Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của sinh viên sau đào tạo Đại học

Một phần của tài liệu Đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp áp dụng cho trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 44 - 47)

2.2.1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của sinh viên sau đào tạo Đại học Kinh tế Kinh tế

2.2.1.1. Về môi trường làm việc

Loại hình tổ chức nơi các sinh viên đã tốt nghiệp làm việc khá đa dạng: 29,6% làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc, 37,7% làm việc trong các doanh nghiệp tƣ nhân, 10,1% làm trong các tổ chức quốc tế, NGOs, 16,6% làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và chỉ có 3,0% là tự kinh doanh. Hình vẽ dƣới đây sẽ thể hiện rõ hơn về loại hình tổ chức nơi sinh viên đến làm việc:

Hình 2.1. Các loại hình doanh nghiệp mà cựu sinh viên tham gia

(Nguồn: Khảo sát loại hình doanh nghiệp mà SVTN tham gia năm 2011)

Qua khảo sát, thấy đa số sinh viên tốt nghiệp trƣờng Đại học Kinh tế ra trƣờng làm trong các doanh nghiệp tƣ nhân và các cơ quan nhà nƣớc, rất ít sinh viên tự kinh doanh, điều đó phù hợp với thực trạng thông thƣờng. Đó là

36

do kinh nghiệm, khả năng và năng lực còn hạn chế nên SVTN khó có thể độc lập tự kinh doanh, mà cần phải trải nghiệm, học hỏi thực tế thông qua môi trƣờng làm việc.

2.2.1.2. Về vị trí làm việc

Về vị trí làm việc, qua khảo sát, sau 1 năm, hầu hết sinh viên tốt nghiệp

đều khởi đầu từ bậc chuyên viên (bậc đầu tiên) (chiếm 82.8% tổng số SVTN tham gia khảo sát). Số SVTN khởi đầu công việc ở vị trí trƣởng nhóm, quản lý/lãnh đạo chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều này là hết sức bình thƣờng bởi phần nhiều vị trí cao trong công việc thƣờng tỷ lệ thuận với kinh nghiệm làm việc.

2.2.1.3. Về số lượng công việc

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên kinh tế đều muốn ổn định công việc. 46.2% sinh viên tốt nghiệp chƣa hề thay đổi công việc của mình kể từ khi ra trƣờng; 37.2% sinh viên tốt nghiệp đã chuyển đổi công việc 2 lần và 12.6% sinh viên tốt nghiệp đã chuyển đổi công việc 3 lần trong năm vừa qua.

Hình 2.2. Tỷ lệ sinh viên đã thay đổi công việc

37

2.2.1.4. Về thu nhập

Mức thu nhập bình quân của sinh viên kinh tế tốt nghiệp sau 1 năm nằm trong khoảng 5 triệu đồng/tháng. Số SVNT có mức thu nhập trên 5 triệu và trong khoảng 10 triệu/tháng chiếm tỷ lệ đáng kể (chiếm xấp xỉ 50% trong tổng số SVTN tham gia ĐTKS). So với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc năm 2010 (là 2.130.000 đồng/ngƣời/tháng-theo thống kê mức thu nhập của hộ dân cƣ năm 2011) thì đây đƣợc xem là mức thu nhập cao. Tuy nhiên, theo đánh giá của thị trƣờng việc làm hiện nay, đối với sinh viên mới tốt nghiệp khối ngành kinh tế thì mức lƣơng khỏi điểm dao động trong khoảng từ 3 – 7,5 triệu đồng/tháng và mức thu nhập 5 triệu đồng/ tháng là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế và phản ánh đúng năng lực của sinh viên kinh tế.

Bảng 2.1. Thống kê mức thu nhập của sinh viên kinh tế sau một năm tốt nghiệp Các mức thu nhập N Tỷ lệ % 1 <3 triệu 14 6.9 2 Từ 3-5 triệu 77 37.7 3 Từ 5-10 triệu 99 48.5 4 >10 triệu 9 6.9

(Nguồn: Khảo sát mức sống của hộ dân cư năm 2011)

Kết quả khảo sát trình bày trong bảng trên cho thấy sự phân hóa về thu nhập giữa sinh viên tốt nghiệp cùng một khóa sau một năm làm việc. 48.5% cựu sinh viên có mức thu nhập 5-10 triệu đồng/ tháng, trong khi 37.7% bạn

38

cùng lớp của họ nhận mức lƣơng 3-5 triệu đồng/ tháng, thậm chí có ngƣời chỉ nhận đƣợc mức lƣơng dƣới 3 triệu đồng/ tháng.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp áp dụng cho trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)