Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ 1 5 TESLA của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện bạch mai 2016 (Trang 42)

Bảng 3.1: Tỷ lệ mắc TVĐĐ CSTL phân bố theo tuổi

Nhóm tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) < 30 14 13,33 30 – 39 26 24,76 40 – 49 27 25,72 50 – 59 26 24,76 ≥ 60 12 11,43 Tổng số 105 100 T2W sagitalT2W sagital

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ mắc TVĐĐ phân bố theo tuổi Nhận xét:

Trong 105 bệnh nhân tham gia nghiên cứu:

+ Độ tuổi TVĐĐ CSTL gặp nhiều nhất là 40 – 49 chiếm tỷ lệ 25,72 %. + Độ tuổi từ 30 – 59 là độ tuổi thường gặp với tỷ lệ 75,24%. TTB 40±8 + Tuổi trên 60 và dưới 30 ít gặp nhất, chiếm tỷ lệ 11,43% và 13,33%

Bảng 3.2: Tỷ lệ mắc TVĐĐ CSTL phân bố theo giới

Giới Số bệnh nhân Tỷ lệ ( %)

Nam 57 54,29

Nữ 48 45,71

Tổng số 105 100

Nhận xét:

+ Tỷ lệ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ ( nam chiếm 54,29%, nữ chiếm 45,71%). Tỷ lệ Nam/ Nữ = 1,187/1

3.2. Đặc điểm hình ảnh của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trên phim chụp CHT.

Bảng 3.3: Hình ảnh CHT thoái hóa CSTL

Hình ảnh CHT Tần suất Tỷ lệ ( %)

Trượt đốt sống thắt lưng 8 8,08

Mất đường cong sinh lý 13 13,13

Mỏ xương thân đốt sống 57 57,58

Giảm chiều cao thân đốt sống 19 19,2

Hẹp khoang gian đốt 2 2,01

Tổng số 99 100

Nhận xét:

+ Số bệnh nhân có mỏ xương đốt sống trong nhóm nghiên cứu chiếm 57,58%

+ Ít gặp trường hợp giảm chiều cao thân đốt sống ( chiếm 19,2%) và mất đường cong sinh lý (chiếm 13,13%)

+ Trượt thân đốt sống gặp trong 8,08% các trường hợp.

+ Không gặp trường hợp nào vôi hóa dây chằng dọc trước, vôi hóa dây chằng dọc sau, dày, phì đại dây chằng vàng.

Bảng 3.4: Hình ảnh CHT thoái hóa đĩa đệm CSTL

Hình ảnh CHT Tần suất Tỷ lệ ( %)

Giảm chiều cao đĩa đệm 151 29,96

Giảm tín hiệu trên ảnh T2W sagital 277 54,96

Phồng đĩa đệm 76 15,08

Tổng số 504 100

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các dấu hiệu thoái hóa đĩa đệm CSTL Nhận xét:

+ Dấu hiệu của thoái hóa đĩa đệm hay gặp nhất là giảm tín hiệu đĩa đệm trên

ảnh T2W đứng dọc chiếm tỷ lệ 54,96%

+ Giảm chiều cao đĩa đệm chiếm 29,96%

Bảng 3.5: Hình ảnh CHT phân bố tầng TVĐĐ Số tầng TVĐĐ Tần suất Tỷ lệ ( %) Một tầng 69 65,71 Hai tầng 31 29,52 Ba tầng 5 4,77 Tổng số 105 100 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ phân bố tầng TVĐĐ Nhận xét: + TVĐĐ một tầng gặp nhiều nhất ( chiếm 65,71%).

+ TVĐĐ hai tầng và ba tầng gặp ít hơn với tỷ lệ lần lượt là 29,52% và 4,77%.

+ Không có trường hợp nào TVĐĐ bốn tầng và năm tầng.

Vị trí TVĐĐ Tần suất Tỷ lệ ( %) L1 – L2 3 2,06 L2 – L3 6 4,11 L3 – L4 13 8,9 L4 – L5 63 43,15 L5 – S1 61 41,78 Tổng số 146 100

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ phân bố tầng TVĐĐ theo vị trí cụ thể Nhận xét:

+ Trong 105 bệnh nhân nghiên cứu, TVĐĐ hay gặp ở vị trí L4 – L5, L5 – S1 chiếm tỷ lệ lần lượt là 43,15% và 41,78%.

+ Ít gặp TVĐĐ ở vị trí L1 – L2, L2 – L3 và L3 – L4 với tỷ lệ lần lượt là 2,06% và 4,11% và 8,9%

Bảng 3.7: Hình ảnh CHT thể TVĐĐ theo hướng Sagittal.

Ra trước 0 0 Ra sau 124 84,93 Thoát vị nội sống 17 11,64 Thoát vị trong lỗ ghép 5 3,61 Thoát vị ngoài lỗ ghép 0 0 Tổng số 146 100

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ các thể TVĐĐ theo hướng Sagittal Nhận xét:

+ Trong 105 bệnh nhân nghiên cứu, kiểu TVĐĐ ra sau gặp nhiều nhất với tỷ lệ 84,93%.

+ Ít gặp thoát vị nội sống và thoát vị trong lỗ ghép với tỷ lệ lần lượt là 11,64% và 3,6%

+ Không có trường hợp nào thoát vị ngoài lỗ ghép và thoát vị ra trước.

Loại TVĐĐ Tần suất Tỷ lệ ( %)

Trung tâm 67 53,17

Trung tâm cạnh phải 21 16,67

Trung tâm cạnh trái 38 30,16

Tổng số 126 100

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ các thể TVĐĐ ra sau Nhận xét:

+ TVĐĐ ra sau thể trung tâm chiểm tỷ lệ cao với tỷ lệ 53,17%.

+ TVĐĐ ra sau thể trung tâm cạnh phải và cạnh trái chiếm tỷ lệ lần lượt là 16,67% và 30,16%

+ Không gặp trường hợp nào TVĐĐ cạnh hai bên, lên trên và xuống dưới.

Bảng 3.9: Hình ảnh CHT độ hẹp ống sống

Hẹp nhẹ ( hẹp ¼ ống sông) 92 80 Hẹp vừa ( hẹp ½ ống sống) 16 13,91 Hẹp nặng ( hẹp ¾ ống sông) 7 6,09 Hẹp rất nặng ( hẹp toàn bộ ống sống) 0 0 Tổng số 115 100 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ các mức độ hẹp ống sống Nhận xét: + Đa số là hẹp ở mức độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 80%

+ Ít các trường hợp bị hẹp vừa và nặng chiếm tỷ lệ 13,91% và 6,09% + Không có trường hợp nào hẹp toàn bộ ống sống.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Độ tuổi

Theo kết quả nghiên cứu của tôi, nhóm tuổi mắc cao nhất của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là từ 40 đến 49 chiếm 25,72%. Bệnh nhân cao nhất trong nhóm nghiên cứu là 70 tuổi và thấp nhất là 20 tuổi. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Trung, độ tuổi từ 40 – 49 chiếm tỷ lệ 36,45% [21]. Theo tác giả Phạm Ngọc Hoa, TVĐĐ ở bệnh nhân trên 50 tuổi không phải hiếm [9]. Hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước đều khẳng định: Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 25 đến 60. Theo thông báo của Hội Cột sống học Bắc Mỹ tháng 6/2005 dấu hiệu tổn thương dây thần kinh hông to do TVĐĐ vùng thắt lưng có lứa tuổi thường gặp từ 30 đến 50 [21]. Như vậy, kết quả của tôi phù hợp với các tác giả trên và không khác biệt với y văn.

Hiện nay đa số các tác giả đều thống nhất rằng: Bệnh thoát vị đĩa đệm có liên quan đến lứa tuổi của bệnh lý thoái hóa đĩa đệm cột sống. Ngay từ năm 1920, nhà bệnh lý học người Đức Schmorl đã nhận thấy đĩa đệm bị thoái hóa chủ yếu là do mất nước. Ở người trẻ, lượng nước ở vòng sợi là 80% và nhân nhầy là 90%, nhưng bước sang lứa tuổi 40, nước trong nhân nhầy giảm xuống chỉ còn 70 – 75%. Đĩa đệm khi thoái hóa lượng nước trong nhân nhày giảm mạnh, làm mất độ căng kèm theo vòng xơ xung quanh bị nhão, dẫn đến giảm độ cao bình thường. Do đĩa đệm với chức năng hấp thụ các lực sang chấn nên phải chịu một lực ép liên tục, khi cường độ và tư thế lao động không đúng sẽ gây lên thoát vị đĩa đệm. Tuổi từ 40 trở đi, quá trình thoái hóa sinh học ở đĩa đệm thắt lưng ngày càng tăng dần do đĩa đệm cột sống phải gánh chịu tác động trọng tải ngày càng lớn. Tuổi đời dễ bị thoát vị đĩa đệm chính là thời kỳ mà cột sống phải thường xuyên chịu tác động của trọng tải cơ học, các chấn thương và vi chấn thương trong cuộc sống và nghề nghiệp, kết hợp với sự thoái hóa của đĩa đệm gây nên. Ở lứa tuổi cao, tuy sức đề kháng của

vòng sợi ngày càng kém và vòng sợi thoái hóa đó bị đứt, rách nhưng vẫn ít xảy ra TVĐĐ vì nhân nhầy đã bị thoái hóa khô cằn, giảm áp lực phồng dẫn đến giảm khả năng di chuyển linh động của đĩa đệm do đó ít xảy ra thoát vị hơn

4.1.2. Giới tính

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra ở cả nam và nữ trong đó nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ 1,187/1. Khi nghiên cứu về TVĐĐ CSTL, các tác giả trong nước như Trần Trung, Vũ Hùng Liên cũng cho thấy tỷ lệ nam/ nữ lần lượt là 1,18/1 và 2/1 [12], [21]. Các tác giả nước ngoài như R. Prasad cho thấy tỷ lệ nam/ nữ là 1,89/1, theo tác giả Fujisawwa tỷ lệ này là 1,38/1 [21]. Mặc dù khác nhau về mức độ nhưng chiều hướng chung cho thấy nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Đây là đặc điểm nói lên vai trò của nam giới đối với công việc lao động trong gia đình cũng như ngoài xã hội, thường phải đảm đương những việc nặng. Bởi vậy nam giới bị chấn thương CSTL nhiều hơn nên dễ bị TVĐĐ hơn.

4.2. Đặc điểm hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở nhóm đối tượng nghiên cứu

4.2.1. Hình ảnh cộng hưởng từ thoái hoá cột sống thắt lưng.

Nhìn chung, các dấu hiệu của thoái hóa cột sống đều nhận định được trên cộng hưởng từ như mỏ xương thân đốt sống, trượt thân đốt sống, hẹp khoang gian đốt, giảm chiều cao thân đốt sống và giảm đường cong sinh lý. Vôi hóa dây chằng dọc trước, vôi hóa dây chằng dọc sau cũng có thể được nhận diện nhưng kém hơn trên ảnh chụp cắt lớp vi tính. Tỷ lệ % gặp trong nhóm nghiên cứu với dấu hiệu mỏ xương thân đốt sống chiếm tỷ lệ cao nhất 57,58%. Các dấu hiệu khác như trượt thân đốt sống, hẹp khoang gian đốt, dày phì đại dây chằng vàng ít gặp.

Hình 4.1. Bệnh nhân Phạm Thị M – Nữ – 57 tuổi

Ảnh T2W ( Sagittal) thấy trượt đốt sống L4 ra trước

Hình 4.2. Bệnh nhân Nguyễn Tiến Đ – Nam - 61 tuổi

Ảnh T2W ( Sagittal) thấy thoái hóa mỏ xương thân các đốt sống thắt lưng

4.2.2. Hình ảnh cộng hưởng từ thoái hóa đĩa đệm

Có thể nói thoái hóa đĩa đệm là giai đoạn khởi đầu của thoát vị đĩa đệm. Phát hiện thoát vị đĩa đệm sớm chính là ở giai đoạn này để có biện pháp phòng ngừa triệt để. Cộng hưởng từ là phương pháp duy nhất đánh giá được một cách đầy đủ các dấu hiệu của bệnh. Thoái hóa đĩa đệm được thể hiện trên ảnh cộng hưởng từ bằng ba dấu hiệu là giảm chiều cao đĩa đệm, giảm tín hiệu đĩa đệm trên ảnh T2W Sagittal và phồng đĩa đệm.

Trong nhóm nghiên cứu, dấu hiệu thường gặp nhất là giảm tín hiệu đĩa đệm trên ảnh T2W Sagittal chiếm tỷ lệ 54,96%. Trên ảnh T2W Sagittal đĩa đệm bị giảm tín hiệu do quá trình thoát nước ra ngoài, đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý thoái hóa đĩa đệm và chỉ có thể phát hiện được trên ảnh T2W của cộng hưởng từ. Dấu hiệu giảm chiều cao của đĩa đệm cũng có giá trị chẩn đoán và có thể còn nhận biết được trên ảnh chụp cột sống thường quy. Dấu hiệu phình đĩa đệm là sự bè rộng của đĩa đệm vượt quá tường sau của thân đốt sống do sự mất nước, lỏng lẻo của vòng xơ nhưng chúng vẫn được tôn trọng không rạn nứt và nhân nhày không bị dịch chuyển vị trí.

Hình 4.3. Bệnh nhân Nguyễn Văn Kh – Nam – 38 tuổi

Ảnh T2W ( Sagittal) thấy giảm tín hiệu các đĩa đệm thắt lưng

Hình 4.4. Bệnh nhân Nguyễn Tiến Đ – Nam - 61 tuổi

Ảnh T2W ( Sagittal) thấy giảm tín hiệu và chiều cao các đĩa đệm thắt lưng

4.2.3. Hình ảnh CHT của TVĐĐ CSTL.4.2.3.1. Tầng thoát vị. 4.2.3.1. Tầng thoát vị.

Trong nghiên cứu, tôi nhận thấy: thoát vị một tầng chiếm tỷ lệ cao nhất (65,71%). Thoát vị hai tầng và ba tầng trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ lần lượt là 29,52% và 4,77%. Thoát vị từ bốn tầng trở lên không gặp trường hợp nào. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhiều tác giả khác là thoát vị một tầng chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo tác giả Trần Trung [21], thoát vị một tầng chiếm tỷ lệ 58,2%. Theo tác giả Hồ Hữu Lương [23], tỷ lệ này là 77,1%.

Thanh M – Nữ – 44 tuổi

Ảnh T2W ( Sagittal) thấy thoát vị đĩa đệm một tầng

54 tuổi

Ảnh T2W ( Sagittal) thấy thoát vị đĩa đệm hai tầng

4.2.3.2. Vị trí thoát vị

Qua kết quả nghiên cứu, tôi thấy: thoát vị đĩa đệm tại vị trí L4 – L5 gặp nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 43,15%. Sau đó đến vị trí L5 – S1 chiếm tỷ lệ 41,78%, vị trí L3 – L4 chiếm 8,9%, vị trí L2 – L3 chiếm 4,11%, vị trí L1 –L2 chiếm 2,06%. Theo tác giả Hồ Hữu Lương [21] TVĐĐ vị trí L4 – L5, L5 – S1 chiếm 52,5% và 19,7%. Theo tác giả Nguyễn Văn Thông [23] có các tỷ lệ theo thứ tự L4 – L5: 64,7%, L5 – S1: 13, 73%. Tác giả Jonsson và Stromqvit [7], TVĐĐ L4 – L5: 40,7%, L5 – S1: 53,3%, L3 – L4: 4,7%, L2 – L3: 1,3%. Tuy các kết quả nghiên cứu có khác nhau nhưng các tác giả đều chỉ ra rằng phần lớn TVĐĐ CSTL xảy ra ở hai đĩa đệm cuối là L4 – L5 và L5 – S1, đặc biệt là L4 – L5. Do tư thế thẳng đứng của con người, hai đĩa đệm này nằm ở vùng bản lề hoạt động chủ yếu của cột sống, thường xuyên phải chịu áp lực trọng tải cao nhất kể cả sự nén ép cân đối hoặc không cân đối, trong cả điều kiện tĩnh và động. Đó chính là cơ sở cho sự phát sinh TVĐĐ ở hai vị trí này.

Hình 4.7. Bệnh nhân Nguyễn Văn Kh – Nam – 38 tuổi

Hình 4.8. Bệnh nhân Nguyễn Xuân H – Nữ - 45 tuổi

Ảnh T2W ( Sagittal) thấy thoát vị đĩa đệm L4 – L5

Ảnh T2W ( Sagittal) thấy thoát vị đĩa đệm L1 – L2, L2 – L3, L5 – S1.

4.2.3.3. Hình ảnh CHT các thể thoát vị theo hướng Sagittal

Ảnh T2W cắt đứng dọc theo hướng Sagittal cho phép đánh giá toàn bộ cột sống thắt lưng, vị trí, số tầng và hướng thoát vị. Trong nghiên cứu của chúng tôi, TVĐĐ ra sau chiếm tỷ lệ cao (84,93%) và thường liên quan tới các dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh điển hình. Biểu hiện trên ảnh CHT là đồng tín hiệu với đĩa đệm nhô ra khỏi bờ sau thân đốt sống làm khuyết lõm vào trong ống sống. Thoát vị nội sống chiếm tỷ lệ 11,64%.

Thoát vị vào lỗ ghép tuy ít gặp nhưng thể hiện bằng tính chất cấp tính và tổn thương rầm rộ trên lâm sàng. Trên cộng hưởng từ loại thoát vị này được thể hiện rõ nét bằng hình ảnh đẩy rễ thần kinh ra phía sau trên hướng Axial và hẹp lỗ ghép trên hướng Sagittal đứng dọc bên. Trong nghiên cứu của tôi, thể thoát vị này chỉ chiếm 3,61%. Trong nghiên cứu của Trần Trung [21], thoát vị ra sau thể trong lỗ ghép chiếm 6,96%. Chẩn đoán bằng cộng hưởng từ là phương pháp tốt nhất để phát hiện loại thoát vị này so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Thực tế trong thăm khám cộng hưởng từ, một yêu cầu bắt buộc đối với kỹ thuật viện CHT khi lập các lớp cắt đứng dọc cột sống thắt lưng là phải là phải đảm báo lấy được hết các lỗ ghép cả hai bên. Điều này quan trọng để tránh việc bỏ sót các thoát vị bên trong lỗ ghép.

Trong nghiên cứu của tôi, không gặp trường hợp nào thoát vị đĩa đệm ra trước và thoát vị bên ngoài lỗ ghép. Nghiên cứu của tác giả Trần Trung và Hồ Hữu Lương [21], cho thấy TVĐĐ ra sau chiếm 91,02%, thoát vị nội sống chiếm 4,99%, TVĐĐ ra trước chiếm 3,99%. Theo tác giả Nguyễn Mai Hương [23], TVĐĐ ra sau chiếm 88,79%, TVĐĐ ra trước rất hiếm gặp ( chiếm 3,17%), thoát vị nội sống chiếm 7,94%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của tôi không khác với các nghiên cứu

trong nước.

Hình 4.9. Bệnh nhân Nguyễn Hồng S – Nam – 53 tuổi

Ảnh T2W ( Sagittal) thấy thoát vị đĩa đệm L2 – L3 vào mặt trên thân đốt sống L3

Hình 4.10. Bệnh nhân Dương Thị B – Nữ - 50 tuổi

Ảnh T2W ( Sagittal) thấy thoát vị đĩa đệm L4 – L5, L5 – S1 ra sau

Hình 4.11. Bệnh nhân Lò Thị R – Nữ – 47 tuổi

Trên ảnh T2W Sagittal thấy thoát vị đĩa đệm L2 – L3 vào trong lỗ ghép

Trên ảnh T2W Axial thấy thoát vị đĩa đệm này vào lỗ ghép phải

4.2.3.4. Hình ảnh CHT các thể thoát vị ra sau.

Trong phân loại thoát vị đĩa đệm ra sau còn được chia thành nhiều thể thoát vị đĩa đệm như thể trung tâm, trung tâm cạnh một bên, trung tâm cạnh hai bên,

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ 1 5 TESLA của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện bạch mai 2016 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)