Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào tìm sai lầm và sữa chữa khi giải bài tập về phương trình và hệ phương trình

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chủ đề phương trình và hệ phương trình đại số 10 theo chương trình chuẩn (Trang 84 - 85)

- Hệ phương trình bậc hai đối xứng là hệ mà khi ta

f x= gx và x( )= g x( )?

2.4. Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào tìm sai lầm và sữa chữa khi giải bài tập về phương trình và hệ phương trình

lầm và sữa chữa khi giải bài tập về phương trình và hệ phương trình

Trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông, việc rèn luyện năng lực giải toán là rất quan trọng. Trong qua trình này giáo viên cần phải phát hiện kịp thời những sai lầm của học sinh khi giải toán để từ đó có biện pháp sữa chữa, khắc phục kịp thời cho học sinh. Một khi năng lực của học sinh đã đủ khả năng tự đánh giá chính xác lời giải của mình thì công việc này mới có thể dừng lại. Thực tế dạy học ở trường phổ thông cho thấy: khi giáo viên đưa ra một loại toán hay những lời giải mẫu để học sinh có thể biết để áp dụng vào những bài toán tương tự, thì phần đa học sinh học sinh tiếp nhận những thông tin này khá khó khăn; thậm chí bị sai lệch dẫn đến xuất hiện những sai lầm khi giải toán. Điều này có nghĩa là việc xuất hiện những sai lầm khi giải toán là khó tránh khỏi một khi năng lực giải toán của học sinh còn yếu.

Theo tác giả Lê Thống Nhất trong cuốn "Về những sai lầm thường gặp của học sinh THPT trong khi giải Toán" (Nghiên cứu Giáo dục, số 10, Tr.23, 29 năm 1995), và kinh nghiệm bản thân trong quá trình dạy học thì việc giải toán sai kết quả của học sinh lớp 10 thường do các nguyên nhân sau:

1. Hiểu không rõ khái niệm, ký hiệu. 2. Tính toán nhầm

3. Xét thiếu trường hợp 4. Không logic

6. Thiếu điều kiện

7. Nhớ sai công thức, tính chất 8. Diễn đạt kém

9. Học sinh chủ quan, vội vàng áp dụng những kến thức toán khi chưa hiểu rõ như: phép biến đổi tương đương, phép biến đổi hệ quả, các phép suy luận logic; học sinh xem thường việc kiểm tra lại bài giải, thử lại nghiệm.

10. Nhiều khi giáo viên còn chủ quan hoặc chưa nắm vững kiến thức toán và chưa chú ý đến phương pháp để truyền thụ kiến thức tới học sinh chính xác, dễ hiểu.

Vì vậy việc chỉ ra các sai lầm của học sinh khi giải toán là hết sức cần thiết, để làm được điều này thì điều quan trọng trước tiên là phân tích nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó. Điều này chính là góp phần rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong giải toán cho học sinh.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chủ đề phương trình và hệ phương trình đại số 10 theo chương trình chuẩn (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w