0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Một số đánh giá về thực trạng năng lực làm việc của sinh viên sau đào

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ÁP DỤNG CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI LUẬN VĂN THS KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ 60 34 05 PDF (Trang 57 -59 )

Kết quả đánh giá chung cho thấy mức độ đáp ứng của SV với các tiêu chí để ra trong chƣơng trình đào tạo đạt ở mức m = 3.45 (trong 5 mức từ rất kém 1 rất tốt 5). Tuy chƣa phải là mức đáp ứng cao nhƣng có thể nói rằng SVTN các ngành kinh tế của trƣờng đã đƣợc đào tạo một cách bài bản, khoa học và có thể lĩnh hội đƣợc các khối kiến thức theo yêu cầu của chƣơng trình đào tạo.

Trong tổng số 23 tiêu chí đƣợc đƣa ra thì có 10 tiêu chí chƣa đạt đƣợc ở mức trung bình chung (có m<3.45), đó là những tiêu chí có liên quan đến việc các kỹ năng nghề và các phẩm chất nghề nghiệp nhƣ ứng dụng các kiến thức đƣợc trang bị vào giải quyết các công việc thực tế, tính nhạy bén trong tổ chức, thực hiện và ra quyết định… – những tiêu chí đƣợc xem là đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng đáp ứng về chuyên môn của ngƣời học với yêu cầu công việc.

49

Điểm yếu nhất trong nhóm này theo đánh giá của cựu sinh viên tham gia khảo sát đó là năng lực làm việc trong môi trƣờng quốc tế (với m=2.96, có xấp xỉ 75% các trƣờng hợp đƣợc hỏi đánh giá điểm này ở mức ≤3 trong thang bậc 5) và khả năng đáp ứng kiến thức đã học trong công việc (với m=2.99, có xấp xỉ 70% các trƣờng hợp đƣợc hỏi đánh giá điểm này ở mức ≤3 trong thang bậc 5). Tiếp đến là khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là mức độ chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành. Theo đánh giá của cựu sinh viên, chỉ có khoảng 30% ý kiến đánh giá mức độ chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành ở mức tốt và rất tốt (mức 4 và 5); 70% ý kiến còn lại chỉ đánh giá khả năng đáp ứng của mình ở mức ≤3.

Ngoài đối tƣợng cựu sinh viên, đề tài đã khảo sát ngƣời sử dụng lao động bằng cách đề nghị cựu sinh viên chuyển bảng hỏi cho ngƣời quản lý trực tiếp của mình (bảng hỏi dành riêng cho ngƣời sử dụng lao động). Kết quả khảo sát nhƣ trình bày trong bảng trên, cho thấy, ngƣời sử dụng lao động có cách đánh giá riêng về mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp trƣờng kinh tế. Bốn tiêu chí mà ngƣời sử dụng lao động đánh giá thấp nhất ở sinh viên tốt nghiệp trƣờng kinh tế là khả năng làm việc độc lập, là thái độ làm việc và tính kỷ luật trong công việc, là khả năng ngoại ngữ và khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ (các tiêu chí này đều có giá trị m<3).

Qua khảo sát, nhìn chung không có sự khác biệt nhiều trong hai mức độ đánh giá. Trong những tiêu chí mà sinh viên đánh giá cao các nhà quản lý cũng đƣa ra mức đánh giá cao và thậm chí còn cao hơn mức đánh giá của sinh viên.

50

CHƢƠNG 3

ĐỀ XUẤT CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP TẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ

3.1. Đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của SVTN trƣờng ĐH Kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ÁP DỤNG CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI LUẬN VĂN THS KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ 60 34 05 PDF (Trang 57 -59 )

×