Bianium n sp2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sán lá (trematoda) ký sinh ở một số loài cá biển ven bờ từ hải phòng đến quảng bình (Trang 84)

Nơi ký sinh: Ruột

Nơi phát hiện: Vùng biển Hải Phòng

Cơ thể hình ô van-dài, mép hai bên cơ thể ở phần trƣớc phát triển rộng, có hàng gai nhỏ, kích thƣớc 1,256-1,656 x 0,400-0,456 mm. Giác miệng tròn, nằm gần mút trƣớc cơ thể, kích thƣớc 0,096-0,120 x 0,096-0,132 mm. Giác bụng hình tròn, nhỏ hơn giác miệng, nằm ở khoảng 1/4 phía trƣớc cơ thể, kích thƣớc 0,064-0,128 x 0,060-0,108 mm. Tỷ lệ giữa giác miệng và giác bụng 1 : 0,54-1,00. Phần trƣớc hầu rất ngắn (0,004-0,036 mm), hầu nhìn rõ, kích thƣớc 0,056-0,100 x 0,048-0,104 mm. Tỷ lệ giữa hầu và giác miệng 1 : 1,23-2,33. Thực quản ngắn, có kích thƣớc 0,012- 0,080 mm. Vị trí nhánh ruột chẻ đôi nằm ở khoảng giữa giác miệng và giác bụng, cách trƣớc cơ thể 0,228-0,348 mm. Hai nhánh ruột dày, thẳng, kéo dài đến mút sau cơ thể.

Hình 3.23. Bianium n. sp2. (ký sinh ở Cá đìa - Siganus fuscescens)

Hai tinh hoàn hình bầu dục, xếp cái trƣớc cái sau hơi so le nhau,. Kích thƣớc tinh hoàn trƣớc 0,152-0,240 x 0,112-0,176 mm, tinh hoàn sau 0,140-0,268 x 0,044- 0,196 mm. Khoảng cách từ tinh hoàn đến mút sau cơ thể 0,228-0,400 mm. Túi sinh dục hình túi, nằm sát mép sau giác bụng, kích thƣớc 0,212-0,284 x 0,068-0,108 mm. Lỗ sinh dục nằm lệch về một bên, cách mút trƣớc cơ thể 0,272-0,432 mm. Túi chứa tinh trong hình cầu, nằm ở đáy túi sinh dục, túi chứa tinh ngoài nằm sát mép sau. Buồng trứng phân thùy sâu, có từ 8-11 thùy, nằm ngay trƣớc tinh hoàn trƣớc, có thể che lấp một phần tinh hoàn trƣớc, kích thƣớc 0,120-0,196 x 0,156-0,212 mm. Khoảng cách từ giác bụng đến buồng trứng 0,212-0,280 mm. Trứng hình bầu dục, số lƣợng ít, kích thƣớc 0,048-0,056 x 0,032-0,044 mm. Tuyến noãn hoàng gồm các bao noãn phân bố đều hai bên cơ thể, kéo dài từ mép trƣớc giác bụng đến mút sau cơ thể.

Nhận xét: Bray (2005) đã chỉ ra hai đặc điểm chính của các giống Bianium

Stunkard, 1930, bao gồm: túi sinh dục kiểu „opechona‟ và mép cơ thể không đầy đủ ở 1/3 phía trƣớc của cơ thể tạo thành hình muỗng [91]. Đến nay, giống Bianium có 8 loài, bao gồm [60], [114]:

B. plicitum (Linton, 1928) phát hiện ở Mỹ, Úc, Ấn Độ và Trung Quốc.

B. hemistoma (Ozaki, 1928) ở Tây Bắc của Thái Bình Dƣơng (Nhật Bản và Trung Quốc).

B. indicum (Gupta, 1967) ở Ấn Độ Dƣơng.

B. purii Gupta, 1968 ở Ấn Độ Dƣơng.

B. rewa Bray, Cribb & Barker, 1996 ở Úc.

B. sponggiosum Bray & Cribb, 1998 ở Úc.

Bianium n.sp1., 2015 ở Việt Nam.

Bianium n.sp2., 2015 ở Việt Nam.

Khóa định loại của giống Bianium

1a. Mép hai bên cơ thể không mở rộng, không hình thành muỗng ở phần trƣớc cơ thể.

... B. sponggiosum Bray & Cribb, 1998 1b. Mép hai bên cơ thể lan ra, gấp lại tạo thành muỗng ở phần trƣớc cơ thể ... 2 2a. Tuyến noãn hoàng gồm các bao noãn nhỏ, phân bố hai bên cơ thể đến đáy túi sinh dục ... B. indicum (Gupta, 1967) 2b. Tuyến noãn hoàng gồm các bao noãn phân bố hai bên cơ thể kéo dài đến mút sau ... 3 3a. Lỗ sinh dục ở giữa hoặc mép sau giác bụng ... 4 3b. Lỗ sinh dục lệch về 1 bên cơ thể, sát mép trƣớc giác bụng ... 5 4a. Buồng trứng từ 12-28 thùy ... B. hemistoma (Ozaki, 1928) 4b. Buồng trứng 3 thùy ... B. rewa Bray, Cribb & Barker, 1996 5a. Buồng trứng từ 20-23 thùy ... 6 5b. Buồng trứng từ 8-12 thùy ... 7 6a. Trứng ngắn hơn 50 µm ... B. purii Gupta, 1968 6b. Trứng dài hơn 50 µm ... B. plicitum (Linton, 1928) 7a. Mép 2 bên cơ thể không có gai nhỏ ... Bianium n. sp1. 7b. Mép 2 bên phần trƣớc cơ thể có gai ... Bianium n. sp2.

3.2.2.23. Diploproctodaeum haustrum (Mac Callum, 1919) La Rue, 1926 (Hình 3.24)

Vật chủ: Cá bò một gai lƣng (Aluterus monoceros)

Nơi ký sinh: Ruột

Nơi phát hiện: Vùng biển Quảng Bình

Mô tả (trên 10 mẫu vật):

Cơ thể thuôn dài, phần đầu hai mép cơ thể phát triển rộng bao lấy vùng giác bụng tạo thành hình phễu. Cơ thể dài 1,180-1,900 mm; rộng 0,420-0,696 mm. Giác miệng hình tròn hoặc ô van, nằm gần mút trƣớc cơ thể, kích thƣớc 0,144-0,172 x 0,140-0,180 mm. Giác bụng hình tròn, nhìn không rõ do hai bên cơ thể gấp lại che đi một phần, kích thƣớc 0,118-0,146 x 0,116-0,144 mm, nằm cách mút trƣớc cơ thể 0,342-0,392 mm. Tỷ lệ giữa giác miệng và giác bụng 1 : 0,70-0,86. Hầu phát triển, rõ, nằm sát sau giác miệng, kích thƣớc 0,080-0,110 x 0,078-0,132 mm. Tỷ lệ giữa

hầu và giác miệng 1 : 1,36-1,91. Thực quản rất ngắn. Vị trí nhánh ruột chẻ đôi ngay sát mép sau hầu, hai nhánh ruột chạy dọc hai bên đến gần mút sau cơ thể.

Hình 3.24. Diploproctodaeum haustrum (Mac Callum, 1918) La Rue, 1926 (ký sinh ở Cá bò một gai lƣng - Aluterus monoceros)

Hai tinh hoàn lớn, hình tròn hoặc bầu dục, nằm ở phần sau cơ thể, xếp cái trƣớc cái sau. Kích thƣớc tinh hoàn trƣớc 0,174-0,216 x 0,174-0,212 mm, tinh hoàn sau 0,228-0,262 x 0,226-0,252 mm. Khoảng cách từ tinh hoàn đến mút sau cơ thể 0,350-0,392 mm. Túi sinh dục không rõ, nằm ở vùng giác bụng, lỗ sinh dục hơi lệch một bên cơ thể, ở vị trí ngang nhánh ruột chẻ đôi. Buồng trứng phân thùy, nằm ở

khoảng giữa cơ thể, trƣớc tinh hoàn, kích thƣớc buồng trứng 0,250-0,272 x 0,240- 0,260 mm. Trứng ít, phân bố ở vùng giác bụng, kích thƣớc 0,068-0,072 x 0,024- 0,028 mm. Khoảng cách từ tuyến noãn hoàng đến mút trƣớc cơ thể 0,618-0,792 mm.

Nhận xét: Loài D. haustrum đƣợc Mac Callum phát hiện lần đầu tiên (1919) ở vùng biển phía nam nƣớc Mỹ, vật chủ chính là cá Alutera schoepfi [60]. Sau đó là phát hiện của các tác giả: La Rue (1926), Vigueras (1955), Yamaguti (1970), Fischthal and Thomas (1972) và Reimer (1981). Ngoài vật chủ chính là cá Alutera schoepfi, loài D. haustrum còn ký sinh ở nhiều loài cá khác (Alutera monoceros, A. punctata...) thuộc họ Monacanthidae ở nhiều vùng biển trên thế giới [60]. Đây là lần đầu tiên loài D. haustrum đƣợc phát hiện ký sinh trên cá biển Việt Nam.

Họ Fellodistomidae Nicoll, 1909

3.2.2.24. Lintonium vibex (Linton, 1900) Stunkard and Nigrelli, 1930 (Hình 3.25) 3.25)

Vật chủ: Cá bò da (Monacanthus chinensis)

Nơi ký sinh: Ruột

Nơi phát hiện: Vùng biển Hải Phòng

Mô tả (trên 1 mẫu vật):

Cơ thể hình ô van-dài, thon ở phần trƣớc, tròn ở phần sau cơ thể. Kích thƣớc 3,800 x 1,180 mm, rộng nhất ở vùng sau tinh hoàn. Giác miệng tròn ở gần mút trƣớc cơ thể, kích thƣớc 0,232 x 0,232 mm. Giác bụng hình bầu dục, lớn hơn giác miệng, kích thƣớc 0,488 x 0,608 mm. Tỷ lệ giữa giác miệng và giác bụng 1 : 2,62. Khoảng cách từ giác bụng đến mút trƣớc cơ thể 0,940 mm. Hầu tròn, nằm sau giác miệng, kích thƣớc 0,172 x 0,180 mm. Tỷ lệ giữa hầu và giác miệng 1 : 1,29. Không thấy thực quản, hai nhánh ruột chẻ đôi chạy dọc hai bên gần đến mút sau cơ thể. Khoảng cách từ vị trí nhánh ruột chẻ đôi đến giác bụng 0,520 mm.

Hai tinh hoàn bầu dục nằm đối xứng nhau ở vùng giữa cơ thể. Kích thƣớc tinh hoàn trái 0,424 x 0,320 mm, tinh hoàn phải 0,400 x 0,416 mm. Khoảng cách từ tinh hoàn đến mút sau cơ thể 1,780 mm. Buồng trứng nằm hơi lệch một bên, ngay

trƣớc tinh hoàn, kích thƣớc 0,248 x 0,212 mm. Tử cung rất phát triển, phân bố từ vị trí nhánh ruột chẻ đôi đến mút sau cơ thể. Túi sinh dục có hình túi, nằm dọc ở khoảng giữa giác bụng và hầu, có túi chứa tinh trong. Tuyến noãn hoàng phân bố hai bên cơ thể từ sau mép sau giác bụng đến gần mút sau cơ thể, khoảng cách từ tuyến noãn hoàng đến mút trƣớc cơ thể 1,480 mm. Trứng nhiều, hình bầu dục, kích thƣớc 0,034-0,020 mm.

Hình 3.25. Lintonium vibex (Linton, 1900) Stunkard and Nigrelli, 1930 (ký sinh ở Cá bò da - Monacanthus chinensis)

Nhận xét: Loài L. vibex đƣợc Linton mô tả năm 1900 ký sinh ở cá

Spheroides maculatus tại Massachusetts, Hoa Kỳ [33]. Theo các nghiên cứu của Stunkard và Nigrelli (1930), Parukhin và Chikunova (1964), Oshmarin (1965),

Lebedev (1970) đã phát hiện loài L. vibex ký sinh ở ruột và gan của các loài cá:

Abalistes stellaris, Aluterus monoceros, Scomberoides lysan Scomberomorus commerson phân bố chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ và biển Nam Trung Hoa (theo Arthur và Tề, 2006) [33]. Đây là lần đầu tiên phát hiện Cá bò da (Monacanthus chinensis) là vật chủ mới của loài L. vibex.

Họ Tandanicolidae Johnston, 1927

3.2.2.25. Monodhelmis dollfusi (Srivastava, 1939) (Hình 3.26) Vật chủ: Cá ba gai (Arius arius) Vật chủ: Cá ba gai (Arius arius)

Nơi ký sinh: Ruột

Nơi phát hiện: Vùng biển Hải Phòng

Mô tả (trên 2 mẫu vật):

Cơ thể hình ô van-dài, thon hai đầu, kích thƣớc 2,980-3,000 x 0,600- 0,660 mm, rộng nhất ở vùng giác bụng. Giác miệng tròn, ở mút trƣớc cơ thể, kích thƣớc 0,232-0,248 x 0,232-0,264 mm. Giác bụng hình tròn, nhỏ hơn giác miệng, nằm ở khoảng giữa cơ thể, cách mút trƣớc cơ thể 1,380-1,400 mm, kích thƣớc 0,192- 0,200 x 0,192-0,216 mm. Tỷ lệ giữa giác miệng và giác bụng 1 : 0,82-0,83. Hầu nhỏ, nằm sát mép sau giác bụng, kích thƣớc 0,112-0,192 x 0,104 mm. Tỷ lệ giữa hầu và giác miệng 1 : 2,23-2,54. Vị trí nhánh ruột chẻ đôi nằm sát sau hầu. Hai nhánh ruột chạy dọc hai bên đến gần mút sau cơ thể.

Hình 3.26. Monodhelmis dollfusi (Srivastava, 1939) (ký sinh ở Cá ba gai - Arius arius)

Cơ quan sinh dục nằm ở phần trƣớc cơ thể. Hai tinh hoàn hình bầu dục, nằm đối xứng hai bên, trƣớc giác bụng, kích thƣớc tinh hoàn trái 0,224-0,232 x 0,104 0,136 mm, tinh hoàn phải 0,208-0,232 x 0,152-0,160 mm. Khoảng cách từ tinh hoàn đến mút sau cơ thể 1,360-1,580 mm. Buồng trứng nguyên, nằm ngay trƣớc tinh hoàn, hơi lệch về một bên cơ thể, kích thƣớc 0,104-0,128 x 0,104-0,152 mm. Túi chứa tinh nằm ở khoảng giữa giác miệng và giác bụng, ống sinh dục kéo dài và mở ra ở vị trí nhánh ruột chẻ đôi. Tử cung phát triển phủ gần kín phần sau cơ thể. Tuyến noãn hoàng không phát triển, phân bố hai bên cơ thể từ sau tinh hoàn đến 1/3 phía sau cơ thể. Trứng hình bầu dục, kích thƣớc 0,044-0,048 x 0,020-0,024 mm.

Nhận xét: Tandanicolinae đƣợc xem xét, xác định lại và đƣợc coi là một phân họ của Fellodistomidae. Các phân họ Monodhelminthinae Dollfus, 1937, Mehratrematinae Srivastava, 1939, Prosogonariinae Mehra, 1963 và Buckleytrematinae Yamaguti, 1971 là synonym của Tandanicolinae. Tandanicolinae bao gồm các giống: Tandanicola, Monodhelmis, Buckleytrema

Prosogonarium. BurnellusMehratrema là tên đồng danh của Monodhelmis [74]. Đây là lần đầu tiên loài Monodhelmis dollfusi đƣợc phát hiện ký sinh trên cá biển Việt Nam.

Họ Gorgoderidae Looss, 1899

3.2.2.26. Cetiotrema carangis (Mac Callum, 1913) Manter, 1970 (Hình 3.27) Vật chủ: Cá bè (Scomberoides lysan) Vật chủ: Cá bè (Scomberoides lysan)

Nơi ký sinh: Bóng đái

Nơi phát hiện: Vùng biển Hải Phòng và Quảng Bình

Mô tả (trên 5 mẫu vật):

Cơ thể lớn, hình ô van-dài; phần trƣớc hẹp, phần sau rộng hơn; kích thƣớc 3,120-4,778 x 1,008-2,100 mm; rộng nhất ở vùng giữa cơ thể. Giác miệng hình cầu, nằm ở mút trƣớc cơ thể, kích thƣớc 0,312-0,360 x 0,332-0,556 mm. Giác bụng hình tròn, nằm ở giữa cơ thể, kích thƣớc 0,262-0,300 x 0,274-0,318 mm. Tỷ lệ giữa hai giác là 1 : 0,57-0,82. Khoảng cách từ giác bụng đến mút trƣớc cơ thể 1,570-2,130 mm. Thực quản ngắn (0,186-0,198 mm). Khoảng cách từ nhánh ruột chẻ đôi đến

mút trƣớc cơ thể 0,500-0,558 mm. Hai nhánh ruột kéo dài về phía sau dọc hai bên cơ thể.

Hình 3.27. Cetiotrema carangis (MacCallum, 1913) Manter, 1970 (ký sinh ở Cá bè - Scomberoides lysan)

Hai tinh hoàn nhỏ, hình ô van, hơi phân thùy, nằm so le nhau sát hai nhánh ruột ở phần sau cơ thể. Kích thƣớc tinh hoàn trƣớc 0,154-0,188 x 0,132-0,184 mm, tinh hoàn sau 0,180-0,220 x 0,144-0,176 mm. Khoảng cách từ tinh hoàn sau đến mút sau cơ thể 0,688-1,006 mm. Túi sinh dục hình quả lê, kích thƣớc 0,108-0,144 x 0,092-0,110 mm. Lỗ sinh dục nằm trên trục giữa cơ thể ở khoảng giữa giác bụng và chỗ nhánh ruột chẻ đôi. Buồng trứng hình tròn hoặc ô van, nằm chếch so với trục dọc cơ thể về phía bên phải, ngay sau tuyến noãn hoàng, kích thƣớc 0,286-0,362 x

0,252-0,324 mm. Tuyến noãn hoàng gồm 2 bao noãn lớn có kích thƣớc gần bằng nhau, nằm ngang nhau, chếch so với trục dọc cơ thể tạo thành chữ V, sau giác bụng, ngay trƣớc buồng trứng; kích thƣớc noãn hoàng trái 0,260-0,366 x 0,162-0,214 mm; noãn hoàng phải 0,264-0,350 x 0,152-0,202 mm. Tử cung gồm các nếp gấp nằm xen giữa các khoảng trống ở phía sau lỗ sinh dục nhƣng không che lấp tinh hoàn và buồng trứng; phía cuối kéo dài ngang mút cuối nhánh ruột. Trứng hình ô van, kích thƣớc 0,026-0,036 x 0,014-0,020 mm.

Nhận xét: Loài C. carangis đƣợc MacCallum (1913) mô tả lần đầu tiên có tên là Distomum carangis. Yamaguti (1971) đã chuyển loài này sang giống

Gorgoderina [126]. Năm 1947, Manter phát hiện 1 loài mới ở loài cá (thuộc họ Carangidae) và ông đã đặt tên là Phyllodistomum carangis, năm 1970 ông chuyển lại thành loài Cetiotrema carangis. Campbell (2008) khi viết khóa phân loại các giống của họ Gorgoderidae đã ghi rõ đặc điểm quan trọng của giống Cetiotrema là tử cung kéo dài đến trƣớc giác bụng và nằm trong hai nhánh ruột [69]. Nguyễn Văn Hà (2011) lần đầu tiên phát hiện loài này trên cá biển Việt Nam [6].

3.2.2.27. Phylodistomum notosinicum Lebedev, 1970 (Hình 3.28) Vật chủ: Cá bạc má (Rastrelliger brachysom) Vật chủ: Cá bạc má (Rastrelliger brachysom)

Nơi ký sinh: Bóng đái

Nơi phát hiện: Vùng biển Nghệ An

Mô tả (trên 3 mẫu vật):

Cơ thể hình thoi thuôn dài. Kích thƣớc 2,660-3,600 x 0,660-1,000 mm, rộng nhất ở vùng giữa cơ thể. Giác miệng hình cầu, nằm ở mút trƣớc cơ thể, kích thƣớc 0,196-0,280 x 0,200-0,264 mm. Giác bụng tròn, nằm ở khoảng 1/3 phía trƣớc cơ thể, kích thƣớc 0,200-0,216 x 0,192-0,218 mm. Tỷ lệ chiều rộng giữa hai giác là 1 : 0,83-1,08. Không có hầu. Vị trí nhánh ruột chẻ đôi ngay sát mép sau giác miệng, thành dày, có hai vòng cơ, khoảng cách từ nhánh ruột chẻ đôi đến mút trƣớc cơ thể 0,370-0,400 mm. Hai nhánh ruột chạy dọc hai bên cơ thể, từ giác bụng về phần sau cơ thể bị phần tử cung che khuất.

Hai tinh hoàn hình bầu dục, nằm so le cái trƣớc cái sau ở phần sau cơ thể, có thể bị tử cung che khuất một phần, kích thƣớc tinh hoàn trƣớc 0,480-0,560 x 0,280- 0,320 mm, tinh hoàn sau 0,432-0,520 x 0,288-0,320 mm. Khoảng cách từ tinh hoàn sau đến mút sau cơ thể 0,620-0,900 mm.

Hình 3.28. Phylodistomum notosinicum Lebedev, 1970 (ký sinh ở Cá bạc má - Rastrelliger brachysom)

Buồng trứng nhỏ, hình khối, nằm lệch về bên trái cơ thể ngay trƣớc tinh hoàn trƣớc, kích thƣớc 0,200-0,240 x 0,120-0,176 mm. Túi sinh dục hình bầu dục, nằm ngang ở vùng giữa nhánh ruột chẻ đôi và giác bụng, kích thƣớc 0,088-0,144 x

0,140-0,176 mm. Tuyến noãn hoàng hình chữ V, phân bố ngay sau giác bụng, có hai bao noãn hai bên phát triển đến 1/3 giác bụng, ôm lấy giác bụng, kích thƣớc từ tuyến noãn hoàng đến mút trƣớc cơ thể 0,860-1,040 mm. Tử cung phát triển, hình ống, gấp khúc, phân bố ở phần sau cơ thể. Trứng nhiều trong tử cung, có màu vàng, hình bầu dục, kích thƣớc 0,038 x 0,022-0,024 mm.

Nhận xét: Loài P. notosinicum đƣợc Lebedev phát hiện và mô tả ký sinh trong buồng trứng của cá Scomberomorus sp. phân bố ở vịnh Bắc Bộ [33]. Đây là lần đầu tiên phát hiện Cá bạc má (Rastrelliger brachysom) là vật chủ mới của loài

P. notosinicum.

3.2.2.28. Phyllodistomum sp. (Hình 3.29) Vật chủ: Cá đù nanh (Nibea albiflora) Vật chủ: Cá đù nanh (Nibea albiflora)

Nơi ký sinh: Ruột

Nơi phát hiện: Vùng biển Hải Phòng

Mô tả (trên 2 mẫu vật):

Cơ thể thuôn dài, phần trƣớc thon lại, phần sau rộng hơn, kích thƣớc 3,620-3,924 x 0,640-0,698 mm; rộng nhất ở vùng chứa tinh hoàn. Giác miệng hình cầu, nằm ở mút trƣớc cơ thể, lỗ giác sâu, kích thƣớc 0,300- 0,304 x 0,280-0,294 mm. Giác bụng hình tròn hoặc ô van, nhỏ hơn giác miệng, kích thƣớc 0,176-0,200 x 0,136-0,184 mm, nằm ở khoảng 1/3 phía trƣớc cơ thể. Tỷ lệ giữa hai giác là 1 : 0,49-0,63. Thực quản ngắn. Vị trí nhánh ruột chẻ đôi phình lớn, hình cầu, hai nhánh ruột hình ống lớn, kéo dài vƣợt qua tinh hoàn sau.

Hai tinh hoàn hình bầu dục, nằm cái trƣớc cái sau và hơi chéo nhau ở phần sau cơ thể, tinh hoàn sau

Hình 3.29. Phyllodistomum sp. (ký sinh ở Cá đù nanh - Nibea albiflora)

thƣờng lớn hơn tinh hoàn trƣớc; kích thƣớc tinh hoàn trƣớc 0,272-0,296 x 0,160- 0,192 mm, tinh hoàn sau 0,348-0,360 x 0,280-0,300 mm. Khoảng cách từ tinh hoàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sán lá (trematoda) ký sinh ở một số loài cá biển ven bờ từ hải phòng đến quảng bình (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)