Stephanostomum bicoronatum (Stossich, 1883) Fuhrmann,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sán lá (trematoda) ký sinh ở một số loài cá biển ven bờ từ hải phòng đến quảng bình (Trang 74 - 77)

3.18)

Nơi ký sinh: Ruột

Nơi phát hiện: Vùng biển Nam Định

Mô tả (trên 5 mẫu vật):

Hình 3.18. Stephanostomum bicoronatum (Stossich, 1883) Fuhrmann, 1928 (ở Cá uốp đuôi lá - Johnius carouna)

Cơ thể dài, hẹp ở ngay sau giác miệng, kích thƣớc cơ thể 3,160-3,720 x 0,432-0,478 mm, rộng nhất ở vùng chứa tinh hoàn. Cơ thể phủ gai khắp bề mặt đến tận mút sau. Giác miệng nằm ở mút trƣớc cơ thể, hình mũ; có 2 hàng gai miệng, mỗi hàng 15 gai, các gai ở vùng giữa mặt bụng nhỏ hơn, các gai miệng đều thẳng, không cong khi quan sát ở mặt bên, kích thƣớc 0,050-0,064 x 0,088-0,148 mm. Giác bụng tròn, nằm ở khoảng 1/4 phía trƣớc cơ thể, kích thƣớc 0,208-0,220 x 0,198-0,220 mm. Tỷ lệ giữa hai giác 1 : 1,68-2,32. Phần trƣớc hầu dài 0,400-0,486 mm. Hầu phát triển, hình quả lê, hẹp ở phần trƣớc, kích thƣớc 0,148-0,156 x 0,156- 0,160 mm. Thực quản ngắn (0,040-0,068 mm). Ruột chẻ đôi trƣớc giác bụng, kéo dài đến tận mút sau cơ thể.

Hai tinh hoàn hình bầu dục, nằm ở phần sau cơ thể, xếp cái trƣớc cái sau, kích thƣớc tinh hoàn trƣớc 0,300-0,308 x 0,150-0,164 mm; tinh hoàn sau 0,302- 0,384 x 0,176-0,204 mm. Túi sinh dục dài, kích thƣớc 1,012-1,126 x 0,056-0,086 mm. Túi chứa tinh không phân chia, thƣờng thẳng, đôi khi cuộn lại, ở phần cuối của túi sinh dục. Tuyến tiền liệt hình ống, khá ngắn. Ống phóng tinh dài, có thành dày. Buồng trứng tròn, nằm phía trƣớc tinh hoàn trƣớc, kích thƣớc 0,166-0,178 x 0,148- 0,168 mm. Trứng ít, khoảng 25-40 trứng, kích thƣớc 0,067-0,075 x 0,048-0,052 mm. Âm đạo dài, thành mỏng. Tuyến noãn hoàng gồm các bao noãn nhỏ, bắt đầu từ phần trƣớc của túi chứa tinh kéo dài đến tận mút sau cơ thể.

Nhận xét: Loài S. bicoronatum đƣợc Stossich (1883) phát hiện ký sinh trên cá Umbrina cirrosa ở ngoài khơi Trieste (biển Adriatic). Sau đó, Looss (1901) nghiên cứu các mẫu vật của Stossich và đã mô tả đầy đủ hơn, trong đó ông mô tả có 30-33 gai miệng, thƣờng là 31 phân bố trên 2 hàng (Bartoli và Bray, 2001 [37]).

Sau nghiên cứu của Looss (1901), loài S. bicoronatum đƣợc phát hiện ở nhiều loài cá, chủ yếu thuộc họ Sciaenidae. Hiện nay, loài này đƣợc công bố ở nhiều nơi trên thế giới nhƣ Địa Trung Hải, Đại Tây Dƣơng, Ấn Độ Dƣơng và Bắc Thái Bình Dƣơng. Trong khu vực Tây Thái Bình Dƣơng, loài S. bicoronatum đƣợc phát hiện ký sinh trên cá Lateolabrax japonocus ở Trung Quốc (Tsin, 1933) và cá

Nguyễn Văn Hà và Hà Duy Ngọ năm 2010, lần đầu tiên phát hiện loài S. bicoronatum ký sinh ở cá biển Việt Nam [8].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sán lá (trematoda) ký sinh ở một số loài cá biển ven bờ từ hải phòng đến quảng bình (Trang 74 - 77)