Phƣơng pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế viên nén felodipin 5mg giải phóng kéo dài 10 giờ ở quy mô 10 000 viên lô (Trang 39)

2.3.1. Các phƣơng pháp bào chế

2.3.1.1. Bào chế hệ phân tán rắn, hỗn hợp vật lý.

Bào chế HPTR của FLD ở quy mô 500g/mẻ với chất mang là PEG 4000 và PVP K30 và chất diện hoạt PLX bằng phƣơng pháp đun nóng chảy.

- Cân các thành phần theo công thức.

- Đun chảy PEG 4000 và PLX trong nồi inox. Sau đó, cho FLD và PVP K30 vào, khuấy đều bằng máy khuấy tới khi đồng nhất, làm lạnh bằng nƣớc đá.

- Để ổn định trong bình hút ẩm trong 5h, xay bằng máy xay dao, rây sản phẩm qua rây 125 µm và 250 µm, bảo quản trong bình hút ẩm.

30

2.3.1.2. Bào chế viên nén

Công thức bào chế viên nén felodipin giải phóng kéo dài nhƣ sau:

Thành phần Khối lượng cho 1 viên

(mg)

Khối lượng cho 10.000 viên (g)

HPTR (tƣơng đƣơng với 5mg felodipin)

(mg) 50 500 HPMC E4M (mg) 58,26 582,60 HPMC E15LV (mg) 16,95 169,50 Lactose khan (mg) 81,79 817,90 Talc (mg) 5,00 50,00 Magnesi stearat (mg) 2,00 20,00 Aerosil (mg) 1,00 10,00

Bào chế viên nén bằng phƣơng pháp dập thẳng ở quy mô 1000 viên/mẻ và 10.000 viên/mẻ:

- Nghiền (nếu cần), rây lactose, Avicel và HPMC qua rây 250 µm. - Nghiền (nếu cần), rây magnesi stearat, talc và Aerosil qua rây 125 µm.

- Tính khối lƣợng hệ phân tán rắn cho công thức bào chế viên nén FLD 5mg GPKD. - Cân các thành phần theo công thức bào chế.

- Trộn bột kép gồm HPTR, lactose (hoặc Avicel), HPMC. Sau đó trộn hỗn hợp bột kép với tá dƣợc trơn magnesi stearat, talc và Aerosil. Sử dụng máy trộn lập phƣơng. - Kiểm tra các chỉ tiêu của bột bán thành phẩm gồm hàm ẩm, khả năng trơn chảy, định lƣợng felodipin trong bột.

- Tính khối lƣợng trung bình viên.

- Dập viên với chày cối Ø=9mm, lực gây vỡ viên là 40N-60N bằng máy dập viên quay tròn.

- Nâng cấp quy mô 1000 viên/lô: Sử dụng viên nén nhân để nghiên cứu bao màng bảo vệ cho viên, thẩm định quy trình sản xuất để nâng cấp quy mô 10.000 viên/lô. - Nâng cấp quy mô 10.000 viên/lô: Khảo sát và xây dựng quy trình bào chế ở quy mô 10.000 viên/lô.

- Dập viên trong phòng kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ. Nhiệt độ phòng dập viên là 25 C, độ ẩm 40-45%.

2.3.1.3. Bao màng bảo vệ

31 HPMC E6 : 43,00 g HPMC E15 : 43,00g PEG 4000 : 12,90 g Titan dioxyd : 10,75 g Talc : 32,25 g Ethanol 96% : 1169,60 g Nƣớc cất : 408,50 g - HPMC đóng vai trò chất tạo màng. - PEG 4000 là chất hóa dẻo.

- Talc và titan dioxyd là chất làm tăng độ dày màng bao, chống dính và cản sáng. - Ethanol và nƣớc cất là dung môi hòa tan.

Pha dịch bao:

- Hòa tan hoàn toàn PEG 4000, HPMC E6, HPMC E15 trong nƣớc. Phối hợp một phần ethanol 96% vào đƣợc dung dịch (1).

- Talc và titan dioxyd đƣợc nghiền mịn và rây qua rây 0,125 mm (2). - Dùng ethanol 96% kéo dần (2) vào (1) đƣợc hỗn dịch.

- Hỗn dịch trên đƣợc khuấy trên máy khuấy từ 30 phút rồi rây qua rây 0,125 mm, sau đó để khuấy từ liên tục trong suốt quá trình bao.

Màng bao sử dụng polymer chính là HPMC E6 và HPMC E15, mỗi mẻ bao thay đổi sao cho phù hợp với lô 10.000 viên nhân (tƣơng đƣơng với 2,15 kg viên nhân), tiến hành bao trên máy bao phim KBC-BP-05 với thông số của máy bao đƣợc khảo sát trong khoảng sau:

- Nhiệt độ khí vào : 50-550C - Nhiệt độ khí ra: 40- 450C

- Vận tốc quay của nồi bao : 6-8 vòng/phút - Vận tốc phun dịch : 8-24 ml/phút

- Áp suất vòi phun: 1,5 bar

- Nhiệt độ phòng bao phim là 25 C, độ ẩm 40-45%.

2.3.2. Các phƣơng pháp đánh giá chỉ tiêu chất lƣợng

2.3.2.1. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng

a. Phương pháp đánh giá bột và hạt [1], [6]:

32

Phương pháp 1: cho hạt chảy qua phễu Duran có đƣờng kính 10 mm, tính

khối lƣợng bột chảy qua trong một giây (g/s).

Phương pháp 2: tính chỉ số Carr: dùng máy gõ xác định tỷ trọng ERWEKA tính để tính tỷ trọng biểu kiến dbk của khối bột ban đầu có tỷ trọng thô dthô và tính theo công thức:

chỉ số Carr = (dbk - dthô).100/dbk [1], 6 .

Bảng 2.3. Tương quan giữa chỉ số Carr và tính chất trơn chảy của hạt/bột

Chỉ số Carr Phân loại độ trơn chảy 5 – 15 Rất tốt 12 – 16 Tốt 18 – 21 Dễ chảy (trung bình) 23 – 35 Kém 33 – 38 Rất kém > 40 Vô cùng kém Phƣơng pháp xác định độ ẩm của hạt:

Xác định bằng phƣơng pháp mất khối lƣợng do làm khô trên cân hàm ẩm Precisa XM 60, thử với khối lƣợng bột trên 1 g.

Phƣơng pháp lấy mẫu xác định độ đồng đều của khối bột:

Trong quá trình trộn bột kép, các mẫu đƣợc lấy ra tại 5 vị trí của thiết bị vào mỗi thời điểm khác nhau để xác định độ đồng đều về hàm lƣợng dƣợc chất trong khối bột dập viên. Các vị trí lấy mẫu gồm 4 góc và ở tâm của thiết bị. Mỗi mẫu lấy khoảng 5 g bột.

b. Phương pháp đánh giá hệ phân tán rắn và viên

Hình thức:

- Hệ phân tán rắn: bột tơi xốp màu trắng, hơi vàng, kích thƣớc < 250 mm

- Viên: viên hình trụ lồi, đƣờng kính 9 mm, màu trắng hoặc trắng ngà, cứng chắc, bề mặt viên bóng đẹp

33

Mẫu phân tích đƣợc nghiền mịn, nhiễu xạ tia X đƣợc ghi với góc quét 5-50o (2θ) ở tốc độ quét 0,030o/phút và nhiệt độ 25oC.

Phƣơng pháp đo độ cứng của viên:

Xác định bằng máy đo độ cứng ERWEKA, thử với 10 viên, lấy giá trị trung bình. Phƣơng pháp đánh giá độ đồng đều khối lƣợng:

Cân khối lƣợng của 20 viên bất kỳ rồi tính giá trị trung bình, yêu cầu độ chênh lệch không quá ±7,5% so với khối lƣợng trung bình viên.

2.3.2.2. Phương pháp định lượng bằng UV và HPLC của hệ phân tán rắn và viên

a. Định lượng bằng phương pháp đo độ hấp thụ UV

Đo độ hấp thụ ở bƣớc sóng 363,2 nm, mẫu trắng là dung dịch NaLS 1% trong đệm phosphat pH 6,5; mẫu chuẩn có nồng độ 20 µg/ml (pha theo phụ lục 3).

Định lượng FLD trong viên nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài:

Cân 10 viên nén và tính khối lƣợng trung bình viên (mtb (mg)), đem nghiền thành bột mịn. Cân chính xác một lƣợng bột viên (mc mg) tƣơng đƣơng với 10,0 mg FLD cho vào cho vào bình định mức 25 ml, cho thêm khoảng 20 ml methanol, siêu âm 25 phút cho dƣợc chất tan hoàn toàn, bổ sung thể tích đến vạch bằng methanol lắc đều. Sau đó đem ly tâm 4000 v/p/10p. Hút chính xác 5,0 ml dung dịch trên vào bình định mức 100 ml, bổ sung thể tích đến vạch bằng dung dịch NaLS 1% trong đệm phosphat pH 6,5 thu đƣợc mẫu thử. Đo quang mẫu thử ở bƣớc sóng 363,2 nm.

Định lượng FLD trong hệ phân tán rắn, bột bán thành phẩm:

Tƣơng tự nhƣ định lƣợng FLD trong viên nén FLD 5 mg giải phóng kéo dài, chỉ thay khối lƣợng bột viên bằng khối lƣợng bột HPTR hay bột bán thành phẩm, khối lƣợng bột trung bình của hệ phân tán rắn là mb(mg). Cân một lƣợng bột HPTR hay bột bán thành phẩm tƣơng ứng với 10 mg FLD cho vào bình định mức 25 ml. Làm tƣơng tự nhƣ định lƣợng FLD trong viên nén GPKD. Dung dịch thử thu đƣợc đem đo quang ở bƣớc sóng 363,2 nm.

Hàm lượng của FLD được xác định theo công thức:

- Với viên nén: Hàm lƣợng phần trăm FLD so với lƣợng ghi trên nhãn HL% =

34

- Với bột: Hàm lƣợng phần trăm FLD có trong khối bột

HL%=

- Trong đó:

At, Ac : Độ hấp thụ quang của mẫu thử và mẫu chuẩn. mtb : Khối lƣợng trung bình viên (mg).

mb: Khối lƣợng trung bình của khối bột tƣơng ứng với viên hoặc hệ phân tán rắn

mc : Khối lƣợng bột thành phẩm hoặc bán thành phẩm hoặc bột HPTR (mg).

b. Định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

Pha động là Acetonitril–MeOH-dung dịch đệm pH 3,0 (40:20:40); cột: C18 Phenomenex; tốc độ dòng: 1ml/phút, thể tích tiêm: 40 µl; detector: UV 362 nm; dung dịch chuẩn có nồng độ 10 µg/ml.

Định lượng FLD trong viên nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài:

Cân 20 viên nén và tính khối lƣợng trung bình viên (mtb (mg)), đem nghiền thành bột mịn. Cân chính xác một lƣợng bột (mc (mg)) tƣơng đƣơng với 5,0 mg FLD cho vào cho vào bình định mức 50 ml, hòa tan trong khoảng 40 ml methanol, siêu âm 25 phút cho tan hoàn toàn, bổ sung thể tích đến vạch bằng methanol. Sau đó đem ly tâm dịch ở 4000 v/p/10p. Hút chính xác 5,0 ml dịch nổi ly tâm trên vào bình định mức 25 ml, bổ sung thể tích đến vạch bằng pha động, lắc đều. Lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Định lượng FLD trong hệ phân tán rắn, bột bán thành phẩm:

Tƣơng tự nhƣ định lƣợng FLD trong viên nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài, chỉ thay khối lƣợng bột viên bằng khối lƣợng bột HPTR hay bột bán thành phẩm. Khối lƣợng bột HPTR hay bột bán thành phẩm tƣơng đƣơng với 5 mg FLD. Xử lý mẫu tƣơng tự nhƣ định lƣợng viên.

Hàm lượng FLD được tính theo công thức:

- Với viên nén: Hàm lƣợng phần trăm FLD so với lƣợng ghi trên nhãn

HL% =

35

HL% =

- Trong đó:

ru, rs (mAU.s): Diện tích pic của mẫu thử, mẫu chuẩn mtb : Khối lƣợng trung bình viên (mg).

mc : Khối lƣợng bột thành phẩm hoặc bán thành phẩm hoặc bột HPTR (mg).

2.3.2.3. Phương pháp đánh giá độ tan và độ hòa tan felodipin từ hệ phân tán rắn,

và viên nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài

a. Phương pháp đánh giá độ tan của felodipin trong dung dịch Poloxamer 1%

- Pha dung dịch PLX 1% trong nƣớc, cân một lƣợng HPTR và FLD nguyên liệu tƣơng đƣơng với khoảng 30 mg FLD vào bình nón có nút mài. Thêm vào bình chính xác 100,0 ml dung dịch PLX 1%, đậy kín nút, lắc đều ở môi trƣờng nhiệt độ 37oC trong 24h. Sau 24h, lấy các dung dịch đem ly tâm 4000 v/p/10p, thu lấy dịch trong, pha loãng bằng dung dịch PLX 1% đến nồng độ khoảng 20,0 µg/ml. Ly tâm dung dịch thu đƣợc ở 4000 v/p/10p, thu lấy dịch nổi trong đo độ hấp thụ ở bƣớc sóng hấp thụ cực đại (361,4 nm).

- Tính toán độ tan theo công thức

Độ tan =

(μg/ml) Trong đó

C : Nồng độ dung dịch chuẩn (µg/ml)

Dt, Dc : Độ hấp thụ quang của dung dịch thử và dung dịch chuẩn.

K : Hệ số pha loãng.

b. Phương pháp đánh giá độ hòa tan của felodipin từ hệ phân tán rắn và viên

Điều kiện thử hòa tan:

+ Thiết bị giỏ tĩnh cánh khuấy.

+ Dung dịch môi trƣờng: 500ml dung dịch NaLS 1% trong đệm phosphat pH 6,5. + Nhiệt độ 37 ± 0,5oC.

+ Tốc độ khuấy 50 vòng /phút. Tiến hành:

36

+ Dung dịch thử: mẫu thử là HPTR tƣơng đƣơng 5,0mg felodipin chứa trong một túi trà lọc hàn kín hoặc viên thử đặt trong giỏ kim loại và đƣợc nhúng chìm trong môi trƣờng thử độ hòa tan. Lấy mẫu ở các thời điểm 0,5h, 1h, 2h, 3h, 4h, 5h (với HPTR) hoặc 2h, 4h, 6h, 8h, 10h (với viên nén). Hút 12,0 ml dịch hòa tan và bổ sung 12,0 ml môi trƣờng hòa tan mới, ly tâm với tốc độ 4000 vòng/phút/10 phút thu lấy dung dịch nổi ly tâm. Hút 1,0 ml dung dịch chuẩn thêm có nồng độ 100,0 µg/ml vào bình định mức 10 ml, bổ sung vừa đủ thể tích bằng dịch hòa tan tƣơng ứng đã ly tâm rồi lắc đều.

+ Định lƣợng bằng phƣơng pháp UV, mẫu trắng là dung dịch NaLS 1% ly tâm 4000 v/p/10p. Đo độ hấp thụ của mẫu trắng, mẫu thử và mẫu chuẩn ở bƣớc sóng hấp thụ cực đại (363,2 nm).

Xác định phần trăm FLD giải phóng ở các thời điểm lấy mẫu

+ Nồng độ FLD trong môi trường thử hòa tan chưa hiệu chỉnh ở lần hút thứ n: Cno=

Dt, Dc:Độ hấp thụ UV của dd thử và dd chuẩn.

Co (µg/ml): Nồng độ của dung dịch chuẩn thêm 100µg/ml. Cc (µg/ml): Nồng độ của dung dịch chuẩn đo 10µg/ml.

+ Nồng độ FLD trong môi trường thử hòa tan sau hiệu chỉnh ở lần hút thứ n: Cn= Cno + ∑

Vo (ml): Thể tích của dịch thử hòa tan đã hút (Vo=12ml). V (ml): Thể tích của môi trƣờng thử hòa tan (V= 500ml). Ci: Nồng độ FLD chƣa hiệu chỉnh ở lần hút thứ i (i=0→n-1)

+ Phần trăm FLD giải phóng so với hàm lượng ghi trên nhãn tại thời điểm t:

% GPDC=

Cn (µg/ml): Nồng độ FLD đã hiệu chỉnh ở lần hút thứ n. m (µg): Hàm lƣợng FLD có trong viên nén.

Yêu cầu giải phóng dƣợc chất [49]:

37

Thời gian %GPDC

2h 10 – 30

6h 42 – 68

10h ≥ 75

2.3.3. Phƣơng pháp đánh giá sự tƣơng quan giữa đồ thị giải phóng viên thực nghiệm với viên đối chiếu nghiệm với viên đối chiếu

Dựa vào hệ số tƣơng đồng f2 theo quy định của FDA (thể hiện sự giống nhau của hai đƣờng cong hòa tan) khi so sánh giữa đồ thị hòa tan của viên nén felodipin bào chế đƣợc và đồ thị hòa tan của viên đối chiếu. Giá trị f2 đƣợc tính theo công thức: 100 ) ( 1 1 lg . 50 5 , 0 1 2 2 n t t t T R n f

Trong đó: n là số điểm lấy mẫu thử; Rt, Tt lần lƣợt là % dƣợc chất giải phóng tại thời điểm t của mẫu đối chiếu, mẫu thử.

Ý nghĩa: f2 nhận giá trị từ 0-100. Hai đồ thị hòa tan đƣợc coi là giống nhau khi f2 ≥ 50 (f2 càng lớn, hai đồ thị càng giống nhau).

2.3.4. Phƣơng pháp khảo sát tính ổn định của quy trình sản xuất

Trên quy trình bào chế đã lựa chọn, thiết kế công thức cho lô 10.000/lô, làm 3 lô liên tiếp

- Chuẩn bị trƣớc thẩm định: soạn thảo các tài liệu thẩm định (đề cƣơng thẩm định, báo báo thẩm định, phân tích thông số và soạn các phiếu thẩm định), lựa chọn các thông số trọng yếu.

- Tiến hành thẩm định: thẩm định bằng phƣơng pháp thực nghiệm và phân tích kết quả bằng phần mềm thống kê, thẩm định đánh giá tính ổn định của quy trình sản xuất, đánh giá các thông số trọng yếu theo các tiêu chí đã đƣa ra.

Trên quy trình bào chế đã lựa chọn, tiến hành sản xuất 3 lô liên tiếp, quy mô 500g HPTR/mẻ và 10.000 viên/lô. Kế hoạch lấy mẫu trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.5. Kế hoạch lấy mẫu trong quá trình thẩm định

Giai đoạn Số lượng mẫu Thông số thẩm định

Bào chế HPTR

20g/mẫu x 3 mẫu (ngẫu nhiên) 100g/mẫu x 3 mẫu (ngẫu nhiên) 100g/mẫu x 3 mẫu (ngẫu nhiên) 1g/mẫu x 3 mẫu (ngẫu nhiên)

Tỷ lệ kích thƣớc hạt Tỷ trọng biểu kiến Chỉ số Carr Độ tan

38

1g/mẫu x 6 mẫu (6 vị trí)

1g/mẫu x 6 mẫu (6 vị trí) Độ hòa tan Phân tán hàm lƣợng dƣợc chất Trộn bột kép 1g/mẫu x 6 mẫu (6 vị trí) Phân tán hàm lƣợng dƣợc chất Trộn hoàn tất

1g/mẫu x 6 mẫu (6 vị trí) 100g/mẫu x 3 mẫu (ngẫu nhiên) 100g/mẫu x 3 mẫu (ngẫu nhiên)

Phân tán hàm lƣợng dƣợc chất Tỷ trọng biểu kiến Chỉ số Carr Dập viên 20 viên x 3 lần/lô 10 viên x 3 lần/lô 6 viên x 1 lần/lô

10 viên sau mỗi 10 phút

Hình thức Độ đồng đều khối lƣợng Độ cứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế viên nén felodipin 5mg giải phóng kéo dài 10 giờ ở quy mô 10 000 viên lô (Trang 39)