Opecoelus brevifistulus (Ozaki, 1928) Crowcroft, 1947

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sán lá (trematoda) ký sinh ở một số loài cá biển ven bờ từ hải phòng đến quảng bình (Trang 48 - 50)

Vật chủ: Cá đục bạc (Sillago sihama)

Nơi ký sinh: Ruột

Nơi phát hiện: Vùng biển Nghệ An

Mô tả (trên 3 mẫu vật):

Cơ thể hình ô van dài, kích thƣớc 1,640-1,820 x 0,410-0,484 mm, rộng nhất vùng chứa tinh hoàn. Giác miệng nằm ở mút trƣớc cơ thể, hình cầu, kích thƣớc 0,098-0,112 x 0,100-0,108 mm. Giác bụng hình cầu hoặc ô van, kích thƣớc 0,236- 0,252 x 0,216-0,256 mm, nằm gần giác miệng, cách mút trƣớc cơ thể 0,368-0,390 mm. Tỷ lệ giữa chiều rộng của giác miệng và giác bụng là 1 : 2,12-2,25. Phần trƣớc hầu ngắn, kích thƣớc 0,013-0,020 mm. Hầu hình ô van, kích thƣớc 0,054-0,068 x 0,084-0,098 mm. Thực quản ngắn, kích thƣớc 0,038-0,070 mm. Khoảng cách từ chỗ

nhánh ruột chẻ đôi đến mút trƣớc cơ thể 0,248-0,280 mm. Ruột bị che khuất bởi tuyến noãn hoàng ở phần sau cơ thể.

Hình 3.4. Opecoelus brevifistulus (Ozaki, 1928) Crowcroft, 1947 (ký sinh ở Cá đục bạc - Sillago sihama)

Hai tinh hoàn phân thùy, nằm nối tiếp nhau ở trục giữa cơ thể. Kích thƣớc tinh hoàn trƣớc 0,134-0,156 x 0,206-0,268 mm, tinh hoàn sau 0,180-0,224 x 0,210- 0,262 mm. Khoảng cách từ tinh hoàn sau đến mút sau cơ thể 0,368-0,434 mm. Túi sinh dục chứa các phần phụ sinh dục, đáy túi nằm dƣới mép sau của giác bụng. Túi chứa tinh lớn, kích thƣớc 0,180-0,240 x 0,070-0,088 mm. Lỗ sinh dục ở ngay sau

hầu, cách mút trƣớc cơ thể 0,168-0,200 mm. Buồng trứng phân thùy, nằm ngay trƣớc tinh hoàn trƣớc, kích thƣớc 0,088-0,100 x 0,150-0,160 mm. Tử cung nằm ở khoảng giữa buồng trứng và lỗ sinh dục. Tuyến noãn hoàng kéo dài từ mút sau cơ thể đến khoảng giữa hầu và vị trí nhánh ruột chẻ đôi, cách mút trƣớc cơ thể 0,214- 0,230 mm. Tuyến noãn hoàng lấp đầy khoảng trống phía sau tinh hoàn. Trứng lớn, hình ô van, kích thƣớc 0,058-0,066 (0,061) x 0,040-0,052 (0,045) mm (n=30).

Nhận xét: Loài O. brevifistulus đƣợc phát hiện lần đầu tiên bởi Ozaki (1928) có tên khoa học là Opegaster brevifistula từ ruột cá Amia lineata ở biển Nhật Bản, sau đó đƣợc Aken”Ova (2007) [26] chuyển sang giống Opecoelus. Loài này cũng đƣợc phát hiện ký sinh trên cá Hoplosebastes armatus ở biển Đài Loan (theo Liu et al., 2010) [95]. Lần đầu tiên loài O. brevifistulus đƣợc phát hiện ký sinh trên Cá đục bạc ở Việt Nam (Nguyễn Văn Hà, 2011) [6].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sán lá (trematoda) ký sinh ở một số loài cá biển ven bờ từ hải phòng đến quảng bình (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)