Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách ruộng đất, từng bước đem lại quyền lợi về ruộng đất thực sự cho nông dân

Một phần của tài liệu LUẬN văn đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến chống thực dâ (Trang 70 - 89)

quyền lợi về ruộng đất thực sự cho nông dân

Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng và Chính phủ thực hiện từng bước các chính sách cải cách dân chủ, đã tạo ra những chuyển biến to lớn, sâu sắc trong chế độ ruộng đất và quan hệ giai cấp ở nông thôn nước ta, giai cấp địa chủ phong kiến từng bước bị đánh đổ uy lực về kinh tế và chính trị, từng bước xác lập quyền lợi về ruộng đất cho nông dân. Chính quyền cách mạng đã thực hiện một loạt các chính sách, bước đầu thực hiện các nhiệm vụ cách mạng dân chủ, một loạt các Sắc lệnh cho dân cày nghèo, như Sắc lệnh về thể lệ lĩnh canh và giảm tức, tạm cấp ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian sử dụng ruộng đất hoang, ruộng đất công... Như vậy, chính quyền cách mạng đã rất quan tâm đến việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Thực tế đến cuối 1951, chính quyền nhân dân đã

tạm cấp được 253.863 ha ruộng đất tịch thu được của thực dân Pháp và Việt gian cho ngót 50 vạn nhân khẩu, trong đó có 226.373 ha ở Nam Bộ [68, tr.1]. Chỉ tính riêng 5 tỉnh thuộc Liên khu Việt Bắc, 7 tỉnh thuộc Liên khu III và 4 tỉnh thuộc Liên khu IV (những nơi có đủ số liệu) đến tháng 5-1952 đã có 147.690 mẫu ruộng (tính theo đơn vị của địa phương, tức là mẫu Bắc Bộ và mẫu Trung Bộ, được giảm tô đúng 25% [66, tr.67-68].

Những thành tựu bước đầu đã đem lại niềm tin tưởng vào Đảng và chính quyền cách mạng cho nông dân nghèo (lực lượng chiếm đa số dân cư Việt Nam lúc đó). Từ đó họ đóng góp hết mình cho cuộc kháng chiến. Thành quả của cách mạng đem lại đã tác động tích cực đến quá trình tăng gia sản xuất của nông dân,

Đến Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2 năm 1951), Đảng xác định: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNXH. Nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến có quan hệ khăng khít với nhau. Nhiệm vụ phản phong kiến nhất định phải làm đồng thời với nhiệm vụ phản đế, nhưng làm có kế hoạch, từng bước một để vừa đoàn kết kháng chiến, vừa bồi dưỡng lực lượng cách mạng. Đảng tiếp tục khẳng định:

Song lúc này, phải tập trung mọi lực lượng để kháng chiến, đặng hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đó là nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng trong giai đoạn hiện tại. Nhiệm vụ dân chủ cũng phải làm, nhưng chỉ có thể làm trong phạm vi không có hại mà lại có lợi cho việc tập trung lực lượng, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc [27, tr.76]. Tháng 4 năm 1952, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 (khóa II) của Đảng được triệu tập, trong báo cáo tại Hội nghị xác định:

Mục đích của chính sách ruộng đất của ta hiện nay là đoàn kết dân tộc để kháng chiến trong toàn quốc, cô lập bọn đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai của chúng để diệt chúng; đồng thời giảm nhẹ bóc lột phong kiến và làm suy yếu thế lực phong kiến, để cải thiện đời sống cho nông dân, khuyến khích sản xuất và giành lấy ưu thế chính trị cho quần chúng nhân dân lao động [28, tr.119].

Cơ sở của việc xác định chính sách ruộng đất của Đảng nêu trên là xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của cuộc kháng chiến, đòi hỏi phải huy động mọi lực lượng yêu nước cho cuộc kháng chiến, nhằm thực hiện nhiệm vụ số một lúc đó là đánh đổ đế quốc xâm lược và bọn tay sai để giành độc lập dân tộc. Đảng nhận định: Nông dân là lực lượng sản xuất và kháng chiến cơ bản, là bạn đồng minh lớn nhất và trung thành nhất của giai cấp công nhân; nên chính sách của Đảng là giúp đỡ nông dân, chú ý cải thiện đời sống nông dân. Vì vậy phải thực hiện giảm tô, giảm tức để giảm nhẹ bóc lột phong kiến, bồi dưỡng lực lượng cho nông dân, phát huy tinh thần tích cực kháng chiến và sản xuất của nông dân. Mặt khác, số đông địa chủ (nhất là tiểu và trung địa chủ) tán thành kháng chiến và một số thân sĩ địa chủ yêu nước và tiến bộ chẳng những tham gia kháng chiến mà còn tán thành cải cách dân chủ. Cho nên chính sách của Đảng lúc này là chỉ giảm nhẹ bóc lột phong kiến, hoan nghênh địa chủ yêu nước đứng vào Mặt trận dân tộc thống nhất kháng chiến và hoan nghênh những cá nhân thân sĩ địa chủ yêu nước và tiến bộ đứng vào hàng ngũ nhân dân [28, tr.119-120].

Trên cơ sở đó Đảng xác định đường lối giai cấp là: Dựa vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên minh với phú nông, kéo địa chủ về phe kháng chiến, đánh đổ đế quốc xâm lược và bọn Việt gian bù nhìn. Cho đến cuối 1952, đầu 1953, sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về chính sách ruộng đất vẫn tiếp tục những chủ trương, biện pháp đã định. ở Nam Bộ, việc thi hành chủ trương giảm tô của Chính phủ đạt kết quả: ở miền Đông Nam Bộ, mức tô giảm được 20%; ở miền Trung giảm được từ 40 đến 50%; ở miền Tây giảm được từ 25 đến 50%. ở Liên khu V, đến giữa 1952, 291.710 tá điền được hưởng thành quả giảm tô trên 250.604 mẫu Trung Bộ (một mẫu Trung Bộ bằng gần 1/2 héc ta) [46, tr.139-141].

Những chủ trương, chính sách về ruộng đất như trên của Đảng là đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến, đặc điểm của xã hội Việt Nam.

Năm 1953, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trên các chiến trường, tạo ra cục diện mới của chiến tranh có lợi cho ta, bất lợi cho Pháp, lúc này đấu tranh phản phong cần được đẩy mạnh hơn để hỗ trợ cho công cuộc phản đế mau chóng đi tới thắng lợi. Trên cơ sở những thành tựu đã

đạt được, cần phải tiếp tục tiến lên xóa bỏ hoàn toàn chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến, đánh đổ giai cấp địa chủ, hoàn thành cách mạng phản phong kiến.

Sự tiến triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ vào những năm cuối cùng cũng đòi hỏi cấp thiết phải tiến lên hoàn thành nhiệm vụ ấy.

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày một gay go, quyết liệt, đòi hỏi ngày càng lớn hơn về sức người và sức của. Để đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn, phải động viên được lực lượng nhân dân, mà phần lớn là nông dân. Muốn làm được điều đó phải không ngừng bồi dưỡng lực lượng của nông dân, cải thiện đời sống của nông dân, và chỉ có thể khi thực hiện các cải cách dân chủ triệt để hơn nữa, được kết hợp đồng với các chính sách, biện pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội khác.

Đảng và Chính phủ đã có những chính sách cải cách dân chủ tiến bộ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, có tác dụng tích cực đẩy mạnh cuộc kháng chiến đi lên, nhưng đến nay trước phát triển mới của cuộc kháng chiến thì những cải cách đó tỏ ra không còn phù hợp. Cần phải thực hiện những chính sách triệt để hơn về vấn đề ruộng đất, một đòi hỏi cấp bách của nông dân và cuộc kháng chiến.

Khi cuộc kháng chiến càng ngày càng có lợi cho ta, đứng trước thất bại, bọn đế quốc và phong kiến phản động càng chống phá quyết liệt, chúng câu kết với nhau chặt chẽ chống phá thành quả của cách mạng, các chính sách tiến bộ của chính quyền cách mạng.

Mặt khác, lúc này chúng ta đã có đủ các điều kiện để tiến hành các cải cách dân chủ triệt để hơn. Từ sau chiến dịch Biên giới (năm 1950), vùng căn cứ của ta được mở rộng, tình hình chính trị và quân sự ở đó đã căn bản ổn định; qua những đợt giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian. Qua quá trình thực hiện các cải cách trước đây chúng ta đã có được một số kinh nghiệm, còn quần chúng thì được rèn luyện bước đầu đấu tranh giai cấp với địa chủ.

Lúc này, những điều kiện cho cuộc phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất đã được chuẩn bị, và trở nên cần thiết khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang phát triển tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Tháng 1 năm 1953, BCHTW Đảng họp Hội nghị lần thứ 4 (khóa II), kiểm điểm chính sách ruộng đất của Đảng trong những năm kháng chiến. Về thành tựu, chúng ta đã đạt được kết quả quan trọng qua những lần cải cách dân chủ dần dần trước đây, một phần địa chủ đã phải giảm tô, giảm tức, thoái tô. Qua việc tạm cấp ruộng đất của thực dân Pháp, Việt gian, ruộng vắng chủ, chia lại ruộng công thì một bộ phận lớn nông dân đã có ruộng đất. Chính sách tiến bộ của Đảng, Chính phủ đem lại niềm tin tưởng, phấn khởi cho nông dân, từ đó tạo điều kiện để họ đóng góp nhiều hơn cho kháng chiến.

Dù vậy, việc thực hiện chính sách ruộng đất còn mắc phải một số hạn chế như: Chúng ta chưa kết hợp thật chặt chẽ nhiệm vụ phản phong kiến với nhiệm vụ phản đế, chưa tích cực bồi dưỡng lực lượng của nông dân, chính sách ruộng đất không được thi hành đầy đủ và không kịp thời đẩy tới mức độ cần thiết.

Khi thi hành, ta quá thiên về thuyết phục địa chủ, và làm thay, ban ơn cho nông dân. Ta không dám phóng tay phát động quần chúng nông dân, lãnh đạo nông dân đấu tranh, bắt địa chủ phải triệt để thi hành chính sách của Đảng và Chính phủ. Ruộng đất chia cho nông dân nhiều nơi chưa thật sự công bằng; chủ trương "tạm cấp" làm cho nông dân không yên tâm sản xuất. Nhiều nơi ruộng đất công vẫn chia cho cả địa chủ, phú nông [29, tr.49], điều đó dẫn đến "mặc dầu Đảng và Chính phủ khuyến khích, nông dân một số tỏ ra uể oải, không hăng hái tăng gia sản xuất, không hăng hái tòng quân" [29, tr.50].

Trên cơ sở thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, khuyết điểm mắc phải trong quá trình thực hiện các cải cách dân chủ từng bước, Hội nghị quyết định: Cần phải tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân Pháp, và của bọn đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến sở hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam và ngoại kiều, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân.

Để tiến tới thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng trong năm 1953, chúng ta phải phóng tay phát động quần chúng nông dân triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức, chia lại công điền, chia hẳn ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian cho nông dân, chủ yếu là triệt để giảm tô, nhằm thỏa mãn bước đầu yêu cầu chính đáng về kinh tế của nông dân; chỉnh đốn Đảng, chỉnh đốn Nông hội, chính quyền

và Mặt trận về mặt tư tưởng và tổ chức, đập tan uy thế chính trị của địa chủ phong kiến, giành ưu thế chính trị cho nông dân lao động ở nông thôn.

Công tác phát động quần chúng năm nay là một bước cần thiết để thiết thực chuẩn bị cải cách ruộng đất [29, tr.129-130].

Việc thực hiện triệt để hơn về cải cách dân chủ, có tác dụng động viên nông dân hăng hái hy sinh cho kháng chiến, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, củng cố được chính quyền nông thôn, lôi kéo được ngụy binh, vì ngụy binh đa số là nông dân, công tác sau lưng địch, công tác ngụy vận sẽ có kết quả tốt, góp phần làm thất bại chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của địch.

Như vậy, đến Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ tư (khóa II), chính sách ruộng đất của Đảng đã có sự thay đổi căn bản so với những năm đầu của cuộc kháng chiến. Nếu như từ sau Cách mạng Tháng Tám cho đến hết năm 1952, quan điểm của Đảng và Chính phủ ta chủ yếu là vận động nông dân thực hiện đấu tranh đòi giai cấp địa chủ giảm tô, giảm tức, giảm bớt bóc lột, thì từ Hội nghị này chủ trương của Đảng là phát động đấu tranh triệt để với địa chủ, đòi giảm tô, giảm tức, tiến lên thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng". Chủ trương trên của Đảng là do xuất phát từ việc đánh giá tình hình cuộc kháng chiến và đặc điểm xã hội Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Giải thích về những thay đổi trong chính sách ruộng đất nói trên, Đảng ta đã đưa ra những lý do sau đây:

- Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của ta là cách mạng phản đế và phản phong, nhiệm vụ của nó là đánh đổ đế quốc xâm lược và xóa bỏ những di tích bóc lột phong kiến. Động lực của cách mạng là nhân dân, đa số nhân dân là nông dân. Do đó "Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân, vì nông dân là tối đại đa số trong dân tộc. Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân, vì nông dân là lực lượng cách mạng đông nhất chống phong kiến, chống đế quốc" [29, tr.24]. Từ đó, muốn hoàn thành giải phóng dân tộc cần phải giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân, nghĩa là phải cải cách ruộng đất.

Mặt khác, đế quốc Pháp - Mỹ dựa vào địa chủ phong kiến phản động, thực hiện chính sách dùng người Việt đánh người Việt, lôi kéo địa chủ phong kiến để tiến hành và kéo dài chiến tranh. Địa chủ phong kiến phản động "ôm chân đế

quốc" để duy trì quyền lợi ích kỷ. Do đó muốn tiêu diệt đế quốc xâm lược đồng thời phải đánh đổ thế lực phong kiến phản động. Nhiệm vụ phản đế và phản phong phải đi đôi với nhau.

- Nước ta là một nước nông nghiệp, nhân dân ta đa số là nông dân, nên trong cuộc kháng chiến trường kỳ, tự lực cánh sinh, nông dân là người chịu đựng nhiều nhất, nhưng sau 7 năm kháng chiến họ vẫn là lớp người nghèo khổ nhất vì thiếu ruộng đất hoặc không có ruộng cày. Vì thế, muốn đẩy mạnh việc chuẩn bị tổng phản công, đẩy mạnh cuộc kháng chiến đi tới toàn thắng phải "thiết thực nâng cao quyền lực kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân" [29, tr.24].

- Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Đảng, chính quyền đã định ra các chính sách ruộng đất như giảm tô, giảm tức; tạm cấp ruộng đất của Pháp và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại công điền, sử dụng ruộng đất vắng chủ. Tuy nhiên những chính sách đó chưa thỏa mãn được nhu cầu chính đáng của nông dân mong muốn có ruộng đất, chưa giải phóng được sức sản xuất ở nông thôn khỏi quan hệ bóc lột phong kiến, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và công thương nghiệp phát triển mạnh: Mặt khác, các Thông tư, Sắc lệnh do Chính phủ ban hành do nhiều nguyên nhân khác nhau chưa được giai cấp địa chủ triệt để thi hành. Vì vậy, cần phải thực hiện phát động quần chúng đấu tranh triệt để giảm tô, giảm tức để tiến tới thực hiện cải cách ruộng đất, nhằm mục đích làm thay đổi căn bản quan hệ sản xuất ở nông thôn, giải phóng sức sản xuất, từ đó đáp ứng đầy đủ nhu cầu càng tăng của cuộc kháng chiến.

Thực hiện chủ trương của Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 4 (khóa II), tháng 4 năm 1953, Chính phủ liên tiếp ban hành ba Sắc lệnh về đảm bảo thực hiện chính sách ruộng đất:

- Sắc lệnh số 149-SL ngày 12-4-1953 quy định về chính sách ruộng đất, Sắc lệnh quy định việc triệt để giảm tô, phải giảm đúng mức tô đã được quy định. Quy định về thời hạn lĩnh canh ruộng đất, quy định về việc giảm tức. Quy định việc chia, sử dụng các loại đất của thực dân Pháp, Việt gian, ruộng đất hiến, ruộng

Một phần của tài liệu LUẬN văn đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến chống thực dâ (Trang 70 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)