Đến nay, dân làng Cựu vẫn tự hào rằng, làng có nghề may truyền thống và có những người đã nổi tiếng ở Hà Nội như anh em ông Phúc Mỹ, Phúc Hưng, thợ may đệ nhất Hà thành. Những năm 20, 50 của thế kỷ XX người làng Cựu đã học cho mình được nghề may âu phục.
Làng Cựu xưa kia giàu có với nghề truyền thống với các tiệm may nổi tiếng các thành phố lớn với những tay kéo tài ba đã tạo dựng cho mình một chỗ
đứng trong may com lê áo đầm hầu hết những ai đi ra ngoài học hỏi khi làng gặp cơn hoạn loạn thì đều biết nghề may, họ may rất giỏi nổi tiếng về chất lượng và uy tín nhưng nay làng không còn phát triển được nghề truyền thống như trước nữa.
Lý do khiến nghề truyền thống bị mất đi là vì những ông chủ lớn khi chiến tranh xảy ra thì những người quyên tiền cho chính phủ thì giờ họ sống ở các thành phố lớn, số những người khác thì họ đi Canada, Mỹ… hơn nữa phụ nữ trong làng lấy chồng thiên hạ nên mai một dần.
Làng Cựu hôm nay chỉ còn lại duy nhất một nhà may của chị Hồng Thanh. Ngày ngày, chị nhận may đo quần áo với quy mô nhỏ lẻ, nhiều khi chật vật không đủ trang trải cuộc sống.
Ðiều đặc biệt là hầu như gia đình nào ở làng Cựu cũng có máy khâu, nhưng là những chiếc máy khâu từ lâu đã không còn được sử dụng, xếp lại một góc cho thời gian bụi phủ.
Hiện nay do kinh tế khó khăn người làng Cựu làm đủ nghề để sinh sống: Họ làm công nhân cho các xí nghiệp, học hành rồi làm trên thành phố… Còn người trong làng học thêm một nghề mới là nghề đóng giầy của làng Giẽ. Một số khác vẫn muốn duy trì nghề truyền thống thì đi lấy hàng may com - lê ở làng Từ Thuận về làm. Kinh tế thực sự rất eo hẹp.
Phỏng vấn những người dân thì họ cho biết nguyện vọng muốn học lại nghề truyền thống vì kinh tế làng khó khăn hơn nữa nghề truyền thống đã giúp khẳng định tên tuổi ông cha họ. Đa số những người dân trong làng đều có ý thức yêu nghề và bảo vệ giá trị của nghề.
Chương 3
GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN PHÁT HUY VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀNG CỰU TRONG THỜI KỲ XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI
3.1. VĂN HÓA LÀNG CỰU TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI