2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Hà Tĩnh có thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 262 xã, phƣờng, thị trấn (235 xã, 15 phƣờng, 12 thị trấn). 7 huyện, thị dọc Quốc lộ 1A; 3 huyện dọc theo đƣờng Hồ Chí Minh và 4 huyện có tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam đi qua. Theo trục Đông - Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8, Quốc lộ 12 qua Lào, Thái Lan...
Diện tích đất tự nhiên 6.019 km2, dân số 1.229.300 ngƣời (năm 2013), có 127 km đƣờng Quốc lộ 1A, 87 km đƣờng Hồ Chí Minh và 70km đƣờng sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hƣớng Bắc Nam, có đƣờng Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đƣờng giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lƣu văn
Hình 2.1: Bản đồ Tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trƣng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh.
Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt 1 mùa lạnh và 1 mùa nóng.
Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thƣờng cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thƣờng từ 18-22oC, ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33oC. Tuy nhiên nhiệt độ
Hà Tĩnh là tỉnh có lƣợng mƣa nhiều ở Bắc miền Trung Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lƣợng mƣa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm.
2.1.2.3. Sông, hồ, biển và bờ biển
Sông ngòi nhiều nhƣng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn nhất là sông Cày 9 km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37 km.
Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống:
- Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lƣu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh sông bé nhƣ sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trƣơi.
- Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86 km, lƣu vực 1.065 km2, nhận nƣớc từ Hƣơng Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội.
- Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhƣợng, Cửa Khẩu.
Các hồ đập chứa trên 600 triệu m3 nƣớc, cùng với hệ thống Trạm bơm Linh Cảm, hệ thống Sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố thì lƣợng nƣớc phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp và tƣới cho cây trồng ở Hà Tĩnh là khá lớn.
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa hình, đƣờng đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc... nên vùng biển này có đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lƣợng phù sa của vùng sông Hồng, sông Cả, sông Mã tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại hải sản sinh sống, cƣ trú. Trữ lƣợng cá 8 - 9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi... 7 - 8 ngàn tấn/năm nhƣng mới khai thác đƣợc 20 - 30%.