Đến với làng Cựu chúng ta sẽ thấy 2 trường phái:
Trước năm 1930: Kiến trúc làng Cựu là kiến trúc nhà thuần Việt cổ với
ngói vảy rồng (hay còn gọi là ngói ta) lợp mái, cột gỗ, sân gạch rộng, tường cây bao quanh. Nhà Việt cổ Làng thường nhà 3 gian là phổ biến nhất chỉ có một vài nhà là nhà 5 gian hoặc nhà 3 gian 2 trái.Có thể thấy, những căn nhà ba gian với khoảng sân rộng là kiến trúc của cả làng. Nét tinh tế thể hiện trên những mái nhà cong vút, những khung cửa tỉ mẩn trong từng chi tiết và những hình hoa văn dù đã bị thời gian lấp đi bằng rêu mốc vẫn tỏa rạng vẻ đẹp của một thời vàng son.
Các nhà cổ làng Cựu nếu gắn cánh cửa thì dùng "cửa bức bàn" bằng ván kín. Cầu kỳ hơn một số nhà dùng cửa "thượng song hạ bản" tức là phía trên chấn song, phía dưới làm gỗ kín. Ngưỡng cửa khá cao, người ra vào phải giơ chân bước qua. Nói chung thì cửa ra vào khá lớn và được chú trọng.
Triền mái của kiến trúc cổ Việt làng Cựu thẳng, không cong, nhưng hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát, lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hóa sông nước.
Các nhà Việt cổ tại làng Cựu với sắc nâu là chính thể hiện sự mát mẻ, thanh thoát, dịu dàng. . Nhà làng Cựu cũng như bao làng quê khác chất liệu gỗ luôn được sử dụng và nhà thường đặt mộc màu gỗ hay quét sơn ta bảo vệ có màu nâu. Những ngôi nhà tinh tế thường thích chạm trổ những hoa văn vào kẻ, bảy, câu đầu...Gạch Bát tràng là loại gạch quý được sử dụng để xây tường nhà .
Nhà Việt cổ làng Cựu có rất nhiều vật dụng sinh hoạt như chum nước, gáo dừa, bể nước mưa…nhà cổ làng Cựu có sự kết hợp hài hòa giữa không gian sống và ngôi nhà. Những ngôi nhà thường có rất nhiều cây xanh như : cau, thị, cây vạn tuế… và hoa như hoa hồng, mười giờ, loa kèn…. Một số ngôi nhà vẫn giữ được mảnh vườn và cái ao nhỏ trước cửa nhà. Trong nhà bàn thờ gia tiên được đạt trang trọng ở gian giữa các đò thờ tự cũng làm từ gỗ, gốm…
Những ngôi nhàViệt làng Cựu đầy tính chân thực trong màu của gỗ và ngói, đầy nghệ thuật ở các đường nét họa tiết.
Từ những năm 30 đến năm 45: Kiến trúc của làng Cựu mang dáng dấp
kiến trúc biệt thự. Đây là những ngôi nhà của những người thợ may tân thời xây dựng theo kiến trúc phương tây kết hợp tinh tế với những họa tiết phương đông. Hai kiến trúc trong làng tưởng như đối nghịch nhau nhưng lại phù hợp. Nó là sự kết hợp của thời đại, là sự kết hợp hài hòa của kiến trúc truyền thống với kiến trúc phương tây mà ở đây là kiến trúc pháp.
Cổng nhà
Ở vùng châu thổ sông Hồng nhà nào, làng nào cũng có cổng. Cổng là nơi đi về của một khuôn viên gia đình, của làng. Nhìn vào nhà,cổng làng thấy rõ sắc thái văn hóa của gia đình, của làng ấy.
Người làng Cựu từ những năm 40 ở thế kỷ 20 đã rất thành đạt, xây nhà cao cửa rộng, đi làm ăn xa và cư ngụ luôn tại các tỉnh thành lớn, vì vậy những
kiến trúc lừng lẫy một thời nay hầu hết đều vắng chủ. Nhưng những tấm đại tự trên vòm cổng lại là một điểm nhấn về kiến trúc hết sức độc đáo của làng Cựu. Mỗi gia đình, mỗi ngôi nhà xưa, lại có một cách thể hiện câu chữ, liễn đối, kiến trúc khác biệt. Những bức đại tự chữ Hán như: Nhật phụ mộc (mặt trời phủ xuống cây cối), Lợi du vãng (nguồn lợi từ xa đến), Đắc kỳ môn (xây được nhà này), Du môn kiết (may mắn trong nhà này). Đến những đại tự mang hàm ý đầy phong lưu như Hào hoa phong nhã, hay Thiểu cao đại (bớt tự cao tự đại) – như một lời nhắc nhở với gia chủ thể hiện tính khiêm tốn với mọi người.
Một trong những kiến trúc đẹp nhất của làng Cựu hôm nay đó là ngôi nhà của cụ Phó Du mà hiện gia đình ông Bùi Văn Khánh đang cư ngụ, ngôi nhà được xây dựng từ năm 1929 và cũng là một trong những ngôi nhà cổ nhất làng Cựu. Trên cổng vào, hình tượng con tôm đắp nổi tinh tế, với đôi càng khoẻ như đang nâng niu bức đại tự bốn chữ Nhập hiếu xuất đễ (hàm ý: vào nhà có hiếu với cha mẹ ra ngoài nhường nhịn anh em). Vừa qua cổng, không gian kiến trúc nhà ở là những nét pha trộn kiến trúc Á – Âu, cửa lá sách, rồi các cột trụ, đầu hồi… đều được đắp nổi đề tài hoa lá, tỉa cạnh rất đặc trưng của Tây Âu, nhưng trên chóp mái lại là bức phù điêu Tam tinh – chính là bộ Tam đa (phước – lộc – thọ) quen thuộc trong văn hoá Á Đông thường thấy tại các nước Việt Nam, Trung Quốc… với dòng Hán tự: Tam tinh cung chiếu (ba vì sao toả chiếu). Sự hoà trộn tây – ta ấy chẳng hề… lạc quẻ, mà trái lại trông rất hài hoà, sang trọng, bề thế, phần nào thể hiện một vị thế cao quý của gia chủ trong làng Cựu thời bấy giờ.
Tìm hiểu về những biểu tượng, những đường nét trang trí trong kiến trúc mà qua đó, người ta có thể hiểu được ý đồ của chủ nhân muốn gởi gắm những thông điệp cùng lời ước mong, cầu chúc điềm lành, điềm may, sự giàu sang, phú quý… Trên cổng vào một ngôi nhà ở làng Cựu có hình tượng con dơi, trong âm Hán – Việt, con dơi gọi là “bức”, đọc giống với chữ “phúc”, thế nên dơi cũng là một biểu tượng trong kiến trúc, trang trí với hàm ý đem lại năm điều lành, phúc
đức (ngũ phúc) gồm: giàu có, sống lâu, mạnh khoẻ, đức tốt, và hưởng trọn tuổi trời (phú, thọ, khang ninh, hảo đức, khảo chung mệnh). Ở chiếc cổng này, con dơi lại ngậm chữ thọ được cách điệu nhìn tròn đều như một chiếc mai rùa (rùa cũng là biểu tượng của sự trường thọ), chắc hẳn gia chủ đã gởi gắm nhiều ý nghĩa của gia đình lên chi tiết trang trí ấy. Bởi dơi đi với chữ thọ, nghĩa là phúc – thọ, một hàm ý đầy đủ với lời chúc cho gia đình có phúc và đắc thọ.
Liễn đối trong làng Cựu
Đi trong làng Cựu, cứ như lạc vào một kho tàng của văn chương cổ thông qua những nét trang trí liễn đối, càng làm tăng thêm ý nghĩa và vẻ đẹp cho mỗi kiến trúc cổ của làng. Trên con đường chính của làng, ngôi nhà của thương hiệu may Đức Lợi, một tiệm may nổi tiếng khắp Hà thành, có đôi liễn chữ Hán đề rằng: “Vượng phước lâm môn các gia hương.
Thịnh khải cù thông vạn lý trường”
(tạm dịch: Phước tốt đến nhà mọi vật đều thơm đẹp. Hưng thịnh mở ra thông tận xóm làng xa).
Bên cạnh phụng tổ đường (nhà thờ tổ), ngôi nhà của gia chủ có bức đại tự hàohoa phong nhã, có đôi liễn ngay cổng vào:
“Hoàn lộ nhật quang quân tử phục. Thanh phong thần dẫn cố nhân lai”
(tạm dịch: Đường quan ngày ngóng người quân tử. Gió mát sớm chờ bạn cố tri).
Cứ thế, mỗi khi đi qua từng ngôi nhà trên con đường làng Cựu, dù còn người ở hay đang đóng cổng im lìm, bỏ hoang, cảm giác cứ như đang được đi ngược thời gian trở về miền ký ức, thông qua những lối trang trí kiến trúc tiêu biểu của làng, đó là sự pha trộn hài hoà giữa những nét trang trí Âu và Á. Nhưng
trên hết, từ những câu chữ của mỗi ngôi nhà nơi cổng vào, lại mang một nét Á Đông thuần khiết, một tính cách đặc trưng của gia chủ để người đời sau thoả chí tìm hiểu, chiêm nghiệm, và khám phá.
Kiến trúc nhà
Ðược xây dựng từ những năm 1920 - 1945 với kiến trúc vòm cuốn, ngôi làng đặc biệt này được lưu truyền với cái tên "làng nhà Tây". Những ngôi nhà kết hợp phong cách Đông và Tây, có những ngôi nhà mang đậm kiến trúc Pháp tạo nên vẻ đẹp duyên dáng và tráng lệ. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp tráng lệ ảnh hưởng kiến trúc thời Pháp thuộc, làng Cựu còn vẹn nguyên những đường nét vừa giản dị vừa tinh tế thuần chất Á Ðông từ vật liệu xây dựng như gỗ lim, ngói mũi, tường bằng mật ong trộn muối đến các họa tiết trang trí như nậm rượu, con tôm, con dơi, nghê chầu.... Làng Cựu là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc kinh viện châu Âu và kiến trúc bản địa. Ðiều đó thể hiện sự sáng tạo, phù hợp với thẩm mỹ, văn hóa người Việt. Nhà cụ Phó Du được xây dựng năm 1929, thuộc loại sớm nhất làng tiêu biểu cho kiến trúc Ðông Dương. Ngôi nhà được nhấn mạnh khối trung tâm, hai bên cân xứng, phía trước đan xen những vườn hoa nhỏ tạo điểm nhấn giúp ngôi nhà mang vẻ bề thế mà vẫn thanh thoát.
Nhà ông Xã Vình, một nhà buôn gỗ lạt giàu có ở Thủ đô hồi trước cách mạng Tháng Tám đẹp một cách cầu kỳ nhất. Nhà cao, rộng, cột lớn, lối ngõ thênh thang lát đá tảng xanh, hai toà nhà ở hai bên tả hữu của ngõ được nối với nhau bằng cái cầu bê tông cong cong, trang trí theo lối kiến trúc Pháp - Việt cầu kỳ. Các “linh vật” được đắp tạc dọc cổng và cầu bê tông trên cao, ven các hành lang, các toà nhà rất công phu.Ngôi nhà của cụ Hàn Thăng rộng vài trăm mét vuông, kiến trúc thuần Việt, cột lim, hoành phi, câu đối, sân gạch Bát Tràng, xây từ đầu thế kỷ 20, có lẽ là ngôi nhà không có “chất” của biệt thự Pháp hiếm hoi của làng Cựu. Còn phải nói, những thương hiệu của “Làng May Tây” nổi tiếng
như Thuận - Thịnh, Toàn - Thuận Anh, Toàn - Thuận Em, Phúc Hưng, Phúc Mỹ... đã làm nhà bề thế, cầu kỳ tới mức nào. Có nhà thờ... con tôm vắt ngang qua cổng; có nhà làm cầu cong cong như cầu Thê Húc, bắc từ toà nhà nọ sang toà nhà kia, ở giữa là ngõ xóm xanh um hoa trái, các kiến trúc trang trí tuyệt kỹ kiểu như toà lâu đài thời Trung cổ nào đó. Vào làng, hỏi nhà ai, người ta chỉ ngay, nhà “ở cổng có đắp con công”, “trước hiên có con phượng (hoặc con nghê)”; “lối vào có hàng chữ Hán, hai bên đắp đôi câu đối Tàu”..., những cung cách trang trí, kiến trúc đó đã tạo nên thương hiệu cho từng ngôi nhà, từng chi nhánh trong các tộc họ ở làng Cựu. Với bà con, đó là một niềm tự hào lớn.
Đẹp nhất vẫn là nhà của cụ Hàn Thăng. Đó là một toà biệt thự mang dáng dấp đại quan, mái cổ, cửa bức bàn, cột gỗ to lim, nền nhà tôn cao, sân thấp mà rộng bát ngát, toà ngang dãy dọc như ở chốn “tam cung lục viện”.
Ngay như ngôi nhà thờ họ Trần, tuy được xây theo lối thuần Việt nhưng cũng thấp thoáng có nét phương Tây bởi sự bề thế và quy mô của nó. Nhìn chung, biệt thự nào cũng treo hoành phi, câu đối. Trước cửa nhà thường có đắp nổi bức cuốn thư có hình thanh kiếm và ngọn bút lông ở hai bên. Điều thú vị là dường như phong cách kiến trúc và lối bài trí ở các ngôi biệt thự còn thể hiện cả nét tính cách riêng của từng gia đình hoặc dòng họ.
Theo lời các bậc cao niên trong làng kể lại, thời trước, người giàu có làng Cựu xây nhà công phu lắm. Có những ngôi biệt thự, riêng phần cửa, thợ giỏi phải thay nhau chạm trổ cả năm trời mới xong, có nhà còn thuê kiến trúc sư người pháp thiết kế.
Các toà nhà bề thế đến mức, sau này, nhiều người giàu có xây biệt thự trong làng bị quy địa chủ, nhà của “đại quan”, “đại địa chủ” bị “chia cắt”, nhiều người bị thu hoặc tự nguyện hiến nhà cho nhà nước - các “toà nhà Pháp” được “xẻ” ra, chia cho nhiều nông hộ mỗi gia đình một hạng mục mà ở; rồi vì ngại ở
nhà to quá, bà con bèn phá rỡ các biệt thự cao tầng ra, lấy vật liệu xây được rất nhiều ngôi nhà!
Qua nhiều cơn biến cố suốt gần một thế kỷ qua, rêu phong thời gian đã đổ bóng xuống từng viên gạch và đời sống của hơn 1.500 nhân khẩu làng Cựu bấy nhiêu năm vẫn không thoát khỏi kiếp chân lấm tay bùn.
Ngày nay, vẫn còn đó những ngôi biệt thự cổ với nết kiến trúc kết hợp Đông - Tây, những biệt thư cũ thêm đẹp với màu thời gian kết hợp với những mảng tường rào rêu xanh, những ngõ lát đá xanh vuông vức... Hiện làng có những ngôi nhà trong tình trạng 'bỏ thì thương, vương thì tội'. Làng Cựu nhiều lần đứng trước 'lối rẽ' nhưng kỳ lạ thay ngôi làng ấy vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn giá trị. Làng Cựu kết tinh trong sự hòa quyện văn hóa phương Ðông và phương Tây với vẻ đẹp uy nghi mà cổ điển.
Anh Trần Quang Huy khẳng định, thời điểm này, hầu hết chủ nhân những biệt thự cổ này đều... không có ở làng. Họ là những doanh nhân, người buôn bán thành đạt ở những phố lớn như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Trống… (Hà Nội); một số khác thì đã ở nước ngoài vì đặc thù của nghề may đồ Tây là ở các thành phố lớn. Biệt thự ở làng Cựu chỉ là chốn đi về những ngày giỗ, tết của chủ nhân. Có ngôi biệt thự, đóng cửa im ỉm cả năm trời mới có hơi người mà chưa chắc đã là chủ nhân. Bởi, chủ nhân ở nước ngoài, họ nhờ người thân đến dọn dẹp và thắp hương ngày lễ, tết.
Đến với làng Cựu, ta càng thấy rõ hơn điều đó ở con người Việt cổ đồng bằng Bắc Bộ. Làng Cựu gần như lưu giữ được nguyên vẹn không gian vốn có từ xa xưa. Hiện nay làng Cựu còn lưu giữ được hơn 10 ngôi nhà thuần Việt cổ và 30 ngôi nhà mang kiến trúc biệt thự. Đây đều là những ngôi nhà cổ có giá trị của gia đình. Những ngôi nhà ấy quả thực “Mùa hè ghé thăm thì rất mát, còn mùa đông thì không muốn rời khỏi ngôi nhà ấm cúng này”. Tuy đã nhiều năm nhưng trông
vẫn vững chắc. Những họa tiết hoa văn đều được đục đẽo rất khéo léo,tinh xảo của những nghệ nhân giàu kinh nghiệm, nó phần nào cũng đã thể hiện được tâm tư, tình cảm, tâm huyết của nghệ nhân. Phía trên các ngôi nhà đa số làm theo kiểu chồng rường,hạ mê,được đục trạm để đỡ lấy thương lượng xuyên suốt cả năm gian. Những ngôi nhà cổ không chỉ mang trong nó lịch sử lâu đời mà chúng còn kết tinh những tinh hoa văn hóa của bao thế hệ con người làng Cựu. Biết bao thế hệ trong gia đình sinh sống trong những ngôi nhà cổ, và hiện nay vẫn vậy. Họ vẫn sống trên dưới một lòng, vợ chồng thuận hòa, con cháu thảo hiền.
Du khách phương xa nếu có dịp về thăm làng Cựu sẽ nhớ mãi những hình ảnh khó quên về một ngôi làng đặc biệt ven đô Hà Nội. Thời gian đã phủ bóng rêu phong lên từng ngôi biệt thự nhưng hình ảnh về làng Cựu vàng son thuở nào thì dường như vẫn còn đọng mãi qua từng đường nét kiến trúc tinh tế của mỗi ngôi nhà.
Những ngôi nhà của làng Cựu mỗi ngôi nhà đều là những câu chuyện riêng nó gồm kiến trúc thuần Việt và kiến trúc biệt thự. Nhìn vào những ngôi làng chúng ta thấy được sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa với phương tây rất rõ nét từ lối xây dựng, cột tròn tới những đường nét khoáng đạt. Hiện nay làng còn 30 ngôi nhà có kiến trúc pháp và hơn 10 ngôi nhà thuần Việt. Người dân làng Cựu vẫn gắng giữ gìn những ngôi nhà mà ông cha đặt lại vì nó là cả một công trình nơi chứa đựng bao công lao cũng như mồ hôi sương máu của người làm ra. Tuy nhiên trong làng còn có những ngôi biệt thự bị bỏ hoang vì chủ nhân của các ngôi nhà ấy đã đi Canada, Mỹ …mà không hẹn ngày trở lại.
Hiện nay nếu muốn duy trì những ngôi nhà cổ thì đồng nghĩa với việc người dân phải chấp nhận cuộc sống như các ngôi làng cổ khác ví dụ Đường Lâm. Họ muốn xây dựng hoặc mở rộng nhà cũng không được vì hiện nay dân số