Khát quát về Đại học Kinh tế-Đại học Quốc Gia Hà Nội

Một phần của tài liệu Đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp áp dụng cho trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 36)

2.1.1. Mục tiêu chiến lược của trường Đại học Kinh tế

2.1.1.1. Một số thông tin chung về trường Đại học Kinh tế

Trƣờng Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch tiếng Anh: University of Economics and Business - Vietnam National University, Hanoi) đƣợc thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày

6/3/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ. Trƣờng đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974.

Sự hình thành và phát triển:

 11/1974: Thành lập khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội.

 9/1995: Khoa Kinh tế Chính trị đƣợc chuyển thành khoa Kinh tế trực thuộc Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN.

 7/1999: Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN.

 3/2007: Trƣờng Đại học Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN

Trong suốt chặng đƣờng hình thành và phát triển Trƣờng ĐHKT không ngừng nâng cao chất lƣợng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hƣớng tới mục tiêu trở thành một trƣờng đại học định hƣớng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong các lĩnh vực kinh tế,

28

quản lý và quản trị kinh doanh. Trƣờng ĐHKT đã đƣợc xã hội biết đến nhƣ là một trƣờng đại học trẻ, năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hƣớng chất lƣợng và đẳng cấp quốc tế. Vị thế và uy tín của Nhà trƣờng đang dần đƣợc củng cố và nâng cao.

2.1.1.2. Mục tiêu chiến lược

Trƣờng Đại học Kinh tế đề ra mục tiêu trở thành một trong những trƣờng đại học định hƣớng nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam, đạt tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của ĐHQGHN, trong đó có một số ngành đƣợc kiểm định theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục của mạng lƣới các trƣờng đại học ASEAN (AUN-QA) vào năm 2015; và đƣợc xếp hạng ngang tầm với một số đại học tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có một số ngành và chuyên ngành đƣợc kiểm định theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục của mạng lƣới các trƣờng đại học ASEAN (AUN-QA) vào năm 2020.

Từ mục tiêu chung, trường Đại học Kinh tế đã đề ra một số mục tiêu cụ thể như sau:

- Nguồn nhân lực đƣợc đào tạo có chất lƣợng cao, tƣơng đƣơng với chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc đào tạo ở một số trƣờng đại học tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.

Qui mô đào tạo đạt khoảng 8-10 nghìn sinh viên, trong đó quy mô đào tạo sau đại học đạt khoảng 40-45%; quy mô đào tạo đẳng cấp quốc tế, chất lƣợng cao đạt khoảng 30-35% trên tổng quy mô đào tạo chính quy. Quy mô đào tạo liên kết quốc tế đạt khoảng 30-35% quy mô đào tạo trong nƣớc. Sinh viên quốc tế chiếm 3-5% tổng quy mô đào tạo. 80% các ngành và chuyên ngành đào tạo đƣợc kiểm định chất lƣợng bởi các tổ chức kiểm định có uy tín trong và ngoài nƣớc. 25% sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng có năng lực, kiến thức, kỹ

29

năng đạt chuẩn khu vực và có thể làm việc hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

- Các sản phẩm NCKH đạt chất lƣợng cao, tƣơng đƣơng với chất lƣợng các sản phẩm NCKH ở một số trƣờng đại học tiên tiến Đông Nam Á, là nền tảng để nâng cao chất lƣợng giảng dạy và tƣ vấn chính sách cũng nhƣ doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và xã hội. Phát triển đƣợc khoảng 5-7 nhóm nghiên cứu mạnh để thực hiện các đề tài, dự án, chƣơng trình nghiên cứu lớn, có tính liên ngành cao, tạo đƣợc các sản phẩm nghiên cứu đỉnh cao. Công bố khoảng 400-450 bài báo/ bài nghiên cứu trên tạp chí quốc tế. Hình thành đƣợc 01-02 nhóm think-tank về kinh tế và quản trị kinh doanh có uy tín cao ở trong và ngoài nƣớc.

- Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Trƣờng với tƣ cách là một trƣờng đại học nghiên cứu với đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và quản lý có năng lực và trình độ cao, đạt chuẩn quốc tế. Phát triển, cấu trúc một số Khoa thành các trƣờng, một số trung tâm nghiên cứu thành các Viện nghiên cứu, xây dựng một số Viện nghiên cứu, các Labo nghiên cứu chiến lƣợc, tạo dựng vƣờn ƣơm doanh nhân, doanh nghiệp và các trung tâm dịch vụ.

- Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại ở Hòa Lạc và tích lũy nguồn tài chính dồi dào đáp ứng đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trƣờng.

- Hình thành môi trƣờng làm việc trong đó các giá trị cốt lõi đƣợc thể hiện rõ nét, đƣợc mọi thành viên tôn trọng, tự hào và là điểm đến của các nguồn lực phát triển đại học hiện đại.

2.1.2. Hoạt động đào tạo tại trường Đại học Kinh tế

2.1.2.1. Tổ chức hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học

Trƣờng đại học Kinh tế với 5 khoa và 8 trung tâm nghiên cứu, hoạt động dƣới sự chỉ đạo của các phòng ban chức năng và ban giám hiệu nhà trƣờng, đó là:

30  5 khoa trực thuộc:

Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế(FIBE)

Với mục tiêu chƣơng trình đào tạo ĐH của FIBE là đào tạo, bồi dƣỡng những sinh viên có triển vọng trở thành những nhà kinh tế, nhà phân tích xuất sắc dƣới sự giảng dạy của đội ngũ giảng viên tâm huyết và có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế; Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đƣợc trang bị những kiến thức kinh tế chuyên môn, kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu làm việc trong nƣớc và ngoài nƣớc

Khoa Quản trị Kinh doanh

Với mục tiêu của chƣơng trình đào tạo đại học: “Đào tạo cử nhân có chất lƣợng đạt trình độ quốc tế trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, có khả năng tác nghiệp, kinh doanh, phân tích, đánh giá, nghiên cứu, giảng dạy về QTKD tại các doanh nghiệp trong và ngoài, các cơ sở giáo dục đại học, các viện nghiên cứu và các tổ chức khác; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành doanh nhân, lãnh đạo, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực QTKD.

Khoa Tài chính - Ngân hàng

Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN có chức năng tổ chức và thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tƣ vấn và hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài chính - ngân hàng trong khuôn khổ các hoạt động của Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Khoa Kinh tế Phát triển

Với mục tiêu của khoa là: Đến năm 2015 trở thành đơn vị hàng đầu quốc gia về đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế phát triển; Và đến năm 2022, Khoa Kinh tế Phát triển thuộc Trƣờng Đại học Kinh tế -

31

ĐHQGHN đƣợc xếp hạng ở khu vực Châu Á về đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế phát triển.

Khoa Kinh tế Chính trị

Khoa Kinh tế Chính trị đã trở thành cơ sở đào tạo hàng đầu của đất nƣớc về Kinh tế Chính trị. Khoa Kinh tế Chính trị có thế mạnh về cung cấp cho ngƣời học những kiến thức cơ bản, hệ thống và cập nhật những vấn đề Kinh tế Chính trị Việt Nam và thế giới; rèn luyện các kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và thuyết trình về các vấn đề thực tế của các doanh nghiệp và các nền kinhtế trên thế giới…

 8 trung tâm nghiên cứu:

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (Center for Economic Development Studies – CEDS)

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (CEDS) có chức năng, nhiệm vụ chính trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục nhƣ sau:

- Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế phát triển theo hƣớng kết hợp nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

- Mở các khóa đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.

- Tham gia đào tạo đại học và sau đại học về lĩnh vực kinh tế phát triển theo nhiệm vụ do Hiệu trƣởng giao.

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trung tâm hƣớng tới các mục tiêu sau:

- Thực hiện các nghiên cứu cơ bản và độc lập trong khoa học kinh tế và các vấn đề liên ngành lấy kinh tế học làm trung tâm; phát triển và ứng dụng các phƣơng pháp định lƣợng trong kinh tế học và phân tích chính sách;

32

- Cung cấp dịch vụ đào tạo nâng cao trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và phân tích chính sách.

Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Quốc tế

Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Quốc tế, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, tƣ vấn và nghiên cứu chuyên sâu về quản lý, quản trị doanh nghiệp và phát triển tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp.

Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Quốc tế thực hiện các chƣơng trình liên kết đào tạo đại học và sau đại học đẳng cấp quốc tế với các trƣờng đại học, các cơ sở đào tạo danh tiếng trên thế giới.

Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh

Là một đơn vị nghiên cứu, tƣ vấn, đào tạo hoạt động độc lập, có tài khoản và con dấu riêng; Trung tâm hiện đang sở hữu nguồn nhân lực chuyên môn chất lƣợng cao bao gồm 30 chuyên gia về các lĩnh vực chiến lƣợc cạnh tranh, chiến lƣợc thị trƣờng và sản phẩm; marketing, hệ thống phân phối, và chuỗi cung ứng; quản lý tác nghiệp, dịch vụ, chất lƣợng; phát triển nguồn nhân lực; văn hóa tổ chức và lãnh đạo.

Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế

Chất lƣợng đào tạo luôn là ƣu tiên số 1 đối với các chƣơng trình liên kết đào tạo của Trƣờng ĐHKT-ĐHQGHN. Để không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo, Trung tâm Giáo dục & Đào tạo quốc tế đặt ra những nguyên tắc sau khi phát triển các chƣơng trinh đào tạo quốc tế:

Các đối tác cấp bằng và chƣơng trình đào tạo đƣợc kiểm định và công nhận trên toàn thế giới

Chƣơng trình đào tạo giống nhƣ học tại các nƣớc sở tại và có điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam

33

Đội ngũ giảng viên tốt nghiệp từ các trƣờng danh tiếng trên thế giới, có kinh nghiệm giàng dạy và kiến thức thực tiễn liên quan đến lĩnh vực giàng dạy

Lấy khách hàng là trung tâm, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng

Môi trƣờng học tập và cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế Trung tâm Đảm bảo Chất lƣợng Giáo dục

Với mục tiêu:

Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục của Trƣờng ĐHKT- ĐHQGHN thông qua xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả công tác đảm bảo chất lƣợng toàn diện của Trƣờng.

Trở thành đơn vị nghiên cứu, tƣ vấn có uy tín về đảm bảo chất lƣợng giáo dục.

Trung tâm Hệ thống Thông tin Kinh tế và Quản lý

Với mục tiêu: quản lý, tƣ vấn hỗ trợ vận hành, ứng dụng và phát triển hệ thống CNTT (thiết bị CNTT, phần mềm ứng dụng, website, hệ thống mạng LAN/WAN/Wifi/Điện thoại) theo định hƣớng đại học số hóa.

Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên

Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên thuộc Trƣờng Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch tiếng Anh: Center for Student Services - CSS) đƣợc thành lập theo Quyết định số 1624/QĐ-TCCB 24/10/2008 của Hiệu trƣởng nhà trƣờng.

2.1.2.2. Thuận lợi của trường Đại học Kinh tế

Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục có những đổi mới, đặc biệt là đổi mới trong quản trị đại học nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và hiệu quả nghiên cứu khoa học. Điều này sẽ tạo cho Trƣờng những cơ hội phát

34

triển mang tính sáng tạo nhƣng bền vững theo hƣớng chất lƣợng và đẳng cấp quốc tế.

Đại học quốc gia Hà Nội tiếp tục phát triển theo hƣớng chất lƣợng và đẳng cấp quốc tế thông qua việc tập trung đầu tƣ cho các ngành đào tạo CLC, ĐCQT, Liên thông, Liên kết quốc tế và các chƣơng trình nghiên cứu khoa học đỉnh cao (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu liên ngành), đẩy mạnh liên thông, liên kết không chỉ trong đào tạo mà còn cả trong NCKH, không chỉ trong ĐHQGHN mà cả ngoài ĐHQGHN (cả trong và ngoài nƣớc). Điều này cũng sẽ tạo thuận lợi trong việc tiếp tục thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lƣợc đã đặt ra.

Sau 5 năm thành lập Trƣờng ĐHKT-ĐHQGHN đã đi vào hoạt động ổn định, đạt đƣợc một số thành tựu trong đào tạo và NCKH và tạo dựng niềm tin với các bên hữu quan về sự kiên định theo đuổi mục tiêu chất lƣợng và đẳng cấp quốc tế của Trƣờng; góp phần xây dựng thƣơng hiệu và phát triển bền vững trong dài hạn.

2.1.2.3. Khó khăn của trường Đại học Kinh tế

Mặc dù đã có những dấu hiệu tích cực, song tình hình kinh tế Việt Nam đƣợc dự báo tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn về lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tƣ công sẽ tiếp tục đƣợc áp dụng sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến các hoạt động của Trƣờng có sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Mặt khác, trƣớc tình hình kinh tế khó khăn, các đối tác đặc biệt là các doanh nghiệp khó mặn mà trong triển khai các hợp tác với Trƣờng.

Áp lực truyền thông trong thời gian vừa qua đã ảnh hƣởng không nhỏ đến uy tín và vị thế của Trƣờng.

35

Trƣờng tiếp tục gặp khó khăn về các nguồn lực cho phát triển: đội ngũ giảng viên cho các ngành đặc thù; cơ sở vật chất vẫn phải thuê ngoài; tài chính, v.v...

2.2. Thực trạng năng lực làm việc của sinh viên sau đào tạo Đại học Kinh tế Kinh tế

2.2.1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của sinh viên sau đào tạo Đại học Kinh tế Kinh tế

2.2.1.1. Về môi trường làm việc

Loại hình tổ chức nơi các sinh viên đã tốt nghiệp làm việc khá đa dạng: 29,6% làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc, 37,7% làm việc trong các doanh nghiệp tƣ nhân, 10,1% làm trong các tổ chức quốc tế, NGOs, 16,6% làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và chỉ có 3,0% là tự kinh doanh. Hình vẽ dƣới đây sẽ thể hiện rõ hơn về loại hình tổ chức nơi sinh viên đến làm việc:

Hình 2.1. Các loại hình doanh nghiệp mà cựu sinh viên tham gia

(Nguồn: Khảo sát loại hình doanh nghiệp mà SVTN tham gia năm 2011)

Qua khảo sát, thấy đa số sinh viên tốt nghiệp trƣờng Đại học Kinh tế ra trƣờng làm trong các doanh nghiệp tƣ nhân và các cơ quan nhà nƣớc, rất ít sinh viên tự kinh doanh, điều đó phù hợp với thực trạng thông thƣờng. Đó là

36

do kinh nghiệm, khả năng và năng lực còn hạn chế nên SVTN khó có thể độc lập tự kinh doanh, mà cần phải trải nghiệm, học hỏi thực tế thông qua môi trƣờng làm việc.

2.2.1.2. Về vị trí làm việc

Về vị trí làm việc, qua khảo sát, sau 1 năm, hầu hết sinh viên tốt nghiệp

đều khởi đầu từ bậc chuyên viên (bậc đầu tiên) (chiếm 82.8% tổng số SVTN tham gia khảo sát). Số SVTN khởi đầu công việc ở vị trí trƣởng nhóm, quản lý/lãnh đạo chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều này là hết sức bình thƣờng bởi phần nhiều vị trí cao trong công việc thƣờng tỷ lệ thuận với kinh nghiệm làm việc.

2.2.1.3. Về số lượng công việc

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên kinh tế đều muốn ổn định công việc. 46.2% sinh viên tốt nghiệp chƣa hề thay đổi công việc của mình kể từ khi ra trƣờng; 37.2% sinh viên tốt nghiệp đã chuyển đổi công việc 2 lần và 12.6% sinh viên tốt nghiệp đã chuyển đổi công việc 3 lần trong năm vừa qua.

Hình 2.2. Tỷ lệ sinh viên đã thay đổi công việc

37

2.2.1.4. Về thu nhập

Mức thu nhập bình quân của sinh viên kinh tế tốt nghiệp sau 1 năm nằm trong khoảng 5 triệu đồng/tháng. Số SVNT có mức thu nhập trên 5 triệu và trong khoảng 10 triệu/tháng chiếm tỷ lệ đáng kể (chiếm xấp xỉ 50% trong tổng số SVTN tham gia ĐTKS). So với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc năm 2010 (là 2.130.000 đồng/ngƣời/tháng-theo thống kê mức thu

Một phần của tài liệu Đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp áp dụng cho trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)