4.2.3.1. Tầng thoát vị.
Trong nghiên cứu, tôi nhận thấy: thoát vị một tầng chiếm tỷ lệ cao nhất (65,71%). Thoát vị hai tầng và ba tầng trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ lần lượt là 29,52% và 4,77%. Thoát vị từ bốn tầng trở lên không gặp trường hợp nào. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhiều tác giả khác là thoát vị một tầng chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo tác giả Trần Trung [21], thoát vị một tầng chiếm tỷ lệ 58,2%. Theo tác giả Hồ Hữu Lương [23], tỷ lệ này là 77,1%.
Thanh M – Nữ – 44 tuổi
Ảnh T2W ( Sagittal) thấy thoát vị đĩa đệm một tầng
54 tuổi
Ảnh T2W ( Sagittal) thấy thoát vị đĩa đệm hai tầng
4.2.3.2. Vị trí thoát vị
Qua kết quả nghiên cứu, tôi thấy: thoát vị đĩa đệm tại vị trí L4 – L5 gặp nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 43,15%. Sau đó đến vị trí L5 – S1 chiếm tỷ lệ 41,78%, vị trí L3 – L4 chiếm 8,9%, vị trí L2 – L3 chiếm 4,11%, vị trí L1 –L2 chiếm 2,06%. Theo tác giả Hồ Hữu Lương [21] TVĐĐ vị trí L4 – L5, L5 – S1 chiếm 52,5% và 19,7%. Theo tác giả Nguyễn Văn Thông [23] có các tỷ lệ theo thứ tự L4 – L5: 64,7%, L5 – S1: 13, 73%. Tác giả Jonsson và Stromqvit [7], TVĐĐ L4 – L5: 40,7%, L5 – S1: 53,3%, L3 – L4: 4,7%, L2 – L3: 1,3%. Tuy các kết quả nghiên cứu có khác nhau nhưng các tác giả đều chỉ ra rằng phần lớn TVĐĐ CSTL xảy ra ở hai đĩa đệm cuối là L4 – L5 và L5 – S1, đặc biệt là L4 – L5. Do tư thế thẳng đứng của con người, hai đĩa đệm này nằm ở vùng bản lề hoạt động chủ yếu của cột sống, thường xuyên phải chịu áp lực trọng tải cao nhất kể cả sự nén ép cân đối hoặc không cân đối, trong cả điều kiện tĩnh và động. Đó chính là cơ sở cho sự phát sinh TVĐĐ ở hai vị trí này.
Hình 4.7. Bệnh nhân Nguyễn Văn Kh – Nam – 38 tuổi
Hình 4.8. Bệnh nhân Nguyễn Xuân H – Nữ - 45 tuổi
Ảnh T2W ( Sagittal) thấy thoát vị đĩa đệm L4 – L5
Ảnh T2W ( Sagittal) thấy thoát vị đĩa đệm L1 – L2, L2 – L3, L5 – S1.
4.2.3.3. Hình ảnh CHT các thể thoát vị theo hướng Sagittal
Ảnh T2W cắt đứng dọc theo hướng Sagittal cho phép đánh giá toàn bộ cột sống thắt lưng, vị trí, số tầng và hướng thoát vị. Trong nghiên cứu của chúng tôi, TVĐĐ ra sau chiếm tỷ lệ cao (84,93%) và thường liên quan tới các dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh điển hình. Biểu hiện trên ảnh CHT là đồng tín hiệu với đĩa đệm nhô ra khỏi bờ sau thân đốt sống làm khuyết lõm vào trong ống sống. Thoát vị nội sống chiếm tỷ lệ 11,64%.
Thoát vị vào lỗ ghép tuy ít gặp nhưng thể hiện bằng tính chất cấp tính và tổn thương rầm rộ trên lâm sàng. Trên cộng hưởng từ loại thoát vị này được thể hiện rõ nét bằng hình ảnh đẩy rễ thần kinh ra phía sau trên hướng Axial và hẹp lỗ ghép trên hướng Sagittal đứng dọc bên. Trong nghiên cứu của tôi, thể thoát vị này chỉ chiếm 3,61%. Trong nghiên cứu của Trần Trung [21], thoát vị ra sau thể trong lỗ ghép chiếm 6,96%. Chẩn đoán bằng cộng hưởng từ là phương pháp tốt nhất để phát hiện loại thoát vị này so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Thực tế trong thăm khám cộng hưởng từ, một yêu cầu bắt buộc đối với kỹ thuật viện CHT khi lập các lớp cắt đứng dọc cột sống thắt lưng là phải là phải đảm báo lấy được hết các lỗ ghép cả hai bên. Điều này quan trọng để tránh việc bỏ sót các thoát vị bên trong lỗ ghép.
Trong nghiên cứu của tôi, không gặp trường hợp nào thoát vị đĩa đệm ra trước và thoát vị bên ngoài lỗ ghép. Nghiên cứu của tác giả Trần Trung và Hồ Hữu Lương [21], cho thấy TVĐĐ ra sau chiếm 91,02%, thoát vị nội sống chiếm 4,99%, TVĐĐ ra trước chiếm 3,99%. Theo tác giả Nguyễn Mai Hương [23], TVĐĐ ra sau chiếm 88,79%, TVĐĐ ra trước rất hiếm gặp ( chiếm 3,17%), thoát vị nội sống chiếm 7,94%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của tôi không khác với các nghiên cứu
trong nước.
Hình 4.9. Bệnh nhân Nguyễn Hồng S – Nam – 53 tuổi
Ảnh T2W ( Sagittal) thấy thoát vị đĩa đệm L2 – L3 vào mặt trên thân đốt sống L3
Hình 4.10. Bệnh nhân Dương Thị B – Nữ - 50 tuổi
Ảnh T2W ( Sagittal) thấy thoát vị đĩa đệm L4 – L5, L5 – S1 ra sau
Hình 4.11. Bệnh nhân Lò Thị R – Nữ – 47 tuổi
Trên ảnh T2W Sagittal thấy thoát vị đĩa đệm L2 – L3 vào trong lỗ ghép
Trên ảnh T2W Axial thấy thoát vị đĩa đệm này vào lỗ ghép phải
4.2.3.4. Hình ảnh CHT các thể thoát vị ra sau.
Trong phân loại thoát vị đĩa đệm ra sau còn được chia thành nhiều thể thoát vị đĩa đệm như thể trung tâm, trung tâm cạnh một bên, trung tâm cạnh hai bên,
trung tâm lên trên hay xuống dưới tùy vào vị trí và hướng cụ thể của ổ thoát vị. Trong nghiên cứu của tôi, thoát vị trung tâm chiếm tỷ lệ cao nhất (53,17%), sau đó đến thoát vị trung tâm cạnh trái (30,16%) và trung tâm cạnh phải (16,67%). Không gặp trường hợp nào thoát vị trung tâm lên trên, trung tâm xuống dưới và trung tâm cạnh hai bên. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mai Hương [23] và tác giả Hoàng Đức Kiệt [7] cho thấy thoát vị thể trung tâm là nhiều nhất (51,61%) và (52,1%), thể thoát vị trung tâm cạnh trái (14,52%) và (21,02%), thể trung tâm cạnh phải (8,07%) và (19,01%). Như vậy, kết quả của tôi không khác nhau quá nhiều so với các tác giả khác.
Hình 4.12. Bệnh nhân Phạm Thị Ch – Nữ – 54 tuổi
Trên ảnh T2W Sagittal thấy thoát vị đĩa đệm L4 – L5, L5 – S1 ra sau
Trên ảnh T2W Axial thấy thoát vị đĩa đệm L5 – S1 thể trung tâm
Hình 4.13. Bệnh nhân Nguyễn Văn Kh – Nam – 38 tuổi
Trên ảnh T2W Sagittal thấy thoát vị đĩa đệm L4 – L5 ra sau
Trên ảnh T2W Axial thấy thoát vị đĩa đệm này thể trung tâm cạnh trái
4.2.3.5. Hình ảnh mức độ hẹp ống sống
Hẹp ống sống thắt lưng chia làm hai loại bẩm sinh và mắc phải và do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó hẹp ống sống mắc phải do nguyên nhân thoái hóa cột sống chiếm đa số. Một số thoát vị đĩa đệm ra sau lồi vào ống sống có thể làm hẹp ống sống từ mức hẹp khoang dịch não tủy trước đến làm nghẹt toàn bộ các rễ thần kinh cùng. Hẹp ống sống là một trong những dấu hiệu quan trọng để quyết định phẫu thuật trong bệnh lý thoát vị đĩa đệm [19]. Cho đến hiện nay, các tác giả trên thế giới vẫn chưa hoàn toàn nhất trí với nhau về cách đánh giá tiêu chuẩn và mức độ hẹp ống sống do sự khác biệt lớn về dân tộc, giới và tuổi tác. Theo Verbiest (1976) đường kính trước sau của ống sống thắt lưng nếu nhỏ hơn 10 mm được coi là hẹp tuyệt đối, 10 – 12 mm được coi là hẹp tương đối. Theo P. Godeau (1985) đường kính trước sau ống sống mà dưới 15 mm thì được coi là hẹp [21].
Độ rộng đường kính trước sau ống sống thắt lưng trên ảnh cộng hưởng từ tại Việt Nam chưa có tác giả nào công bố. Tuy nhiên độ rộng và thể tích của ống sống
thắt lưng không có hằng số cố định tuyệt đối, mà thay đổi rất nhiều theo tư thế, theo độ cong của cột sống, theo tuổi tác và giới tính. Trong nghiên cứu của tôi, xếp độ hẹp của ống sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm thành bốn độ hẹp nhẹ, hẹp vừa, hẹp nặng và hẹp rất nặng. Mức độ hẹp nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (80%), mức độ hẹp vừa chiếm tỷ lệ 13,91%, mức độ hẹp nặng chiếm tỷ lệ thấp (6,09%), không có trường hợp nào hẹp toàn bộ ống sống. Theo tác giả Trần Trung [21], mức độ hẹp nhẹ ống sống gặp ở 43,08% các trường hợp, hẹp vừa chiếm 29,74%, hẹp nặng chiếm 25,64% và có 1,54% hẹp rất nặng.
Hình 4.14. Bệnh nhân Nguyễn Thị Th – Nữ – 54 tuổi
Trên ảnh T2W Sagittal thấy thoát vị đĩa đệm L4 – L5 ra sau
Trên ảnh T2W Axial thấy thoát vị đĩa đệm này thể trung tâm gây hẹp nặng ống sống
KẾT LUẬN
Đặc điểm hình ảnh CHT 1.5 Tesla của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cho thấy:
Vị trí hay gặp nhất là tại vị trí L4 – L5 (43,15%), vị trí ít gặp nhất là L1 – L2 (2,06%).
Thoát vị đĩa đệm xảy ra ở một tầng là chủ yếu (65,71%), ít gặp thoát vị đa tầng.
Ảnh T2W cắt đứng dọc cho pháp đánh giá được toàn bộ CSTL về vị trí, số tầng thoát vị và các thể thoát vị. Thể thoát vị ra sau chiếm tỷ lệ 84,93%, không gặp thoát vị ra trước và ngoài lỗ ghép.
Trong các thể thoát vị ra sau, hầu hết là thoát vị thể trung tâm (53,17%). Đa số thoát vị đĩa đệm gây hẹp nhẹ (80% ), không có trường hợp nào hẹp rất nặng ống sống.
Hình ảnh thoái hóa đĩa đệm thể hiện trên cộng hưởng từ bằng ba dấu hiệu chính là giảm tín hiệu trên T2W, giảm chiều cao và phồng đĩa đệm. Dấu hiệu giảm tín hiệu trên ảnh T2W đứng dọc là dấu hiệu thường gặp nhất chiếm 54,96%.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường đi kèm với dấu hiệu thoái hóa cột sống. Trong các dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng chủ yếu gặp hình ảnh mỏ xương thân đốt sống chiếm 57,58%
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Vũ Quang Bích ( 1992), “ Giá trị của chụp cắt lớp điện toán trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng”, Tạp chí Y học thực hành số 5, tr. 31 – 32. 2. Lương Văn Chất (2001), “ Chụp tủy cản quang và chụp bao rễ thần kinh”, Các
phương pháp chẩn đoán bổ trợ thần kinh, Nhà xuất bản Y học, tr. 68 – 75.
3. Nguyễn Văn Chương (2005), Thực hành lâm sàng thần kinh học, Tập 3, Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 112 – 123.
4. Nguyễn Văn Chương (2009), “Kết quả điều trị 45 BN TVĐĐ CSTL bằng phương pháp chọc hút đĩa đệm qua da”, Tạp chí Y học Việt Nam. số 363, tr.32-39. 5. Nguyễn Văn Đăng (Dịch) (1994), "Giải phẫu thần kinh lâm sàng", Nhà xuất bản Y học, tr. 162 – 189.
6. Frank H. Netter (2007), “Atalas giải phẫu người”, Nhà xuất bản y học
7. Nguyễn Đức Hiệp (2000), "Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh
thoát vị đĩa đệm cột sống cổ", Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh viện Đại học
Y Hà Nội, tr. 23 – 35.
8. Ngô Thanh Hồi (1995), “Chẩn đoán thoát vị cột sống thắt lưng”, Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội, tr. 41 – 62.
9. Phạm Ngọc Hoa (2001), “Các dấu hiệu MRI của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: 100 trường hợp”, Tạp chí Y học thực hành, 236 – 273, tr. 130 – 132.
10. Phạm Ngọc Hoa, Lê Văn Phước (2008), “CT cột sống”, Nhà xuất bản Y học, tr. 73 – 80.
11. Hoàng Đức Kiệt ( 1999) “Kỹ thuật hình ảnh cộng hưởng từ, bài giảng chuyên
12. Hoàng Đức Kiệt, “Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bổ trợ về thần kinh”. Thần kinh học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2004, tr.119-147.
13. Vũ Hùng Liên (2003). “TVĐĐ vùng thắt lưng. Bài giảng phẫu thuật thần
kinh”. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr.33-144.
14. Vũ Hùng Liên (2003), “Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng, Bệnh học ngoại
khoa”, Nhà xuất bản Quân Đội nhân dân, tr. 280 -295
15. Hồ Hữu Lương (2006), “Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm”, Nhà xuất bản Y học, tr7, 76.
16. Nguyễn Quang Quyền, P. Đ. D. D. (1994), "Atlas giải phẫu người", Nhà xuất bản Y học, tr 128 – 137.
17. Lê Tự Phương Thảo, Võ Hoàng Nghiệp (2010), “Đặc điểm hình ảnh học trên BN đau vùng thắt lưng”, Tạp chí Y học thực hành. số 2, tr.152-160
18. Bùi Quang Tuyển (2009), “Điều trị thoát vị cột sống cổ và thắt lưng”, Nhà xuất bản Y học, tr. 142 – 165.
19. Bùi Quang Tuyển (2010), “ Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống”, Nhà xuất bản Y học, tr. 3, 16 – 32, 143 – 161.
20. Trần Trung, H. Đ. K. (1999), “Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ”, Tạp chí y học thực hành, pp. 3-6
21. Trần Trung (2008), “Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán
thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng”, Luận văn tiến sĩ Y học.
22. Trần Văn Việt (2015), “Kỹ Thuật Chụp CHT”, Nhà xuất bản Y học, tr. 197 – 206.
đệm cột sống thắt lưng, thắt lưng cùng”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa. Đại
học Y Hà Nội, tr. 41 – 56.
Tiếng anh.
24. Alessandro Bozzao, Massimo Gallucci, Carlo Masciocchi MD (1992). “Lumbar disc herniation: MR imaging assessment of natural history in patients
treate without surgery”, pp.135-141.
25 . Berns DH, B.S., Modic MT., (1989), "Magnetic Resonance imaging of spine", Clinical Othopaedisc and Related Research, pp. 244, 78-100
26. Enzaman DR, D. R., Rubin JB., (1992), "Magnetic Resonance of spine", MOSBY, pp. 437-463
27. Fenlin JM. (1971), "Patholory of degenerative disease of cervical spine", Orthopaedisc clincis of North American, 2(2)pp. 371-387
28. Greenberg M.S (2001). “Lumbar disc herniation”, Handbook of
Neurosurgery. Thieme Medical Publishers New York, pp 295-310
29. Kokubun S, T. Y. (1995), "Types of cervical disc herniation and relation to
myelopathy and radiculopathy", Journal Back Musculoskelet Rehab,pp. 145-
154.
30. Kokubuns, S. T., Ishii Y, Tanaka Y., (1996), "Cervical in the Japanese", Clinical Othopaedisc and Related Research, pp. 129-138.
31. Modic MT, R. J., Masaryk TJ., (1989), "Imaging of degenerative disease of
the Cervical spine", Clinical Othopaedisc and Related Research, pp.109-120.
PHỤ LỤC
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ 1.5 Tesla của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện Bạch Mai
I. Hành chính
1.1. Họ tên: Tuổi: Giới: Nam Nữ
1.2. Khoa:
1.3. Chẩn đoán lâm sàng:
II. Kết quả chụp CHT
2.1. Hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng trên phim chụp CHT. A. Mất đường cong sinh lý B. Mỏ xương thân đốt sống C. Giảm chiều cao thân đốt sống D. Hẹp khoang gian đốt E. Vôi hóa dây chằng dọc trước F. Vôi hóa dây chằng dọc sau G. Dày, phì đại dây chằng vàng H. Trượt đốt sống thắt lưng 2.2. Hình ảnh thoái hóa đĩa đệm trên phim chụp CHT.
A. Giảm chiều cao đĩa đệm B. Phồng đĩa đệm C. Giảm tín hiệu trên ảnh T2W sagittal
2.3. Số tầng TVĐĐ trên phim chụp CHT.
A. Một tầng B. Hai tầng C. Ba tầng
D. Bốn tầng E. Năm tầng
A. L1 – L2 B. L2 – L3 C. L3 – L4
D. L4 – L5 E. L5 – S1
2.5. Hình ảnh CHT thể thoát vị đĩa đệm theo hướng Sagittal.
A. Ra trước B. Ra sau
C. Thoát vị nội sống D. Thoát vị trong lỗ ghép E. Thoát vị ngoài lỗ ghép
2.6. Hình ảnh CHT thể thoát vị đĩa đệm ra sau.
A. Trung tâm B. Trung tâm cạnh phải C. Trung tâm cạnh trái D. Cạnh hai bên
E. Trung tâm lên trên F. Trung tâm xuống dưới 2.7. Hình ảnh CHT độ hẹp ống sống
A. Hẹp nhẹ ( hẹp1/4 ống sống) B. Hẹp vừa ( Hẹp ½ ống sống)
C. Hẹp nặng ( hẹp ¾ ống sống) D. Hẹp rất nặng (hẹp toàn bộ ống sống)