Helicometrina nimia Linton, 1910

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sán lá (trematoda) ký sinh ở một số loài cá biển ven bờ từ hải phòng đến quảng bình (Trang 59 - 61)

Vật chủ: Cá song sáu sọc (Epinephelus sexfasciatus)

Nơi ký sinh: Ruột

Nơi phát hiện: Vùng biển Quảng Bình

Mô tả (trên 1 mẫu vật):

Hình 3.10. Helicometrina nimia Linton, 1910 (ký sinh ở Cá song sáu sọc - Epinephelus sexfasciatus)

Cơ thể hình ô van-dài, kích thƣớc lớn, chiều dài 3,820 mm; chiều rộng lớn nhất ở vùng chứa buồng trứng, kích thƣớc 1,080 mm. Giác miệng hình ô van, nằm ở mút trƣớc cơ thể, kích thƣớc 0,232 x 0,216 mm. Giác bụng hình tròn, nằm ở khoảng 1/3 trƣớc cơ thể, kích thƣớc 0,320 x 0,304 mm. Tỷ lệ giữa hai giác là 1 : 1,41. Phần trƣớc hầu rất ngắn, kích thƣớc 0,016 mm. Hầu rất phát triển, nằm ngay sau giác miệng, hình tròn, kích thƣớc 0,128 x 0,128 mm. Khoảng cách từ giác bụng đến mút trƣớc cơ thể 1,000 mm. Thực quản rõ, dài 0,240 mm. Vị trí hai nhánh ruột chẻ đôi ở khoảng giữa hầu và giác bụng; hai nhánh ruột kéo dài hai bên cơ thể về phía sau, và bị tuyến noãn hoàng che lấp.

Tinh hoàn rất phát triển, gồm có 9 tinh hoàn hình bầu dục, phân bố thành hai hàng ở phần sau cơ thể. Các tinh hoàn trái có kích thƣớc 0,232-0,248 x 0,184-0,216 mm; các tinh hoàn phải có kích thƣớc 0,240-0,280 x 0,160-0,200 mm. Khoảng cách từ tinh hoàn đến mút sau cơ thể 0,528 mm. Lỗ sinh dục ở ngay trƣớc nhánh ruột chẻ đôi, khoảng cách từ lỗ sinh dục đến mút trƣớc cơ thể là 0,544 mm. Túi sinh dục dài, đáy túi ở khoảng 1/3 giác bụng, hơi lệch về bên trái, kích thƣớc 0,410 x 0,106 mm. Túi chứa tinh hình ống uốn cong về bên phải, ống phóng tinh dài. Tuyến noãn hoàng phân bố từ ngang nhánh ruột chẻ đôi đến mút sau cơ thể, khoảng cách từ tuyến noãn hoàng đến mút trƣớc là 0,648 mm.

Buồng trứng phân thùy sâu, nằm ở khoảng giữa cơ thể phía trƣớc tinh hoàn, kích thƣớc 0,296 x 0,368 mm. Trứng ít, hình bầu dục, có râu, kích thƣớc 0,058- 0,066 x 0,022-0,026 mm.

Nhận xét: Loài Helicometrina nimia đƣợc Linton mô tả đầu tiên (1910) ký sinh ở cá biển ở vùng Tortugas, Florida và loài này hiện phân bố gần nhƣ toàn bộ lục địa Châu Mỹ (ký sinh ở nhiều họ cá: Serranidae, Pomodasydae, Scorpaenidae và Clinidae) [48] (cùng loài: H. orientalis Srivastava, 1936; H. septorchis Srivastava, 1936; H. elongata Noble and Park, 1937; H. hexorchis Gupta and Sehgal, 1967; H. otolithi Bilqees, 1972; H. delicatulus Bilqees, 1972; H. chilomycteri Bilqees, 1972;

H. karachienesis Bilqees, 1972). Manter (1933) mô tả loài này ký sinh ở cá

Rhonciscus anus ở vùng Karachi (theo Bray, 1987) [48]. Năm 1989, Inzunza phát hiện 2 loài vật chủ mới (Calliclinus geniguttatus and Calliclinus nudiventris) của

loài này ở vùng biển Chile [48]. Roumbedakis (2014), mô tả loài H. nimia ký sinh ở Cá Mú (Epinephelus marginatus) ở vùng biển Đông Nam Brazil [110]. Đây là lần đầu tiên loài H. nimia đƣợc phát hiện ký sinh ở cá biển Việt Nam. Cá song sáu sọc (Epinephelus sexfasciatus) là vật chủ mới của loài này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sán lá (trematoda) ký sinh ở một số loài cá biển ven bờ từ hải phòng đến quảng bình (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)