Việc tuyên truyền, giáo dục truyền thông cho người dân là vô cùng cần thiết vì chính người dân là người trực tiếp bảo tồn làng Cựu.
Cần tuyên truyền trên loa phát thanh về những giá trị văn hóa của Làng Cựu truyền vào họ tình yêu quê hương, yêu làng và các giá trị văn hóa. Giúp họ hiểu việc bảo tồn không chỉ là công việc của cấp chính quyền mà còn là của mỗi người dân.
Tổ chức các cuộc thi về nghề may truyền thống để nhằm tôn vinh nghề và nâng cao tay nghề của người thợ may đồng thời đây cũng như một ngày hội để tạo điều kiện cho du lịch. Kể các câu truyện về nghề và cần dạy nghề cho con em trong làng để giữ gìn nghề.
Kết hợp với các tổ chức khác như trường học tổ chức cuộc thi “Em yêu làng Cựu”… để truyền tình yêu ngôi làng vào từng em học sinh từ đó các em sẽ hiểu được và giữ gìn quê hương.
Tổ chức các cuộc thi kể chuyện về thần phả, thần tích, các người nổi tiếng của làng để hiểu rõ hơn về lịch sử của ngôi làng.
Cần tuyên truyền người dân không xây nhà mới, nhà cao tầng xung quanh khu di tích đình, đền, chùa, các nhà cổ, các xóm cổ, các cổng cổ cần được giữ lại và có kế hoạch tu bổ cho phù hợp.
Kết hợp giữa các thế hệ để gắn kết gia đình, dòng họ ví dụ như cuộc thi “Gia Đình thông thái” hay “Tự hào dòng họ” để xem những hiểu biết của gia đình về làng Cựu cũng như dòng họ nào uyên bác hơn. Như vậy sẽ kích thích được sự phấn khởi cũng như tăng cường tình cảm gia đình, dòng họ đồng thời
đây là một phương án rất hay giúp các gái trị văn hóa dễ thấm dần vào từng con người nơi đây.
Cũng như cần khuyến khích các bài báo, các nghiên cứu về làng…nhằm giới thiệu một làng cổ Cựu đến với khách du lịch trong và ngoài nước.
Thiết nghĩ rằng các đoàn thể nên xây dựng những hình ảnh về làng Cựu một cách chuyên nghiệp qua các tranh ảnh, video, cuộc thi, chương trình tôn vinh… để thấy được hết nét đẹp văn hóa ở nơi đây. Làm được như vậy sẽ truyền sự trân trọng tự hào đồng thời cũng quảng bá hình ảnh một làng Cựu đẹp và đầy cổ kính.