Bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế - xã hội - môi trƣờng - thể chế. Khai thác tối đa vị thế địa - kinh tế của tỉnh, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ƣơng để sớm thoát khỏi tình trạng thu nhập thấp và từng bƣớc rút ngắn khoảng cách về GDP/ngƣời so với cả nƣớc. Lấy công nghiệp làm khâu đột phá trong phát triển kinh tế hàng hóa, lấy khai khoáng, cán thép, luyện kim, làm hàng hóa chủ lực và lâu dài, dần dần hình thành một số sản phẩm công nghiệp mũi nhọn có chất lƣợng cao, có thƣơng hiệu và uy tín trên thị trƣờng. Mục tiêu chung của thời kỳ 2010 - 2020 là tăng trƣởng cao và ổn định, GDP bình quân đầu ngƣời dần đuổi kịp và vƣợt trung bình cả nƣớc. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, đƣa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành tỉnh có công nghiệp-dịch vụ phát triển, đến năm 2015 trở thành một trong những trung tâm công nghiệp phát triển của miền Trung; Đến năm 2020 có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời ít nhất bằng 85% mức trung bình của cả nƣớc.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt trên 30 triệu đồng vào năm 2015; 60-70 triệu đồng vào năm 2020.
Tốc độ tăng trƣởng bình quân cả giai đoạn 2010-2020 từ 13,5-15,5%/năm; trong đó: giai đoạn 2011-2015 từ 13-14,5%/năm; giai đoạn 2016-2020 từ 14- 16,5%/năm.
Cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Năm 2015, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 40,5 - 41,5%, dịch vụ 38,5- 40,5%, Nông - lâm - ngƣ nghiệp 18-20,5%; cơ cấu tƣơng ứng của các ngành năm năm 2020 là 46,5-49%, 43-44% 8-10,5% [14].
3.1.2. Phát triển hệ thống giao thông đường bộ
Phƣơng hƣớng chung là hình thành mạng lƣới đƣờng bộ hợp lý, kết nối liên hoàn giữa các đô thị với các Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Khu thƣơng mại - du lịch, dịch vụ của tỉnh và với tất cả các loại hình giao thông thuộc hệ thống giao thông vận tải quốc gia.
Chú trọng các tuyến giao thông huyết mạch (Bắc-Nam và Đông Tây), nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn.
Toàn tỉnh phấn đấu hàng năm xây dựng đƣợc ít nhất 500km đƣờng nhựa, đƣờng bê tông (mỗi huyện tƣ 30-50 km). Lấy chỉ tiêu chất lƣợng, chiều dày kết cấu mặt đƣờng, bề rộng nền, mặt đƣờng là trƣớc hết.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án giao thông đƣờng bộ sử dụng vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh bộ sử dụng vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về xây dựng các dự án giao thông đường bộ đường bộ
Cần tập trung xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách về đầu tƣ xây dựng rõ ràng, cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phƣơng và đảm bảo thực hiện đúng chủ trƣơng, quy định của Đảng, Nhà nƣớc đề ra.
3.2.1.1. Nghiên cứu tổng hợp hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dự án giao thông đường bộ để đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ
Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tƣ xây dựng ở nƣớc ta do nhiều Bộ, Ngành ban hành nên còn xẩy ra tình trạng chồng chéo, thiếu tính thống nhất và đồng
bộ. Mặt khác, do các văn bản pháp luật phải có tính bao quát cho các tỉnh, thành, ngành nên đối với từng địa phƣơng còn thiếu chặt chẽ, chung chung dẫn đến việc áp dụng gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc.
Để pháp luật về đầu tƣ xây dựng đƣợc thực thi minh bạch, nhất quán và thuận lợi thì cần phải nghiên cứu tổng hợp hệ thống văn bản pháp luật do các Bộ, Ngành Trung ƣơng ban hành. Việc nghiên cứu tổng hợp bao gồm: thống nhất sự khác nhau giữa các văn bản, thống nhất ý kiến của các ngành liên quan, cụ thể hóa những nội dung mang tính tổng quát, hƣớng dẫn chi tiết đối với những trƣờng hợp mang tính cá biệt.
Xây dựng bộ thủ tục hành chính trong đầu tƣ xây dựng bao gồm: quy định về hồ sơ cần thiết, thời gian thực hiện, đơn vị thực hiện đối với công tác thẩm định dự án, thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành v.v….
Quản lý dự án giao thông đƣờng bộ dựa trên một hệ thống pháp luật chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, giảm bớt tiêu cực, các dự án đƣợc thực hiện đúng tiến độ.
3.2.1.2. Thực hiện phân cấp quản lý dự án giao thông đường bộ hợp lý
Thực hiện phân cấp sẽ tăng cƣờng và nâng cao vai trò của cơ sở, giảm tải sự đầu tƣ của Nhà nƣớc, huy động đƣợc nhiều nguồn vốn cho đầu tƣ XDCB. Tuy nhiên, do trình độ đội ngũ cán bộ ở cơ sở chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, chƣa đƣợc đào tạo kiến thức cơ bản, ràng buộc trách nhiệm trƣớc pháp luật chƣa cao, năng lực của các đơn vị tƣ vấn trên địa bàn còn yếu, trách nhiệm chƣa cao nên phân cấp phải đƣợc thực hiện đúng quy định và đúng thời điểm. Trƣớc khi thực hiện phân cấp, cần phải thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực về quản lý đầu tƣ xây dựng của các đơn vị đƣợc phân cấp, đối với những đơn vị chƣa đủ năng lực thì phải đƣợc tập huấn bồi dƣỡng kiến thức để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Thực hiện phân cấp quản lý hợp lý sẽ tránh đƣợc tình trạng trình tự thủ tục không đảm bảo, chất lƣợng công trình kém, thời gian thực hiện kéo dài, thất thoát vốn đầu tƣ do năng lực quản lý yếu kém của chủ đầu tƣ gây ra.
3.2.1.3. Hoàn chỉnh định mức, đơn giá xây dựng cơ bản, cập nhật thường xuyên giá vật liệu xây dựng
Tổ chức xây dựng bổ sung định mức cho các công tác còn thiếu trong bộ định mức do Bộ Xây dựng ban hành. Xây dựng đơn giá cho các công tác duy tu, sửa chữa, xây dựng công trình đô thị, bổ sung các đơn giá còn thiếu hoặc thay đổi các đơn giá chƣa phù hợp trong bộ đơn giá do UBND tỉnh ban hành.
Thƣờng xuyên cập nhật giá vật liệu xây dựng tại các địa phƣơng để xây dựng thông báo giá hằng tháng một cách chính xác nhất và hợp lý nhất. Hiện nay, thông báo giá do Sở Xây dựng lập chỉ có giá vật liệu tại thị trấn trung tâm của các huyện nên việc xác định giá vật liệu tại chân công trình rất khó khăn. Để tính toán chính xác giá vật liệu, trong thông báo giá cần bổ sung giá của các vật liệu tại nguồn mua nhƣ tại mỏ đối với các loại đá, tại nhà máy đối với các loại vật liệu sản xuất trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, với tình hình biến động giá nhiên liệu không ngừng, cần xây dựng phƣơng pháp tính cƣớc vận chuyển thay cho bảng mức cƣớc cố định nhƣ hiện nay.
Hệ thống định mức, đơn giá đƣợc bổ sung đầy đủ, giá các loại vật liệu đƣợc xác định chính xác sẽ tiết kiệm đƣợc vốn đầu tƣ và đảm bảo lợi ích cho nhà thầu.
3.2.2. Tăng cường trách nhiệm pháp lý trong công tác lập quy hoạch
3.2.2.1. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch
Tăng cƣờng hiệu lực pháp lý của các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức liên quan đến công tác lập, thẩm định và phê duyệt đối với chất lƣợng quy hoạch nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng của quy hoạch, tăng tính thống nhất giữa quy hoạch các cấp, hạn chế quy hoạch treo.
Tăng cƣờng đào tạo nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ lập, thẩm đinh, phê duyệt và quản lý quy hoạch. Thƣờng xuyên tổ chức cho đội ngũ cán bộ giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm thực tế ở những tỉnh hoặc những nƣớc có trình độ cao trong lĩnh vực quy hoạch.
3.2.2.2. Trách nhiệm quản lý
Xác định rõ trách nhiệm quản lý và kiểm soát thực hiện quy hoạch để tránh có những đầu tƣ trái với quy hoạch. Quy định rà soát, kiểm tra tiến trình thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch để đảm bảo tính thời sự của quy hoạch.
3.2.3. Chủ trương đầu tư được phê duyệt cần dựa trên tiêu chí hiệu quả đạt được và phù hợp với quy hoạch chung
Nhiều dự án do chủ trƣơng đầu tƣ chƣa xét đến điều kiện thực hiện, hiệu quả đạt đƣợc nên đã phải điều chỉnh, bổ sung và thậm chí có những dự án không thể hoàn thành. Do đó, để nâng cao hiệu quả của dự án, tránh đầu tƣ dàn trải thì khi phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ cần phải cân nhắc tính toán kỹ lƣỡng, dự án phải phù hợp với quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, có tính hiệu quả lâu dài và đánh giá điều kiện thực hiện.
Cần phải có báo cáo tổng kết hằng năm về hiệu quả của các dự án đã đƣa vào sử dụng và tình hình thực hiện của các dự án đang xây dựng. Qua đó, đánh giá và xác định trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư
3.2.4.1. Cần bổ sung một số tiêu chí trong lập dự án đầu tư để đảm bảo đạt hiệu quả cao khi thực hiện. Các tiêu chí cần bổ sung bao gồm
- Phân tích ảnh hƣởng của môi trƣờng của dự án đến thành công của dự án. Môi trƣờng trong đó dự án tồn tại bao gồm môi trƣờng địa lý tự nhiên, môi
trƣờng kinh tế, môi trƣờng xã hội, môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng tổ chức, môi trƣờng công nghệ …của dự án ở hiện tại và tƣờng lai.
- Phân tích ảnh hƣởng của các bên liên quan đến thành công của dự án. Phân tích mục đích, kỳ vọng cũng nhƣ ảnh hƣởng của họ đối với dự án, các tác động mà họ có thể thực hiện cho dự án.
- Phân tích rủi ro của dự án bao gồm các dự kiến rủi ro có thể xảy ra, ƣớc tính tần suất có thể xảy ra rủi ro, đánh giá tác động của rủi ro đến dự án, đề xuất các biện pháp có thể thực hiện để giảm rủi ro.
- Cần phải nêu ra nhiều phƣơng án thực hiện dự án và trong số đó chọn phƣơng án tối ƣu.
3.2.4.2. Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong lập dự án
Để tránh tình trạng phải điều chỉnh nhiều lần khi trình thẩm định phê duyệt làm cho dự án chậm đƣợc triển khai, gây khó khăn cho đơn vị thẩm định thì trách nhiệm của chủ đầu tƣ cần phải đƣợc xác định rõ ràng. Đối với những sai sót nhỏ, đơn vị thẩm định sẽ tổng hợp và gửi cho đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý chủ đầu tƣ để nhắc nhở và đánh giá năng lực quản lý. Đối với những sai phạm lớn, đơn vị thẩm định trình lên đơn vị phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ để rút lại chủ trƣơng đầu tƣ và chuyển nguồn vốn cho dự án khác.
3.2.4.3. Xây dựng quy trình chuẩn mực cho công tác thẩm định dự án để rút ngắn thời gian, tránh thiếu sót và tạo căn cứ cho chủ đầu tư xác định mục tiêu khi lập dự án:
Trong quá trình thẩm định, do có nhiều dự án với quy mô, mục tiêu, tính chất khác nhau, nhiều tiêu chí cần đƣợc xét nên thời gian kéo dài, rất dễ nhầm lẫn và sẽ tạo ra sự thiếu minh bạch. Để tránh tình trạng đó, đơn vị chủ trì thẩm định dự án cần xây dựng chuẩn mực rõ ràng, chi tiết cho công tác thẩm định dự án.
3.2.5. Chú trọng công tác bồi thương giải phóng mặt bằng và tái định cư
3.2.5.1. Nâng cao hiệu quả công tác lập và đánh giá phương án GPMB
Các phƣơng pháp thẩm định, các mức đánh giá, khảo sát địa bàn nhằm xây dựng phƣơng án đền bù và GPMB, các phƣơng án xây dựng chỗ ở mới, chính sách tạo việc làm… phải đƣợc xem xét một cách kỹ lƣỡng, thông qua các Hội đồng chuyên gia liên ngành.
Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho việc đền bù và tái định cƣ. Chuẩn bị quỹ đất ở và nhà ở đủ điều kiện hạ tầng cho các đối tƣợng phải di chuyển là vấn đề quan trọng quyết định kết quả GPMB.
Các phƣơng án GPMB, bồi thƣờng, xây dựng khu định cƣ mới cho dân phải đƣợc coi là một phần bắt buộc của một dự án và phải đƣợc xây dựng kỹ lƣỡng, cụ thể.
3.2.5.2. Cần có các chính sách cần thiết hỗ trợ các đối tượng phải di dời
Đối với các hộ làm nông nghiệp cần đƣợc thông báo sớm kế hoạch GPMB để họ chuyển hƣớng canh tác và làm quen công việc mới. Hỗ trợ đào tạo nghề, đặc biệt khơi đậy các nghề truyền thống. Ƣu tiên tuyển dụng các đối tƣợng này trong các chƣơng trình việc làm của tỉnh, hoặc nhận họ vào làm việc trong các dự án có nhu cầu GPMB.
3.2.5.3. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, khuyến khích cộng đồng tham gia vào dự án GPMB
Cần quán triệt nguyên tắc công khai hoá và dân chủ hoá các phƣơng án đề bù GPMB, để mọi đối tƣợng liên quan đến đều biết, thống nhất, tránh so bì thắc mắc và tiêu cực.
Tiến hành điều tra xã hội học đối với các dự án lớn, tiến hành phỏng vấn hộ gia đình trong khu vực sẻ tiến hành GPMB, đồng thời tổ chức tốt các
bƣớc gặp gỡ giữa chủ dự án, các cấp các ngành với nhân dân để diều chỉnh nội dung phƣơng án GPMB thiết thực hợp lý hơn.
Phát huy vai trò của các hội trong công tác vận động quần chúng nhƣ Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… trong công tác GPMB.
Tạo niềm tin của quần chúng đối với chủ trƣơng và chính sách của Nhà nƣớc thông qua giải quyết dứt điểm những khiếu nại của nhân dân, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp lợi dụng chính sách của Nhà nƣớc để chây ỳ trục lợi. Thông tin rộng rãi chủ trƣơng chính sách, các vấn đề và cá nhân, các địa chỉ, điện thoại liên quan đến công tác và quá trình GPMB trên các kênh phƣơng tiện thông tin đại chúng ,các thành phố, huyện, phƣờng xã.
3.2.6. Chấn chỉnh công tác đấu thầu
- Quán triệt thực hiện nghiêm túc theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định và các văn bản hƣớng dẫn về đấu thầu.
- Bắt buộc các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quy định về các mốc thời gian trong đấu thầu từ khâu cung cấp thông tin, đánh giá, trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung trong đấu thầu nhằm đẩy nhanh tiến độ của dự án, bảo đảm chất lƣợng của công trình theo yêu cầu.
- Yêu cầu chủ đầu tƣ cung cấp đầy đủ thông tin về đấu thầu để đăng tải trên Báo Đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định và hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ để tránh tình trạng che dấu thông tin, thực hiện đấu thầu thiếu minh bạch.
- Chấn chỉnh việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, không chia dự án thành các gói thầu nhỏ để áp dụng hình thức chỉ định thầu, lựa chọn hình thức hợp đồng không phù hợp với gói thầu dẫn đến phải điều chỉnh gây chậm trễ tiến độ, lãng phí tiền của Nhà nƣớc; tránh phê duyệt kế hoạch đấu
thầu cho từng gói thầu khi có đủ điều kiện để phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án;
- Cần làm tốt công tác tính toán tiên lƣợng mời thầu, lập giá gói thầu (dự toán công trình), đảm bảo tính toán đúng khối lƣợng theo thiết kế và áp dụng đúng các chế độ tiêu chuẩn, định mức, đơn giá của Nhà nƣớc và của Tỉnh quy định, loại trừ các khoản tính trùng, tính lặp, tính thiếu và không sát với giá cả thị trƣờng dẫn đến tình trạng điều chỉnh, bổ sung làm kéo dài thời gian đấu thầu, kéo dài thời gian thực hiện dự án.
- Nâng cao chất lƣợng, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác