GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG CỰU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội (Trang 68)

3.2.1. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước

Làng Cựu là một làng cổ vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Những giá trị về mặt kiến trúc, thẩm mỹ và những giá trị tinh thần đã tạo nên một làng Cựu bình dị, mộc mạc.

Trước thực tế tình hình kinh tế đang tác động đến từng ngôi làng làm ảnh hưởng tới các giá trị truyền thống. Vì vậy cần nâng cao vai trò quản lý để bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp.

Cần đưa làng Cựu vào danh sách làng cổ được bảo tồn. Bên cạnh đó, có chính sách cụ thể với việc trùng tu các ngôi nhà cổ để khỏi mất đi không gian nhà

cổ. Hạn chế sự thay đổi sự cổ truyền vốn có của nó. Nếu có thay đổi thì nên tìm những biện pháp hoặc những vật dụng,nguyên liệu cổ giống với nó để thay thế.

Cần xây dựng các đề án quy hoạch tổng thể và trọng điểm để giữ gìn cảnh quan cũng như giữ được nét truyền thống văn hóa làng. Cần có những quy hoạch bảo tồn văn hóa cho làng Cựu - một ngôi làng cổ chứa trong mình nhiều giá trị.

Mặc dù hiện nay làng Cựu chưa có nhiều biến đổi vẫn gữ được những nét văn hóa truyền thống nhưng cũng cần tính tới sự phát triển của ngôi làng khi mà hiện tại làng Cựu thuộc về thành phố nên cần tính toán kỹ các diện tích cho các công trình văn hóa, thể dục thể thao…tránh trường hợp thấy sự thay đổi rồi mới nghĩ tới.

Về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa vật thể

Đối với cổ vật : Cần kiểm kê, phân loại giá trị, hiện trạng bảo quản và miêu tả hình dáng, đặc điểm trang trí, màu sắc cho dễ nhận dạng.

Khi tu bổ các di tích thì cần tuyệt đối tránh khuynh hướng làm mới, làm biến dạng di tích cổ vật.

Còn đối với những bản sắc phong, thần phả, thần tích của đình Cựu thì cần có những biện pháp bảo vệ. Những xử lý chuyên môn để bảo vệ trước những thay đổi của thời tiết,thời gian. Có thể là: đóng khung kính, Bia đá thì nên có mái che trước nắng mưa của thời tiết.

Về văn hóa phi vật thể:

Chú trọng tới mối quan hệ gia đình, dòng họ, khơi dậy niềm tự hào dòng họ đối với mỗi người dân.

Cần nghiên cứu tổ chức lễ hội sao cho đúng với cổ truyền tránh những nghi thức quá rườm rà không phù hợp. Cần cho thêm nhiều hoạt động hội

Cần có sự trao truyền nghề may truyền thống và giáo dục niềm yêu nghề.

3.2.2. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền.

Việc tuyên truyền, giáo dục truyền thông cho người dân là vô cùng cần thiết vì chính người dân là người trực tiếp bảo tồn làng Cựu.

Cần tuyên truyền trên loa phát thanh về những giá trị văn hóa của Làng Cựu truyền vào họ tình yêu quê hương, yêu làng và các giá trị văn hóa. Giúp họ hiểu việc bảo tồn không chỉ là công việc của cấp chính quyền mà còn là của mỗi người dân.

Tổ chức các cuộc thi về nghề may truyền thống để nhằm tôn vinh nghề và nâng cao tay nghề của người thợ may đồng thời đây cũng như một ngày hội để tạo điều kiện cho du lịch. Kể các câu truyện về nghề và cần dạy nghề cho con em trong làng để giữ gìn nghề.

Kết hợp với các tổ chức khác như trường học tổ chức cuộc thi “Em yêu làng Cựu”… để truyền tình yêu ngôi làng vào từng em học sinh từ đó các em sẽ hiểu được và giữ gìn quê hương.

Tổ chức các cuộc thi kể chuyện về thần phả, thần tích, các người nổi tiếng của làng để hiểu rõ hơn về lịch sử của ngôi làng.

Cần tuyên truyền người dân không xây nhà mới, nhà cao tầng xung quanh khu di tích đình, đền, chùa, các nhà cổ, các xóm cổ, các cổng cổ cần được giữ lại và có kế hoạch tu bổ cho phù hợp.

Kết hợp giữa các thế hệ để gắn kết gia đình, dòng họ ví dụ như cuộc thi “Gia Đình thông thái” hay “Tự hào dòng họ” để xem những hiểu biết của gia đình về làng Cựu cũng như dòng họ nào uyên bác hơn. Như vậy sẽ kích thích được sự phấn khởi cũng như tăng cường tình cảm gia đình, dòng họ đồng thời

đây là một phương án rất hay giúp các gái trị văn hóa dễ thấm dần vào từng con người nơi đây.

Cũng như cần khuyến khích các bài báo, các nghiên cứu về làng…nhằm giới thiệu một làng cổ Cựu đến với khách du lịch trong và ngoài nước.

Thiết nghĩ rằng các đoàn thể nên xây dựng những hình ảnh về làng Cựu một cách chuyên nghiệp qua các tranh ảnh, video, cuộc thi, chương trình tôn vinh… để thấy được hết nét đẹp văn hóa ở nơi đây. Làm được như vậy sẽ truyền sự trân trọng tự hào đồng thời cũng quảng bá hình ảnh một làng Cựu đẹp và đầy cổ kính.

3.2.3. Đầu tư nguồn kinh phí

Nhà nước cần có cung cấp những kinh phí để đầu tư vào việc tu bổ, tôn tạo lại di tích đình.

Hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân sửa chữa lại nhà cửa lại theo kiến trúc thiết kế.

Huy động mọi nguồn lực, kể cả thu hút viện trợ và vốn đầu tư của nước ngoài để gìn giữ tôn tạo các di tích khác như miếu bà, cổng làng.

Đầu tư 100% cho việc sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn, bảo quản lâu dài, phổ biến các sản phẩm văn hoá tinh thần như thần phả, thần tích, nghề may truyền thống, những tư liệu về làng

Bộ Văn hoá thông tin chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ tài chính xây dựng các chương trình tu bổ di tích và sưu tầm các di sản văn hoá để đưa vào kế hoạch hàng năm. Đồng thời các cấp lãnh đạo của Phú Xuyên, của xã Vân Từ, ban quản lí làng Cựu cần quan tâm và sử dụng nguồn kinh phí đúng cách để mang lại hiệu quả cho nguồn vốn đầu tư.

3.2.5. Đẩy mạnh Xã hội hóa

Xã hội hóa hoạt động văn hóa thông tin là nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo ngày càng cao của nhân dân, đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập của đất nước.

Các đơn vị sự nghiệp văn hóa thông tin cần từng bước chuyển đổi sang cơ chế cung ứng dịch vụ công ích có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức, quản lý và hoạch toán chi phí, cân đối thu chi theo Nghị định 43/NĐ-CP/2006. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các đơn vị là sắp xếp và củng cố tổ chức theo hướng hợp lý, năng động, hiệu quả, xóa bỏ bao cấp. Tuy nhiên, sắp xếp, củng cố tổ chức phải có bước đi thận trọng, hợp tình, hợp lý.

Nhà Nước kết hợp với sự đóng góp của người dân để trùng tu, tôn tạo lại những giá trị phi vật thể của làng. Cần nghiên cứu rõ kiến trúc làng để tránh tình trạng sửa chữa làm hỏng những giá trị gốc.

Thu hút các nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước để phục vụ cho sự phát triển kinh tế nhưng hạn chế ở mức thấp nhất ảnh hưởng tới những giá trị văn hóa của làng.

Xã hội hóa văn hóa nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu, định hướng của Đảng về văn hóa, không làm mất đi những giá trị của làng, không sa đà vào kinh doanh văn hóa.

3.2.6. Vai trò của các nhà khoa học

Cần trau dồi kiến thức nghiệp vụ, có lòng đam mê với nghề, có trách nhiệm với đề tài nghiên cứu của mình.

Cần đi sâu tìm hiểu về phong tục tập quán, các giá trị văn hóa thông qua quan sát tham dự tỉ mỉ tránh những thông ti chung chung không xác thực.

Chuyên sâu nghiên cứu các lĩnh vực hoạt động văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần để tham mưu với Đảng và Nhà nước những chính sách cụ thể trong công tác chỉ đạo hoạt động văn hóa.

Nắm rõ các chính sách phát triển văn hóa và phát triển của đất nước để có những sáng tạo, phát hiện mới mẻ trong công tác nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên là một ngôi làng mang trong mình những giá trị tốt đẹp.

Nghiên cứu đặc trưng văn hóa làng Cựu, có thể nhận đây là một làng cổ còn lưu giữ khá nguyên vẹn những giá trị văn hóa truyền thống: đình chùa, các nhà thờ họ, nhà cổ… vẫn còn tồn tại hàng trăm năm cho đến bây giờ. Không những thế các ngôi đình, chùa, nhà cổ đều được bao bọc bởi những hàng cây quanh vườn tạo nên một phong cảnh hài hòa giữa con người với thiên nhiên.

Ở làng Cựu, nét văn hóa tinh thần tiêu biểu nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, một loại hình tín ngưỡng cổ truyền của người Việt nói chung. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của cư dân làng Cựu, nó dần trở thành đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, thành “đạo hiếu” của mỗi con người. Ngoài ra người dân Cựu rất tôn sùng đạo phật, nó ảnh hưởng trực tiếp trong đời sống và những lối ứng xử của dân làng.

Văn hóa làng Cựu thể hiện tâm lý gắn bó sâu nặng với nơi chôn rau cắt rốn của người dân nơi đây. Tâm lý hướng nội và hướng về cội nguồn dân tộc, đề cao lối sống có trách nhiệm với cộng đồng, đặt quyền lợi của cộng đồng cao hơn lợi ích của cá nhân, đề cao lối sống vì nghĩa, thương người, tự hào về quê hương bản quán. Trong lễ hội, tín ngưỡng, tôn ty trật tự trong gia đình, dòng họ rất nghiêm ngặt, chặt chẽ, kỷ cương hơn những làng lân cận. Nếp sống chịu thương chịu khó, tiết kiệm, thủy chung với đồng đất quê hương của mỗi người dân Cựu chăm chỉ.

Nghiên cứu văn hóa làng Cựu cho thấy làng có sức sống trường kỳ là do văn hóa làng tốt đẹp, ý thức gìn giữ những giá trị cổ của làng cũng như những phong tục tập quán truyền thống, nề nếp gia phong, tình làng nghĩa xóm…

Mặc dù còn một vài hạn chế, song văn hóa làng Cựu đã mang lại nhiều giá trị tích cực và đã là nội địa để địa phương tiến hành xây dựng nông thôn mới ngày nay.

Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI, nền văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa làng Cựu nói riêng đang đứng trước nhiều đổi thay, biến động lớn của xã hội. Đó là sự biến mất của các yếu tố văn hóa truyền thống, sự xuất hiện các yếu tố văn hóa mới. Không còn một xã hội “ngàn năm trôi cứ trôi”, không còn không gian tự trị sau lũy tre làng.

Chính hoàn cảnh mới này yêu cầu con người làng Cựu phải phát huy được nội lực, khẳng định được bản sắc và bản lĩnh của mình trong giai đoạn mới. Đồng thời, các cơ quan ban ngành thành phố Hà Nội cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu cùng những định hướng phát triển đúng đắn để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo nói chung và làng cổ Cựu giàu truyền thống nói riêng.

Tài lệu tham khảo

1. Bùi Xuân Đính(1983), Lệ làng phép nước,NXB Pháp lý, Hà Nội.

2.Diệp Đình Hoa (1990), Tìm hiểu làng Việt ,NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 3. Đào Duy Anh(2002), Việt Nam Văn Hóa Sử Cương,NXB Thông Tin. 4. E.B.Tylor (1871), Văn Hóa Nguyên Thủy

5. Đinh Xuân Dũng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Ban tư tưởng văn hóa Trung ương Hà Nội

6. Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ khóa VIII (07/1998)

7. Hà Văn Tăng, (1996), Hội thảo văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở Hà Nội.

8. Hà Văn Tấn (1989), Làng, liên làng và siêu làng - Mấy suy nghĩ về phương pháp, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. C.Mác,(1962), Phê phán triết học pháp quyền của Heghen, Nxb.Sự Thật, Hà Nội.

10. Thần phả các vị thần đình Cựu

11. Phan Kế Bính (tái bản năm 2005), Việt Nam Phong Tục, Nxb.VHTT, Hà Nội.

12. Trần Quốc Vượng (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb.Giáo Dục, Hà Nội. 13. Phan Đại Doãn,(2004), Mấy vấn đề văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử,Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Ủy ban quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa - Viện KHXH Việt Nam - UBQG UNESCO của Việt Nam (1993), Phương pháp luận về vai

PHỤ LỤC

Đình làng

Mặt trong của cổng làng

Những ngôi nhà biệt thự cổ

Ngôi biệt thự bị bỏ hoang và xuống cấp

Lũy tre đầu làng

Chợ làng

Trường học Huỳnh Thúc Kháng xưa hiện nay đã được trùng tu thành nhà văn hóa

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...2

Chương 1...5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ LÀNG CỰU...5

1.1. HỆ THỐNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN...5

1.1.1. Khái niệm về văn hóa...6

1.1.2. Khái niệm về làng...7

1.1.3. Khái niệm về văn hóa làng...8

1.2. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG CỰU...9

1.2.1. Vị trí địa lý...9

1.2.2. Lịch sử lập làng...10

1.2.3. Điều kiện kinh tế...11

1.2.4. Điều kiện xã hội...14

Chương 2...18

DIỆN MẠO VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀNG CỰU...18

2.1. VĂN HÓA VẬT THỂ...18 2.1.1. Cổng làng...18 2.1.2. Đình Làng...20 2.1.3. Chùa làng...23 2.1.4. Giếng làng...27 2.1.5. Đường làng...28

2.1.6. Trường làng (Trường Huỳnh Thúc Kháng)...29

2.1.7. Nhà thờ họ...31

Câu đối trong nhà thờ họ Trần...33

2.1.8. Kiến trúc nhà cổ...34

2.2.2. Phong tục tập quán...42

2.2.2. Tôn giáo, tín ngưỡng...50

2.2.3. Lễ hội...58

2.2.4. Nghề truyền thống...59

Chương 3...61

GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN PHÁT HUY VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀNG CỰU TRONG THỜI KỲ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ...61

3.1.VĂN HÓA LÀNG CỰU TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI...61

3.1.1. Chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà Nước...61

3.2. GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG CỰU...68

3.2.1. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước...68

3.2.2. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền...70

3.2.3. Đầu tư nguồn kinh phí...71

3.2.5. Đẩy mạnh Xã hội hóa...72

3.2.6. Vai trò của các nhà khoa học...72

KẾT LUẬN...74

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w