: Hiệp hội đái tháo đường Mỹ
1.13 Tình hình ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam
1.13.1 Châu Âu – Mỹ
Tốc độ phát triển của bệnh rất lớn là một trong ba bệnh ( ung thư, tim mạch, đái tháo đường ) phát triển nhanh nhất. Mới gần đây, TCYTTG (WHO) đã lên tiếng “ báo động” về mối lo ngoại này trên toàn thế giới. Theo công bố của WHO 1985 có 30 triệu người trên thế giới bị ĐTĐ thì năm 1994 là 98,9 triệu người. Theo ước tính của Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế vào năm 2000 có 215,6 triệu người bị ĐTĐ [2].
Bệnh có xu hướng tăng rõ rệt theo thế giới và sự tăng trưởng kinh tế. Ở các nước công nghiệp phát triển, ĐTĐ type 2 chiếm 80 – 90% tổng số bệnh nhân bị ĐTĐ. Tuy nhiên có sự khác nhau về tỉ lệ mắc bệnh giữa các vùng lãnh thổ ( WHO 1994 ) [8].
Pháp : 1,4 % . Châu Âu: 3 % . Mỹ: 6,66 %.
Theo các nghiên cứu tại Mỹ:
Theo NHANES II ( the second national health and nutrition survey II) cho thấy:
- 1987 tỉ lệ ĐTĐ ở người nghiên cứu từ 20 – 74 tuổi là 6,6 %.
- 1998 tỉ lệ tăng lên tới 7,8 % nếu tính từ 1980 đến 1996 thì tốc độ tăng của bệnh ĐTĐ là 33 %.
Tại Mỹ :
- 1990: tỉ lệ ĐTĐ trong dân số nói chung là 1 – 2 %. - 1993: tỉ lệ ĐTĐ trong dân số nói chung là 3,1 %. - 2000: tỉ lệ ĐTĐ trong dân số nói chung là là 8,6 %.
Theo NHANES II cho thấy tỉ lệ tử vong ở nhóm người từ 25 – 45 tuổi bị ĐTĐ cao gấp 3,6 lần so với người không bị ĐTĐ cùng nhóm tuổi.
Theo Trung tâm phòng chống bệnh ĐTĐ Mỹ công bố 1999, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ hằng năm tăng dần.
Tỉ lệ ĐTĐ thay đổi theo từng vùng lãnh thổ. Ngoài ra, tỉ lệ ĐTĐ còn phụ thuộc theo từng nhóm tuổi được nghiên cứu với chủng tộc. Nói chung tỉ lệ ĐTĐ ngày càng tăng nhanh đặc biệt là ở các nước đang phát triển [7].
Theo số liệu công bố tại hội nghị ĐTĐ tháng 12 năm 1997 tại Singapore cho thấy số bệnh nhân bị ĐTĐ ở từng nước điển hình như sau [18] :
Tên nước Số bệnh nhân ĐTĐ 1995 ( triệu) Số bệnh nhân ĐTĐ 2025 ( triệu) Ấn Độ 19,4 57,2 Trung Quốc 16,0 37,6 Mỹ 13,9 21,9 Nga 8,9 12,2 Nhật Bản 6,3 8,5 Indonesia 4,5 12,4 Brazil 4,9 11,6 Mexico 3,8 11,7 Pakistan 4,3 14,5 Ukraine 3,6 8,8 1.13.2 Châu Á
Theo dự báo tình hình ĐTĐ trên thế giới của WHO năm 2000: - Năm 2000, trên thế giới có khoảng 151 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. - Dự báo năm 2025 có khoảng 300 triệu người.
Tỉ lệ người mắc ĐTĐ trên thế giới năm 1997 thì có tới 63 % người mắc bệnh ĐTĐ là ở các nước phát triển ước lượng vào năm 2025 thì số người mắc ĐTĐ ở các nước phát triển chiếm chủ yếu ( > 76 %) [2].
Trung Quốc:
Theo công bố của hội ĐTĐ Trung Quốc năm 1997 cho thấy tỉ lệ ĐTĐ ở Trung Quốc đang tăng nhanh.
- Năm 1980 có khoảng < 1% dân số thành phố bị ĐTĐ. - Năm 1986 tỉ lệ > 1%.
- Năm 1994 tỉ lệ là 2,5%.
Như vậy tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ tính từ năm 1986 đến năm 1994 đã tăng 300% [18].
Theo Pan và cộng sự 1997. Trung Quốc có 16 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và
dự đoán đến năm 2025 sẽ có khoảng 38 triệu người mắc bệnh ĐTĐ [7]. Theo Ko và cộng sự 1999 cho thấy tỉ lệ ĐTĐ gốc Trung Hoa lục địa sống
ở Hồng Kông là 2,8% và rối loạn dung nạp glucose là 7,3% [7].
Singapore: Tỉ lệ ĐTĐ qua các năm là: Năm 1979: 1,9%. Năm 1984: 4,7%. Năm 1992: 8,6%. Philippines: Tỉ lệ ĐTĐ năm 1988 là 4,27%. Thái Lan: Tỉ lệ ĐTĐ năm 1999 là 3,58%. Malaysia: Tỷ lệ ĐTĐ năm 1999 là 3,01%.
Ở Việt Nam, qua số liệu thống kê của một số các bệnh viện lớn cho thấy ĐTĐ là bệnh thường gặp nhất và có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết. Tỉ lệ bệnh nhân nằm điều trị tăng lên từ năm này qua năm khác. Qua điều tra tỉ lệ ĐTĐ ở các thành phố, thị xã cho thấy: Hà Nội: 1,1% (1990) và 2,42 (2002); Huế: 0,96% (1993); Tp HCM: 2,52 (1992) [18].
Theo Tô Hải năm 2001 cho thấy tỉ lệ ĐTĐ ở Hà Nội là 3,62%,tỉ lệ mắc ĐTĐ nữ là 3,46%, nam là 3,95%. Người có tiền sử đẻ con >4kg có tỉ lệ mắc ĐTĐ là 27,02%. Người bị tăng huyết áp mắc ĐTĐ là 54,79% [18].
Theo Phạm Đình Tuấn năm 2001 tại thành phố Long Xuyên, An Giang cho thấy [2] :
- Tỉ lệ người >15 tuổi mắc ĐTĐ là 4%. - Tỉ lệ ĐTĐ ở Nam là 2,8%; ở nữ là 4,9%.
- Tỉ lệ ĐTĐ ở thành phố là 4,6% nông thôn là 3,5%.
Theo Trần Đức Thọ, Nguyễn Huy Cường, Nguyễn Quang Bảy công bố năm 2002 nghiên cứu ở Hà Nội [8] :
- Người >15 tuổi tỉ lệ ĐTĐ là 2,42% và tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 2,2%.
- Người <40 tuổi tỉ lệ ĐTĐ là 0,34%. - Người > 65 tuổi tỉ lệ ĐTĐ là 5,7%.
Trên 60% người chưa phát hiện ĐTĐ trước đó.
Theo ước tính của WHO từ năm 1995 đến 2025: - Tỉ lệ ĐTĐ tăng 42% ở các nước phát triển.
- Tỉ lệ ĐTĐ tăng 170% ở các nước đang phát triển.
Vì vậy, WHO và hiệp hội ĐTĐ quốc tế chọn ngày 14 tháng 11 hàng năm là ngày quốc tế phòng và chống bệnh ĐTĐ.
25
CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán là đái tháo đường typ 2 điều trị tại khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
2.1.2 Thời gian , địa điểm nghiên cứu
• Thời gian: Từ 11/2014 đến 1/6/2015.
• Địa điểm: Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
2.1.3 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
Căn cứ theo tiêu chuẩn chẩn đoán của hội ĐTĐ Mỹ năm 2012: Chỉ cần 1 trong 4 tiêu chuẩn sau [18]:
1. HbA1C ≥ 6,5%.
2. Đường huyết trong khi đói ( nhịn ăn ít nhất 8 tiếng): ≥ 126 mg/dL ( 7mmol/L).
3.Đường huyết 2h sau uống 75g glucose ≥ 200mg/dL (11mmol/L).
4.Đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200mg/dL (11mmol/L) kèm theo triệu chứng kinh điển của ĐTĐ hoặc biến chứng cấp tính của tăng đường huyết.
Nếu bệnh nhân không có triệu chứng của tăng đường huyết cấp tính , các tiêu chuẩn từ 1 đến 4 cần lặp lại lần nữa để khẳng định chẩn đoán.
2.1.5 Tiêu chuẩn loại trừ
Những đối tượng trong điều tra được chẩn đoán là ĐTĐ typ 1, ĐTĐ thai kì hoặc các thể ĐTĐ khác không phải là ĐTĐ typ 2.
Những đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
26
+Tiêu chí chọn hồ sơ : Thu thập thông qua hồ sơ bệnh án khoa Nội tiết và kho lưu trữ hồ sơ của phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương với lấy đầy đủ các biến số nghiên cứu phù hợp với mục tiêu của đề tài ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2.
+Tiêu chí loại bỏ hồ sơ: Những hồ sơ bệnh án không phải ở những bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ typ 2 .
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu: Toàn bộ hồ sơ bệnh án đủ tiêu chuẩn của các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương trong thời gian nghiên cứu. (N=100)
Cách chọn mẫu:
• Liên hệ khoa Nội tiết, phòng Kế hoạch tổng hợp để lập danh sách toàn bộ bệnh nhân ĐTĐ typ 2, bao gồm thông tin về : họ tên, tuổi, giới, địa chỉ liên hệ.
• Chọn mẫu là toàn bộ những đối tượng có trong danh sách của khoa Nội tiết, phòng Kế hoạch tổng hợp với những hồ sơ bệnh án đủ tiêu chuẩn ở
những bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ typ 2.
2.2.3 Kỹ thuật thu thập số liệu
2.2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Tiến hành thu thập thông tin về thói quen ăn uống, hoạt động thể lực, tình trạng ở những bệnh nhân mắc ĐTĐ typ 2 bằng bộ câu hỏi được thiết kế trước khi điều tra.
Lấy số liệu có sẵn từ hồ sơ bệnh án ở kho lưu trữ hồ sơ khoa Nội tiết và phòng Kế hoạch tổng hợp với sự đồng ý của Bệnh viện vào phiếu câu hỏi được thiết kế trước khi điều tra.
Các xét nghiệm sinh hóa máu:
• Các kỹ thuật xét nghiệm được thực hiện tại khoa Hóa sinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương với kỹ thuật định lượng glucose, cholesterol, HDL –
27
C, LDL – C, triglycerid, HbA1C bằng phương pháp đo quang và được xác định bằng phép đo điểm cuối.
• Trang thiết bị phân tích mẫu máu là: sử dụng máy hóa sinh tự động AU-680 của Mỹ và máy li tâm với tốc độ tối đa 10000v/phút.
• Hóa chất nghiên cứu: sử dụng các hóa chất có sẵn của các kỹ thuật định lượng glucose, cholesterol, HDL – C, LDL – C, triglycerid, HbA1C.
Tiến hành thu thập số liệu của các đối tượng về một số yếu tố liên quan tới ĐTĐ,cụ thể là :
• Cân nặng, chiều cao, từ đó tính chỉ số khối cơ thể.
• Vòng bụng, vòng mông, từ đó tính chỉ số bụng mông.
• Huyết áp.
Tính chỉ số BMI cho bệnh nhân. BMI= P/C2 trong đó : P cân nặng (Kg) C chiều cao (m)
Tính chỉ số bụng mông (B/M): Vòng bụng(cm) Vòng mông(cm)
2.2.3.2 Phương pháp đánh giá nhận định
+ Đánh giá glucose máu: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của hiệp hội ĐTĐ
Hoa Kỳ kiến nghị vào năm 1997, nhóm chuyên gia bệnh ĐTĐ của WHO công nhận năm 1988 có những tiêu chuẩn sau [18]:
• Đường huyết bình thường < 5,6 mmol/L.
• Rối loạn dung nạp đường huyết 5,6 – 6,9 mmol/L.
• ĐTĐ: Glucose >7 mmol/L.
+ Thông qua HbA1C [3]: Bình thường HbA1C chiếm 4 – 6 % trong toàn bộ hemoglobin.
Khi HbA1C trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết của bệnh nhân tăng lên 30mg/dL hay 1,7 mmol/L.
28
Khi HbA1C lớn hơn 10% cho thấy đường huyết kiểm soát kém.
Khi HbA1C nhỏ hơn 6,5% cho thấy đường huyết kiểm soát tốt.
Xét nghiệm HbA1C có giá trị theo dõi đường huyết hoặc kết quả điều trị. + Rối loạn lipid máu theo NCEPATP III 2001[8]:
Cholesterol huyết thanh tổng số ≥ 5,2 mmol/L ( 200mg/dL) hoặc HDL – C huyết thanh < 0,9 mmol/L ( 35mg/dL) hoặc LDL – C huyết thanh > 3,38 mmol/L (130mg/dL) hoặc triglycerid huyết thanh >2,26mmol/L( 200 mg/dL).
+ Xác định hội chứng rối loạn chuyển hóa [8]: sử dụng tiêu chuẩn của chương trình giáo dục cho quốc gia Mỹ, hội chứng rối loạn chuyển hóa được xác định khi có từ 3 dấu hiệu trở lên trong 5 dấu hiệu sau:
• Béo bụng: vòng eo > 90cm ở nam và > 80cm ở nữ.
• Triglycerid > 1,7 mmol/L.
• HDL – C thấp < 1 đối với nam. < 1,3 đối với nữ.
• Huyết áp khi huyết áp tối thiểu ≥ 85 mmHg hoặc huyết áp tối đa ≥85mmHg.
• Glucose máu lúc đói cao > 6,1 mmol/L.
+ Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành theo khuyến cáo của WHO ( 2000) [7]: BMI Tình trạng ≥ 40 Béo phì độ III 35 - 40 Béo phì độ II 30 – 34,9 Béo phì độ I 25 – 29,9 Tiền béo phì ≥ 25 Thừa cân 18,5 – 24,9 Bình thường
29
+ Đánh giá tình trạng tăng huyết áp theo tiểu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ năm 2009.
Phân loại
Huyết áp tối đa
(mmHg)
Huyết áp tối thiểu
(mmHg)
Huyết áp tối ưu <120 <80
Huyết áp bình thường 120 – 129 80 – 84
Huyết áp cao 130 – 139 85 – 89
Huyết áp cao độ I 140 – 159 90 – 99
Huyết áp cao độ II 160 – 179 100 – 109
Huyết áp cao độ III ≥ 180 ≥ 110
2.2.4 Biện pháp hạn chế sai số
- Đảm bảo sự thống nhất trong quá trình nghiên cứu của mình về quy trình và phương pháp thu thập số liệu phải giống nhau.
- Chọn được quần thể nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu phù hợp. - Sử dụng quy trình chẩn đoán, theo dõi và đánh giá giống nhau.
2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0 trên máy vi tính.
2.2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Giữ bí mật về sơ yếu lý lịch, tình trạng bệnh tật của bệnh nhân. - Tiến hành nghiên cứu một cách trung thực và nghiêm túc.
- Kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất sử dụng vào mục đích nâng cao sức khỏe cộng đồng.
30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung về tuổi, giới
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi và giới
Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng n % n % n % < 40 1 1,89 1 2,13 2 2 40 – 49 4 7,55 6 12,77 10 10 50 – 59 16 30,19 13 27,66 29 29 ≥ 60 32 60,38 27 57,45 59 59 Tổng 53 100 47 100 100 100 Tuổi trung bình X±SD 63,8±13,1 Nhận xét :
-Số bệnh nhân ở độ tuổi trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 59%. - Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 63,8 ±13,1.
31
3.2 Đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2
Bảng 3.2: Nồng độ glucose máu trung bình ở nhóm đối tượng nghiên cứu
Đơn vị:mmol/L
Nhóm tuổi Glucose máu trung bình X±SD Min - Max < 40 21,4±10,4 20,5 – 28,4 40 – 49 15,7±7,1 13,7 – 17,5 50 – 59 19,3±8,6 16,3 – 19,1 ≥ 60 15,3±9,2 12,4 – 15,6 Chỉ số chung 16,5±8,9 14,2 – 17,6 Nhận xét:
- Nồng độ glucose máu chung là 16,5±8,9 mmol/L.
- Nồng độ glucose máu trung bình ở nhóm tuổi <40 cao hơn các nhóm
tuổi khác.
Bảng 3.3: Mức độ kiểm soát glucose máu lúc đói ở nhóm đối tượng nghiên cứu
Đơn vị:Mmol/L.
Mức độ kiểm soát Số lượng n Tỉ lệ (%)
Tốt (4,4 – 6,1) 3 3
Chấp nhận (6,2 – 7) 14 14
Kém (>7) 83 83
Nhận xét:
Mức độ kiểm soát glucose máu tốt chiếm tỉ lệ rất ít ở đối tượng nghiên cứu là 3%
32
Bảng 3.4: Kết quả HbA1C ở nhóm đối tượng nghiên cứu
HbA1C (%) <6,2 6,2 – 8,0 >8,0 Tổng n % n % n % n % 15 15 22 22 63 63 100 100 X±SD 9,4±2,7 p < 0,05 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% < 6,2 6,2 - 8,0 > 8.0 15% 22% 63% HbA1C
Biểu đồ 1: Kết quả HbA1C ở nhóm đối tượng nghiên cứu
Nhận xét:
- Kết quả HbA1C trung bình là 9,4 ± 2,7%.
- Tỉ lệ HbA1C ở mức kiểm soát glucose máu tốt chỉ chiếm 15%.
33
Bảng 3.5: Đặc điểm rối loạn từng thành phần lipid máu ở nhóm đối tượng nghiên cứu
Hình thái rối loạn Số lượng
bệnh nhân Tỉ lệ (%) Đơn thuần Cholesterol ↑ 37 37 Triglycerid ↑ 40 40 HDL-C↑ 34 34 Phối hợp ↑Cholesterol+↑Triglycerid 18 18 ↑Triglycerid+↓HDL-C 24 24 ↑Cholesterol, Triglycerid +↓HDL-C 13 13 Nhận xét:
- Rối loạn tăng Triglycerid đơn thuần là cao nhất chiếm 40%.
- Rối loạn tăng phối hợp Triglycerid và HDL-C là cao nhất chiếm 24%.
Bảng 3.6: Tỉ lệ rối loạn các thành phần lipid máu ở nhóm đối tượng nghiên cứu
Các thành phần lipid máu Số lượng n Tỉ lệ %
Cholesterol 68 68 Triglycerid 95 95 HDL-C 71 71 LDL-C 24 24 Rối loạn ít nhất một thành phần 66 66 Nhận xét:
- Tỉ lệ rối loạn Triglycerid ở đối tượng nghiên cứu chiếm cao nhất 95%. - Tỉ lệ rối loạn LDL-C gặp ít nhất là 24%.
34
3.3 Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ
Bảng 3.7: Tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm đối tượng nghiên cứu
Phân loại huyết áp n Tỉ lệ %
Bình thường 20 20 Bình thường – cao 22 22 Tăng huyết áp 58 58 Độ I 45 77,6