Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp áp dụng cho trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 29 - 32)

1.2.1.1. Học lực, bảng điểm, bằng cấp

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ trƣớc tiên đƣợc thể hiện thông qua kết quả học tập, điểm tốt nghiệp và phân loại tốt nghiệp ở mức độ nào (yếu, trung

21

bình, khá, giỏi, xuất sắc), đó chính là cơ sở đầu tiên để đánh giá năng lực của một cá nhân nào đó.

Trình độ chuyên môn thể hiện qua học lực chính là thể hiện nội tại bản thân ngƣời học có những khả năng, kỹ năng bẩm sinh và đƣợc trau dồi qua thực tế.

1.2.1.2. Số lần thay đổi công việc

Số lần thay đổi công việc cũng là một tiêu chí để đánh giá năng lực làm việc của ngƣời lao động và thể hiện ở hai mặt:

Đối với ngƣời có khả năng làm việc tốt, có thể họ sẽ thay đổi 2, 3 hay nhiều công việc bởi vì họ thử sức, muốn tìm đến một công việc, một vị trí tốt hơn để thể hiện bản thân mình.

Hoặc đối với những ngƣời khả năng làm việc của họ ở vị trí hiện tại chƣa phù hợp đúng với khả năng của họ, khả năng của họ chƣa đủ để đáp ứng yêu cầu công việc, họ sẽ tìm đến một công việc mới phù hợp hơn với mình để làm, cồng hiến và phát triển.

1.2.1.3. Môi trường làm việc

Tiêu chí môi trƣờng làm việc có tác động lớn đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ở một môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, đƣợc đào tạo bài bản, có văn hóa doanh nghiệp và văn hóa làm việc cao sẽ là một quy chuẩn để cho ngƣời lao động hƣớng tới và tự ý thức đƣợc bản thân; đặc biệt ở một môi trƣờng làm việc tốt mọi mặt, ngƣời lao động sẽ có cơ hội để phát triển chuyên môn của mình nhiều hơn. Ngƣợc lại, ở một môi trƣờng làm việc không tốt, ít chuyên nghiệp, nó cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến ngƣời lao động ở đó.

1.2.1.4. Vị trí và thu nhập

Tuy vị trí và thu nhập là thƣớc đo của tổng hợp: trình độ chuyên môn, các kỹ năng mềm, kỹ năng bổ trợ và phẩm chất của sinh viên, nhƣng nó phản ánh lớn nhất ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ của sinh viên

22

1.2.1.5. Khả năng triển khai được các yêu cầu công việc

Khả năng triển khai đƣợc yêu cầu công việc đòi hỏi ngƣời lao động phải đầu tƣ chất xám, phải tiếp cận, tìm hiểu, hiểu rõ và triển khai đƣợc yêu cầu của công việc đƣợc giao. Tiêu chí phản ánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu đối với sinh viên mới tốt nghiệp và mới bắt đầu công việc.

1.2.1.6. Khả năng tự học tập bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Khả năng tự nâng cao trình độ bản thân, tự học tập để trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng cho công việc cũng là tiêu chí phản ánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ của sinh viên tốt nghiệp.

1.2.2. Khả năng đáp ứng công việc của NNL sau đào tạo

1.2.2.1. Sự phù hợp giữa chuyên ngành được đào tạo và thực tiễn công việc

Tiêu chí đầu tiên phản ánh khả năng đáp ứng công việc của NNL sau đào tạo đó chính là sự phù hợp giữa chuyên ngành đƣợc đào tạo với công việc thực tiễn. Việc phù hợp giữa chuyên ngành đƣợc đào tạo và công việc rất quan trọng, đó chính là tiêu chí cơ bản để sinh viên có thể hiểu bản chất để tiếp cận với công việc một cách dễ dàng hơn.

1.2.2.2. Thời gian thích ứng công việc

Thời gian thích ứng công việc đó chính là thời gian để sinh viên tiếp cận, nắm vững và làm chủ công việc

1.2.2.3. Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên

Sinh viên sau ra trƣờng có đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc hay không, hay sinh viên chỉ đáp ứng đƣợc ở mức khá tốt, hay sinh viên chỉ đáp ứng đƣợc một phần công việc, hoặc không đáp ứng đƣợc công việc. Đây chính là thang đo cho khả năng đáp ứng công việc của NNL sau đào tạo đại học.

23

Một phần của tài liệu Đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp áp dụng cho trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)