. Nhờ đó, yêu cầu về ruộng đất của nông dân ở những nơi này đã bước đầu được giải quyết. Nông dân ở những vùng nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền cách mạng đã đấu tranh đòi chia lại công điền cho công bằng, hợp lý, ở nhiều nơi đã bước đầu gạt bỏ được sự lũng đoạn lâu đời của giai cấp địa chủ phong kiến: Phong trào đấu tranh đòi giảm tô đã lan ra nhanh chóng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Trước khí thế đấu tranh của nông dân, giai cấp địa chủ phong kiến đã phải thực hiện bước đầu các yêu sách, một số địa chủ yêu nước ủng hộ cách mạng, nhưng một bộ phận lớn địa chủ ngoan cố chống lại phong trào của quần chúng. Thực tế đó, do điều kiện của chính quyền cách mạng lúc bấy giờ còn phải tập trung vào những nhiệm vụ cấp bách để bảo vệ chính quyền cách mạng, nên chưa thể thực hiện một cách triệt để các chủ trương, chính sách đã đề ra.

Tháng 11 năm 1945, Bộ Nội vụ ra Thông tư quy định giảm tô 25% so với mức trước Cách mạng Tháng Tám. Đây là lần đầu tiên chính quyền cách mạng ra

một văn bản pháp luật tấn công vào sự bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến để hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh của nông dân.

Bản thông tư ra đời trong bối cảnh Đảng và Chính phủ ta đang phải ráo riết chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến. Đặc biệt là sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ (tháng 12-1946), do phải tập trung vào lãnh đạo kháng chiến, thực lực của chúng ta còn yếu so với Pháp và để tập trung mọi nguồn lực cho kháng chiến, xây dựng tốt Mặt trận dân tộc thống nhất, nên nhiệm vụ phản phong kiến phần nào chưa được được Đảng và Chính phủ ta chú ý đúng mức. Việc giảm tô theo thông tư của Bộ Nội vụ không được đặt ra một cách ráo riết và thường xuyên, tiến hành bằng cách thuyết phục địa chủ hơn là vận động nông dân đấu tranh với địa chủ. Dù vậy, những chủ trương đúng đắn của Đảng, sự hậu thuẫn của chính quyền cách mạng đã thúc đẩy nông dân cả nước tạo thành một làn sóng đấu tranh đòi giảm bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến, thực hiện bước đầu cải cách dân chủ và đã đạt được các thành quả nhất định: Làm giảm thế lực kinh tế và chính trị của giai cấp địa chủ phong kiến, tạo niềm tin cho nông dân để đóng góp ngày một lớn hơn về nhân lực, vật lực cho cuộc kháng chiến, chính vì:

Một số cải cách dân chủ trong năm đầu tiên dưới chính thể cộng hòa đã đặt nền móng ban đầu cho chế độ mới, cho nền kinh tế kháng chiến theo định hướng dân chủ nhân dân, đã đem lại quyền lợi thiết thân cho dân nghèo, mà đại đa số nông dân. Chính vì thế nông dân quyết bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc và chế độ dân chủ cộng hòa mới giành được [39, tr.155-156].

Sau chiến thắng Việt Bắc Thu đông năm 1947, cuộc kháng chiến của nhân dân ta chuyển sang một giai đoạn mới. Thực dân Pháp từ chỗ muốn đánh nhanh, thắng nhanh đã buộc phải đánh lâu dài với chúng ta. Trước đòi hỏi mới của cuộc kháng chiến buộc Đảng và Chính phủ ta phải thực hiện quyết liệt hơn nữa những nhiệm vụ dân chủ cho nông dân để huy động cao hơn sự đóng góp của nông dân vào cuộc kháng chiến.

Trên tinh thần đó, Hội nghị Trung ương mở rộng ngày 15, 16, 17-1-1948 lần đầu tiên đề ra một cách có hệ thống chính sách ruộng đất của Đảng trong kháng chiến gồm những điểm sau đây:

2. Bài trừ những thứ địa tô phụ thuộc, như tiền trình gặt, tiền đầu trâu, lễ lạt quá nặng.

3. Bỏ chế độ quá điền.

4. Đem ruộng đất và tài sản của bọn phản quốc tạm cấp cho dân cày nghèo, hoặc giao cho bộ đội cấy cày để tự cấp phần nào (sẽ có chỉ thị riêng).

5. Chia lại công điền cho hợp lý và công bằng hơn.

6. Đem ruộng đất đồn điền của địch cấp cho dân nghèo, chấn chỉnh các đồn điền do Chính phủ quản lý.

7. Chấn chỉnh các hợp tác xã của dân cày và khuyến khích việc làm giúp, đổi công.

8. Cấp trâu bò, hạt giống cho nông dân các vùng bị địch tàn phá. 9. Mở mang việc vận tải và chỉ huy nông nghiệp để giữ gìn nông sản.

10. Tiếp tế vận tải hàng hóa cần thiết cho nông dân.

11. ấn định giá nhân công (công nhật, công mùa) cho chủ ruộng đỡ thiệt.

12. Địa tô của các đồn điền mà chủ điền đã đi vắng lâu ngày hay ở trong vùng địch kiểm soát, tạm giao cho ủy ban hành chính tỉnh để dùng vào việc tiếp tế nạn nhân, tổ chức làng chiến đấu, võ trang toàn dân... (Chính phủ bảo đảm việc hoàn lại địa tô ấy cho chủ ruộng khi nào chủ ruộng trở về và xét ra được hưởng địa tô ấy).

13. Củng cố đê điều, ấn định mọi phương pháp phòng lụt, sửa sang việc dẫn thủy nhập điền.

14. Tùy từng địa phương mà đặt lệ thu thuế bằng nông sản để cho dân quê dễ nộp. Giảm thuế hoặc xá thuế các vùng vì chiến sự mà không cày cấy được.

15. Điều tra ruộng đất để bỏ thuế "khống thu" và thủ tiêu chế độ "điền bất cập bạ".

16. Chấn chỉnh tín dụng sản xuất.

17. Điều tra về nợ để quy định tiền nợ lãi của dân quê (nhất là lệ vay thóc thùng) [24, tr.31-32].

Những nội dung trên đã định rõ chính sách ruộng đất của Đảng trong kháng chiến, thể hiện quyết tâm của Đảng về thực hiện dần dần chính sách ruộng đất cho nông dân. Chính sách ruộng đất cùng với một loạt các chính sách đồng bộ khác nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp - nguồn cung cấp chủ yếu của kháng chiến. Vấn đề giảm tô 25% được đặt thành nhiệm vụ hàng đầu trong việc bước đầu giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ; xóa bỏ các chế độ tô phụ là gánh nặng của người nông dân với địa chủ. Đối với các đồn điền của thực dân Pháp và bọn Việt gian Chính phủ thực hiện việc tịch thu chia cho nông dân. Còn ruộng đất của địa chủ chạy vào vùng tạm chiếm, thì cho chính quyền địa phương tạm thời quản lý, sau này khi họ trở về xét ra nếu không có tội với Tổ quốc thì sẽ được hoàn lại số địa tô đã thu. Đây là chính sách nhằm phân hóa địa chủ trong kháng chiến, nhằm tập hợp lực lượng, xây dựng Mặt trận đoàn kết trong nước.

Nhằm quán triệt những quan điểm của Đảng về việc thực hiện chính sách ruộng đất và cùng với các biện pháp đồng bộ khác nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, ngày 18-2-1948, Ban Thường vụ Trung ương ra chỉ thị gửi các khu ủy về

việc tịch thu ruộng đất, tài sản của bọn Việt gian phản quốc. Chỉ thị nhắc nhở:

Cần lập danh sách bọn Việt gian phản quốc, điều tra về ruộng đất. Nghiên cứu cách thức chia ruộng đất làm sao cho công bằng, thích hợp, cần có chính sách phân hóa khi thực hiện, chú ý đến bọn phản quốc khi thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng [24, tr.60-61].

Đến Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV vào đầu năm 1948, Đảng tiếp tục nhấn mạnh cần "thi hành giảm địa tô 25 phần trăm theo đúng Sắc lệnh của Chính phủ, bỏ các thứ địa tô phụ, bỏ chế độ quá điền" [24, tr.100] và thực hiện các vấn đề về cải thiện dân sinh cho nhân dân để nhằm huy động nhân vật lực nhiều hơn nữa cho cuộc kháng chiến. Về việc thực hiện chính sách ruộng đất, Đảng đã đề ra những chủ trương cụ thể hơn trong việc xử lý ruộng đất, tài sản của bọn Việt gian và của thực dân Pháp. Hội nghị quyết định:

a) Tịch thu ruộng đất và tài sản của Việt gian (đưa ra tòa án tuyên rõ ràng). Ruộng đất thì ủy ban kháng chiến hành chính thu cho dân cày cấy. Còn tài sản thì trường hợp cấp cho dân cày hoặc ủy ban kháng

chiến hành chính khu sử dụng (việc chia ruộng đất cho dân cày phải có kế hoạch đầy đủ).

b) Những ruộng đất của Việt gian bị giết hồi khởi nghĩa mà hiện các đoàn thể sử dụng, thì phải giao lại cho bên chính quyền (nhưng ruộng đất này phải hợp pháp hóa). Chú ý: khi tịch thu chỉ tịch thu của những người có tội.

c) Chính phủ tạm thời quản lý những đồn điền của Pháp.

d) Những ruộng trước kia điền chủ Pháp cướp không của dân có bằng cớ rõ ràng thì trả lại cho dân.

đ) Thành lập ở mỗi đồn điền một Ban quản trị gồm một đại biểu hành chính (huyện hoặc tỉnh), một đại biểu Bộ canh nông, ba đại biểu tá điền. Kế hoạch của Ban quản trị phải được ủy ban kháng chiến hành chính khu chuẩn y.

Nhiệm vụ của Ban quản trị là: phân phối ruộng cho dân, giúp đỡ kế hoạch cho dân cày cấy, làm thế nào khỏi bỏ đất hoang, thu hoa lợi [24, tr.100-101].

Đến tháng 8-1948, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị cán bộ lần thứ V, Hội nghị này đánh dấu một bước tiến mới trong việc định ra đường lối đấu tranh chống phong kiến của Đảng trong kháng chiến chống Pháp. Sau khi đánh giá phong trào dân chủ và độc lập trên thế giới, Hội nghị đã xác định: cách mạng Đông Dương là cuộc cách mạng dân chủ mới và chỉ ra những nội dung của cuộc cách mạng ấy. Về đặc điểm kinh tế và xã hội Đông Dương, Hội nghị đánh giá về giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ phong kiến như sau:

Dân cày, vì bị hai từng áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến nên họ không có hay không đủ ruộng đất cày cấy. Họ có tinh thần cách mạng lại chiếm một số đông trong nhân dân, nên họ là bạn đồng minh trực tiếp trung thành và mạnh mẽ nhất của giai cấp công nhân. Ngày nay, họ là một lực lượng kháng chiến lớn nhất.

Đối với địa chủ phong kiến bị đế quốc lợi dụng và nâng đỡ, nhưng họ cũng chịu chung số phận người dân mất nước và chịu sự đàn áp, đè nén của thực dân đế quốc, nên địa chủ phong kiến bị phân hóa làm nhiều bộ phận khác nhau

(địa chủ nhỏ, trung bình) quy phục và ủng hộ chính quyền cách mạng, chỉ có một số ít đại địa chủ là đi theo đế quốc, đây là kẻ thù của cách mạng [24, tr.193-194].

Về tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương, Hội nghị nhận định: "Kinh tế Đông Dương có hai nhu cầu lớn:

1. Cần phát triển kỹ nghệ, cần có một nền kỹ nghệ nặng để thoát khỏi tình trạng kinh tế lạc hậu và phụ thuộc vào kinh tế nước ngoài, để có thể tự cấp tự túc và đủ điều kiện phát triển nền kinh tế quốc phòng cần thiết cho việc tự vệ dân tộc.

2. Cần xóa bỏ những tàn tích phong kiến, khiến cho kỹ thuật nói chung và đặc biệt là nông nghiệp có thể phát triển được, khiến cho người làm ruộng (trên 90% trong nhân dân) có ruộng cày):

Do đó, ta nhận rõ hai nhiệm vụ lớn của cách mạng Đông Dương là: a) Muốn phát triển kỹ nghệ ở Đông Dương, làm cho Đông Dương thành một nước hoàn toàn độc lập và tối tân, có kỹ nghệ nặng, phải đuổi hẳn đế quốc ra khỏi nước.

b) Muốn xóa bỏ những tàn tích phong kiến, phát triển nông nghiệp, phải cải cách ruộng đất.

- Nhiệm vụ thứ nhất tức là nhiệm vụ phản đế.

- Nhiệm vụ thứ hai tức là nhiệm vụ phản phong kiến, nhiệm vụ thổ địa [24, tr.196-197].

Hội nghị nhấn mạnh: Trong điều kiện lịch sử của Đông Dương lúc này hai nhiệm vụ đó phải đi đôi, tác động lẫn nhau hữu cơ. Vì, không đánh đuổi đế quốc thì cũng không xóa bỏ được những tàn tích phong kiến và chế độ chiếm đất, bóc lột tàn ác của bè lũ đế quốc, Việt gian. Không xóa bỏ những tàn tích phong kiến và cải cách ruộng đất thì số rất đông quần chúng nhân dân quyết không liều mình tích cực tham gia kháng chiến bền bỉ. Hay nói một cách khác không phản phong kiến thì nhiệm vụ phản đế sẽ chật vật và nhiệm vụ phản đế làm triệt để chừng nào thì sẽ tạo điều kiện tương ứng cho nhiệm vụ phản phong kiến. Không phản đế làm sao có độc lập? không phản phong kiến quyết không thực hiện được dân chủ chân chính.

Xuất phát từ yêu cầu, đặc điểm của cách mạng nước ta, lúc này cần phải tập trung lực lượng hoàn thành nhiệm vụ phản đế, nhưng nhiệm vụ phản phong kiến không phải hoàn toàn gác lại sau khi đã làm xong nhiệm vụ phản đế rồi mới thực hiện. Vì vậy việc thực hiện cải cách dân chủ từng bước, từng bước xóa bỏ quyền lực về kinh tế và chính trị của giai cấp địa chủ phong kiến là cần thiết. Hội nghị đã xác định phương thức tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất như sau: "... dùng phương pháp cải cách mà dần dần thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ phong kiến bản xứ lại (ví dụ giảm tô), đồng thời sửa đổi chế độ ruộng đất (trong phạm vi không có hại cho Mặt trận thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược)" [24, tr.199]. Hội nghị xác định đó là cách "ta thực hiện cách mạng thổ địa bởi một đường lối riêng biệt" [24, tr.199]. Bởi vì, có cải cách ruộng đất, dần dần thủ tiêu những tàn tích bóc lột phong kiến mới mong cải thiện đời sống cho cho quần chúng nhân dân đông đảo, làm cho số rất đông nhân dân càng ngày càng thiết tha ủng hộ chế độ cộng hòa dân chủ và tích cực tham gia kháng chiến, chống đế quốc Pháp và bọn Việt gian.

Hội nghị tiếp tục khẳng định các quan điểm đã được nêu từ Hội nghị cán

Một phần của tài liệu LUẬN văn đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến chống thực dâ (Trang 30 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)