: Hiệp hội đái tháo đường Mỹ
4.1 Đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ typ 2
4.1.1 Đặc điểm lâm sàng
* Đặc điểm chung về tuổi, giới:
Tuổi có liên quan đến sự phát triển của bệnh ĐTĐ. Hầu hết ta thấy rằng
ở độ tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 càng gia tăng và hay gặp nhất là nhóm tuổi trên 50 tuổi.
Trong nghiên cứu của tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân là 63,8 ± 13,1. Bệnh nhân bị mắc ĐTĐ typ 2 trẻ tuổi nhất là 21 tuổi và cao tuổi nhất là nữ 89 tuổi.Bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên chiếm 88%, trong đó gặp nhiều nhất là nhóm tuổi ≥ 60 tuổi chiếm 59%.
Theo nghiên cứu của Trần Văn Hiên tại Bệnh viện Nội tiết TW thấy tuổi trung bình là 54,1 ± 8,8; nhóm tuổi 50 – 59 chiếm tỉ lệ 33,3% [15 ]. Nghiên cứu của Bùi Thế Bừng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 55,4 ± 7,2; nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 50 – 59 chiếm tỉ lệ 62% [4]. Theo nghiên cứu của Welborn ở Australia thấy tỉ lệ ĐTĐ tăng
39
nhanh ở nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên, điều này tương đương với nghiên cứu của tôi.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, tuổi thọ của con người ngày càng cao và bệnh tật của tuổi già cũng vì thế mà gia tăng đặc biệt là bệnh ĐTĐ. Khi về già, cơ thể bị lão hóa nhanh chóng, duy nhất là sự đề kháng insulin, đó là một trong những cơ chế làm tăng tỉ lệ ĐTĐ typ 2.
Mặc dù bệnh gặp phổ biến ở độ tuổi ≥ 50 tuổi nhưng ở nhóm tuổi dưới 40 tuổi cũng đang gặp ĐTĐ typ 2 với tỉ lệ là 2%. Tuy là chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng cũng không được lơ là, vì thế chúng ta cần phải có các biện pháp tuyên truyền và giáo dục, phổ biến kiến thức về bệnh ĐTĐ cho cộng đồng một cách rộng rãi để nhằm phát hiện sớm và làm chậm sự phát triển, diễn biến cũng như các biến chứng nặng nề của bệnh.
Tỉ lệ mắc ĐTĐ giữa hai giới nam và nữ cũng có sự khác biệt. Theo nghiên cứu của Marixa.J và cộng sự, tại Nhật Bản và Ấn Độ tỉ lệ mắc ĐTĐ ở nam lớn hơn nữ, nhưng tỉ lệ ĐTĐ ở Mỹ thì ở nữ lại cáo gấp 3 – 4 lần so với ở nam [3].
Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc ĐTĐ theo giới cúng cho kết quả tương đối khác nhau.
Bảng 4.1: So sánh tỉ lệ ĐTĐ theo giới ở một số tác giả
Tác giả Năm Địa điểm nghiên cứu Nam
(%)
Nữ (%)
Tô Văn Hải 2005 BV. Thanh Nhàn Hà Nội 30,3 69,7 Phạm Thị Lan 2009 BV. ĐK Thái Nguyên 48,9 51,1 Trương Văn Sáu 2007 BV.ĐK Bắc Giang 54,6 45,4 Triệu Quang Phú 2006 BV. ĐK Lạng Sơn 62,0 38,0 Quản Thị Hồng Duyên
(SV XN4A – ĐHKTYTHD) 2015 BV.ĐK Hải Dương 53,0 47,0 Như vậy kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện cho thấy tỉ lệ nghiên cứu giữa hai giới có sự khác nhau, nó hoàn toàn phù hợp vì đây chỉ là số liệu
40
phản ánh thực trạng người bệnh điều trị tại bệnh viện nơi tiến hành đề tài nghiên cứu của mình. Còn sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh giữa các quốc gia hoặc các tỉnh trong một quốc gia giữa hai giới còn do một số yếu tố khác như: thói quen ăn uống, sinh hoạt, điều kiện sinh sống, làm việc, môi trường.... cũng đều là nguyên nhân ảnh hưởng và tác động tới bệnh tình.
4.1.2 Đặc điểm cận lâm sàng
*Về rối loạn các thành phần lipid máu:
Đái tháo đường thường đi kèm với rối loạn trong lipid và lipoprotein máu là yếu tố chính gây ra Vữa xơ động mạch. Nghiên cứu của tôi có 66/100 (66%) bệnh nhân có rối loạn ít nhất một thành phần. Trong đó, rối loạn Cholesterol máu chiếm 68%; rối loạn Triglycerid chiếm 95%; rối loạn HDL- C chiếm 71% và rối loạn LDL-C chiếm 24%.
Theo Cook CB, Erdam DM, nghiên cứu ĐTĐ ở người Mỹ gốc Phi có 58% người bệnh tăng LDL-C, 26% người bệnh giảm HDL-C. Khăm Pheng Phun Ma Keo nghiên cứu ở một số Bệnh viện Viên Chăn – Lào cho thấy tăng tỉ lệ Cholesterol máu toàn phần là 44,6%; tăng Trilycerid là 43,1%; giảm HDL-C chiếm 34,6%[16]. Nghiên cứu của Trần Văn hiên, Tạ Văn Bình cho kết quả tỉ lệ rối loạn lipid máu là 65,3%; trong đó tăng Cholesterol máu toàn phần chiếm 53%; tăng Triglycerid chiếm 40%; tăng LDL-C chiếm 42,9%; giảm HDL-C chiếm 20% [15].
Trong nghiên cứu của tôi có 66/100 bệnh nhân rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu, chủ yếu là tăng Triglycerid đơn thuần chiếm 40%. Bệnh nhân có rối loạn phối hợp nhiều thành phần lipid máu chiếm 55%, trong đó
↑ Triglycerid +↓HDL-C thường gặp nhất chiếm 24%,tiếp đến là rối loạn ↑Cholesterol+↑Triglycerid chiếm 18%, cuối cùng là ↑Cholesterol,Triglycerid và ↓HDL-C chiếm 13%.
Nghiên cứu của Tô Văn Hải và Lê Thu Hà cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu là 25,5%; chủ yếu là tăng Cholesterol.
41
Rối loạn phối hợp ↑Cholesterol+↑Triglycerid chiếm 13,9%; ↑ Triglycerid +↓HDL-C chiếm 9,7% [14].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thịnh cũng cho kết quả tương đương giống kết quả của tôi, thường gặp nhất là ↑ Triglycerid +↓HDL-C, tiếp đến là ↑Cholesterol+↑Triglycerid , cuối cùng là ↑Cholesterol,Triglycerid và ↓HDL-C.
Nhiều tác giả đã nhận xét, rối loạn chuyển hóa lipid máu trong bệnh ĐTĐ thường là sự rối loạn phối hợp nhiều chỉ số với nhau. Vì vậy, phải đồng thời định lượng nhiều chỉ số và theo dõi thường xuyên hoặc định kì để phát hiện sớm những rối loạn lipid máu nhằm dự phòng tốt hơn trong biến chứng của bệnh ĐTĐ.
*Về kết quả glucose máu:
Kết quả nghiên cứu của tôi cho thấy, nồng độ glucose máu trung bình ở các nhóm tuổi đều cao nhưng ở nhóm tuổi < 40 tuổi là cao nhất 21,4±10,4 mmol/L. So sánh với kết quả nghiên cứu của Bế Thu Hà tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc Kạn thì nồng độ glucose máu trung bình ở nhóm tuổi < 40 tuổi là cao nhất [13]. Như vậy, tình trạng rối loạn glucose máu không cố định ở một nhóm tuổi nhất định nào mà nó thay đổi theo các nhóm tuổi khác nhau. Đồng thời, cùng với việc so sánh với tiêu chuẩn kiểm soát glucose máu của WHO thì kết quả glucose máu trung bình nằm ở mức kiểm soát kém. Khi tiến hành nghiên cứu trong 100 bệnh nhân cho kết quả thấy: kiểm soát glucose máu ở mức tốt chiếm tỉ lệ rất thấp là 3%, mức chấp nhận là 14%, còn lại là mức kém chiếm cao nhất tới 83%.
Theo Võ Bảo Dũng nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định cho kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói đạt mức tốt là 7,6%; mức chấp nhận là 17,7%; mức kém chiếm tới 74,7% [11].Theo kết quả nghiên cứu của Lý Thị Thơ nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tuyên Quang cho kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói đạt mức tốt là 31,8%; mức chấp nhận là
42
27,9%; mức kém chiếm 40,3% [21].Qua đây nhận thấy nghiên cứu của tôi và một số nghiên cứu trên có kết quả đều phù hợp với kết luận về Quản lí bệnh Đái tháo đường trong nghiên cứu hợp tác giữa Bệnh viện Nội tiết Hà Nội và Bệnh viện Quốc Gia Kyoto- Nhật Bản đó là mức độ kiểm soát glucose máu ở mức kém và mức chấp nhận chiếm tỉ lệ cao [6].
* Về kết quả HbA1C:
Theo nghiên cứu của Đào Thị Dừa, giá trị HbA1C trung bình của bệnh nhân là 8,02 ± 1,42% [10].
Kết quả nghiên cứu của tôi cho thấy, giá trị trung bình của HbA1C là 9,4 ± 2,7%, phản ánh sự kiểm soát glucose máu kém. Tỉ lệ có HbA1C ở mức kiểm soát máu tốt chỉ chiếm 15% thấp hơn nhóm có HbA1C > 8% là 63% với p< 0,05. Như vậy so với nghiên cứu trên thì nghiên cứu của tôi có kết quả gần tương đương nhau.
4.2 Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ typ 2 *Tiền sử gia đình, tiền sử sản khoa: *Tiền sử gia đình, tiền sử sản khoa:
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tiền sử gia đình là một yếu tố nguy cơ thực sự của ĐTĐ typ 2. Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình nhóm có tiền sử gia đình bị mắc bệnh cao gấp 2,69 lần nhóm người không có tiền sử gia đình [2]. Phụ nữ có tiền sử sản khoa đặc biệt (sinh con ≥4kg) cũng được coi là yếu tố nguy cơ cao để có khả năng mắc ĐTĐ.
Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng cho thấy phụ nữ mắc ĐTĐ có tiền sử sinh con trên 4 kg là 11,5% [9].Nghiên cứu của Khăm Pheng Phun Ma Keo cho thấy người có tiền sử gia đình bị mắc bệnh là 8,45%; số phụ nữ có tiền sử sản khoa liên quan đến ĐTĐ là 15,6% [16].Nghiên cứu của Lý Thị Thơ có 6,2% bệnh nhân có tiền sử gia đình và 7,1% phụ nữ có tiền sử sinh con trên 4kg [21]. Trong nghiên cứu của tôi, bệnh nhân ĐTĐ có tiền sử gia đình là 3%, số phụ nữ có tiền sử sinh con ≥4 kg là 6,4%.
43
Hiện nay, tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ và phụ nữ có tiền sử sản khoa đặc biệt, trong đó có tiền sử sinh con trên 4kg là yếu tố nguy cơ được chú ý tới khi tiến hành khám phát hiện sớm bệnh nhân ĐTĐ.
*Thói quen uống rượu, hút thuốc lá:
Rượu và các dẫn xuất của rượu đã được ghi nhận có liên quan đến một số bệnh tim mạch, loét dạ dày...và ĐTĐ. Rượu có tương tác với các thuốc hạ glucose máu. Uống rượu khi đang dùng metformin dễ gây nên nhiễm toan máu, có thể gây nguy hiểm như nhiễm acid lactic. Rượu cũng gây hạn chế sự sản xuất và phóng thích glucose từ gan do đó dễ gây nên biến chứng hạ đường huyết ở người ĐTĐ, tình trạng này rất khó phân biệt với say rượu nên hay dẫn đến hậu quả nghiêm trọng do không được phát hiện và xử lí sớm.
Tỉ lệ bệnh nhân có thói quen uống rượu trong nghiên cứu của tôi là 48%. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị ĐTĐ có nghiện rượu thì nguy cơ tử vong tăng 50% so với những người ĐTĐ không uống rượu. Chính vì vậy mà người bệnh nên tránh uống rượu nhưng tốt nhất là không uống rượu.
Thói quen hút thuốc lá gặp ở 50% bệnh nhân. Hút thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe của người bệnh ĐTĐ mà còn có hại tới mọi người xung quanh.
* Huyết áp:
Tăng huyết áp và ĐTĐ có thể là hai bệnh độc lập nhưng cũng có thể có mối liên quan mật thiết với nhau. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, hai bệnh này thường kết hợp với nhau và tỉ lệ bệnh thì luôn tăng theo lứa tuổi.
Theo Tiêu Văn Linh, Trần Thanh Bình nghiên cứu tại Vũng Tàu, tỉ lệ rối loạn dung nạp glucose máu ở nhóm có tăng huyết áp chiếm 10,2% và nhóm bệnh nhân không tăng huyết áp chỉ chiếm 2,8% [2]. Như vậy huyết áp là yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ rối loạn dung nạp glucose máu.
Trong nghiên cứu của tôi thì tỉ lệ tăng huyết áp ở 100 bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ typ 2 chiếm rất cao là 58%, trong đó tỉ lệ tăng huyết áp độ
44
I chiếm cao nhất là 77,6%. Theo tác giả Trương Văn Sáu thì tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 chiếm 38,3% [20].
Tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ có thể là hậu quả của tổn thương thận do ĐTĐ hoặc Vữa xơ động mạch.Bệnh sinh có liên quan tới yếu tố béo phì, tăng lipid máu. Do vậy tăng huyết áp vừa là yếu tố nguy cơ vừa là hậu quả của bệnh ĐTĐ.
*Chỉ số khối cơ thể và chỉ số bụng mông:
Nhiều tác giả nghiên cứu ở trong và ngoài nước đều kết luận rằng: Béo phì là yếu tố nguy cơ cao của bệnh ĐTĐ typ 2. Tỉ lệ bệnh ĐTĐ cao ở những người béo tăng lên 4 lần, nếu béo ở mức độ nặng thì tỉ lệ mắc bệnh tăng gấp 30 lần so với người bình thường.
Trong nghiên cứu của tôi thì tỉ lệ bệnh nhân thừa cân, béo phì chiếm tới 43/100 trường hợp.
Theo nghiên cứu của Trần Hữu Dàng, tỉ lệ béo phì chiếm 63,7% [9]. Nghiên cứu của Phạm Thị Lan tỉ lệ bệnh nhân thừa cân, béo phì chiếm cao nhất, chiếm 46,8% [17]. Tuy nhiên, các kết quả này thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây, nó có thể là do có sự khác biệt về thể trạng, về điều kiện kinh tế - xã hội cũng như là sự khác biệt trong thói quen ăn uống, sinh hoạt, hoạt động thể lực của người Châu Á.
Tỉ lệ B/M bệnh lý ( béo dạng nam) chiếm tới 62%, trong đó béo dạng nam ở nữ giới là 68,1% cao hơn ở nam giới là 56,6%. Theo nghiên cứu của Bùi Thế Bừng thì tỉ lệ béo dạng nam là 65,8% [4]. Nghiên cứu của Hoàng Thị Đợi cho thấy tỉ lệ béo dạng nam ở nữ chiếm 71,2% cao hơn ở nam 28,8% [12]. Có thể do nữ giới ít hoạt động hơn nam giới, đồng thời chế độ ăn uống ở nữ cũng phong phú hơn nên ở nữ có khuynh hướng béo dạng nam cao hơn ở nam giới.
Trên thực tế, bên cạnh những nguyên nhân không thể can thiệp như: tuổi thọ tăng lên, những thay đổi về gen theo quốc gia, dân tộc, thì những yếu
45
tố có thể can thiệp như lối sống, yếu tố môi trường... đối với bệnh nhân ĐTĐ cũng rất khó thay đổi. Trong nghiên cứu này, tôi mới chỉ tìm hiểu được một số yếu tố liên quan đến bệnh. Thiết kế mà chúng tôi sử dụng là thiết kế cắt ngang mô tả kết hợp với hồi cứu vì vậy việc đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố với bệnh ĐTĐ còn phần nào hạn chế. Để khẳng định chắc chắn cần có một nghiên cứu dịch tễ học rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh. Tuy nhiên, có thể nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống quản lý bệnh viện, phát hiện sớm để can thiệp và vai trò to lớn của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong phòng chống bệnh ĐTĐ.
46
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu 100 bệnh nhân , tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ typ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hải Dương
Nhóm tuổi ≥ 60 tuổi mắc ĐTĐ typ 2 chiếm tới 59% trong khi đó ở nhóm tuổi < 40 tuổi chỉ chiếm 2%.
Nồng glucose máu trung bình ở đối tượng nghiên cứu là 16,5±8,9 mmol/L. Cao nhất là ở nhóm tuổi < 40 tuổi là 21,4 ± 10,4 mmol/L.
Mức độ kiểm soát glucose máu kém chiếm tỉ lệ cao 83%, trong khi mức độ kiểm soát glucose máu tốt chỉ chiếm có 3/100 trường hợp (3%).
Giá trị trung bình của HbA1C là 9,4 ± 2,7%.Nồng độ HbA1C cao, điều này hoàn toàn phù hợp với nồng độ glucose máu lúc đói ở nhóm đối tượng nghiên cứu, nó phản ánh sự kiểm soát glucose máu kém. Tỉ lệ có HbA1C ở mức kiểm soát máu tốt chỉ chiếm 15% thấp hơn nhóm có HbA1C > 8% là 63% với p< 0,05.
Có 66% bệnh nhân có rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu. Trong đó có 68% là tăng Cholesterol máu toàn phần, 95% tăng Triglycerid, 71% là rối loạn HDL – C; rối loạn LDL – C chiếm 24%.
Hình thái rối loạn lipid máu thường gặp nhất đó là rối loạn phối hợp của ↑ Triglycerid +↓ HDL – C chiếm 24%, tăng Triglycerid đơn thuần cũng chiếm tỉ lệ cao nhất là 40%, sau đó là đến tăng Cholesterol máu chiếm 37%.
2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ
Tiền sử gia đình liên quan là 3%.
Thói quen uống rượu chiếm 48%, thói quen hút thuốc lá chiếm 50%.
Bệnh nhân nữ sinh con là 6,4%.
Tỉ lệ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu chiếm 58%. Trong đó tăng huyết áp độ I chiếm 77,6%.
47
Thể trạng thừa cân béo phì chiếm 43%.
Có 62% đối tượng nghiên cứu có chỉ số B/M ở mức bệnh lý, trong đó nữ chiếm 68,1%; ở nam chiếm 56,6%.
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.