0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU VI SINH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM Ở CÁC MẪU TIẾT CANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG (Trang 32 -32 )

: Hiệp hội đái tháo đường Mỹ

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

26

+Tiêu chí chọn hồ sơ : Thu thập thông qua hồ sơ bệnh án khoa Nội tiết và kho lưu trữ hồ sơ của phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương với lấy đầy đủ các biến số nghiên cứu phù hợp với mục tiêu của đề tài ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2.

+Tiêu chí loại bỏ hồ sơ: Những hồ sơ bệnh án không phải ở những bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ typ 2 .

2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu

Cỡ mẫu: Toàn bộ hồ sơ bệnh án đủ tiêu chuẩn của các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương trong thời gian nghiên cứu. (N=100)

 Cách chọn mẫu:

• Liên hệ khoa Nội tiết, phòng Kế hoạch tổng hợp để lập danh sách toàn bộ bệnh nhân ĐTĐ typ 2, bao gồm thông tin về : họ tên, tuổi, giới, địa chỉ liên hệ.

• Chọn mẫu là toàn bộ những đối tượng có trong danh sách của khoa Nội tiết, phòng Kế hoạch tổng hợp với những hồ sơ bệnh án đủ tiêu chuẩn ở

những bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ typ 2.

2.2.3 Kỹ thuật thu thập số liệu

2.2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

 Tiến hành thu thập thông tin về thói quen ăn uống, hoạt động thể lực, tình trạng ở những bệnh nhân mắc ĐTĐ typ 2 bằng bộ câu hỏi được thiết kế trước khi điều tra.

 Lấy số liệu có sẵn từ hồ sơ bệnh án ở kho lưu trữ hồ sơ khoa Nội tiết và phòng Kế hoạch tổng hợp với sự đồng ý của Bệnh viện vào phiếu câu hỏi được thiết kế trước khi điều tra.

 Các xét nghiệm sinh hóa máu:

• Các kỹ thuật xét nghiệm được thực hiện tại khoa Hóa sinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương với kỹ thuật định lượng glucose, cholesterol, HDL –

27

C, LDL – C, triglycerid, HbA1C bằng phương pháp đo quang và được xác định bằng phép đo điểm cuối.

• Trang thiết bị phân tích mẫu máu là: sử dụng máy hóa sinh tự động AU-680 của Mỹ và máy li tâm với tốc độ tối đa 10000v/phút.

• Hóa chất nghiên cứu: sử dụng các hóa chất có sẵn của các kỹ thuật định lượng glucose, cholesterol, HDL – C, LDL – C, triglycerid, HbA1C.

 Tiến hành thu thập số liệu của các đối tượng về một số yếu tố liên quan tới ĐTĐ,cụ thể là :

• Cân nặng, chiều cao, từ đó tính chỉ số khối cơ thể.

• Vòng bụng, vòng mông, từ đó tính chỉ số bụng mông.

• Huyết áp.

 Tính chỉ số BMI cho bệnh nhân. BMI= P/C2 trong đó : P cân nặng (Kg) C chiều cao (m)

 Tính chỉ số bụng mông (B/M): Vòng bụng(cm) Vòng mông(cm)

2.2.3.2 Phương pháp đánh giá nhận định

+ Đánh giá glucose máu: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của hiệp hội ĐTĐ

Hoa Kỳ kiến nghị vào năm 1997, nhóm chuyên gia bệnh ĐTĐ của WHO công nhận năm 1988 có những tiêu chuẩn sau [18]:

• Đường huyết bình thường < 5,6 mmol/L.

• Rối loạn dung nạp đường huyết 5,6 – 6,9 mmol/L.

• ĐTĐ: Glucose >7 mmol/L.

+ Thông qua HbA1C [3]: Bình thường HbA1C chiếm 4 – 6 % trong toàn bộ hemoglobin.

 Khi HbA1C trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết của bệnh nhân tăng lên 30mg/dL hay 1,7 mmol/L.

28

 Khi HbA1C lớn hơn 10% cho thấy đường huyết kiểm soát kém.

 Khi HbA1C nhỏ hơn 6,5% cho thấy đường huyết kiểm soát tốt.

 Xét nghiệm HbA1C có giá trị theo dõi đường huyết hoặc kết quả điều trị. + Rối loạn lipid máu theo NCEPATP III 2001[8]:

Cholesterol huyết thanh tổng số ≥ 5,2 mmol/L ( 200mg/dL) hoặc HDL – C huyết thanh < 0,9 mmol/L ( 35mg/dL) hoặc LDL – C huyết thanh > 3,38 mmol/L (130mg/dL) hoặc triglycerid huyết thanh >2,26mmol/L( 200 mg/dL).

+ Xác định hội chứng rối loạn chuyển hóa [8]: sử dụng tiêu chuẩn của chương trình giáo dục cho quốc gia Mỹ, hội chứng rối loạn chuyển hóa được xác định khi có từ 3 dấu hiệu trở lên trong 5 dấu hiệu sau:

• Béo bụng: vòng eo > 90cm ở nam và > 80cm ở nữ.

• Triglycerid > 1,7 mmol/L.

• HDL – C thấp < 1 đối với nam. < 1,3 đối với nữ.

• Huyết áp khi huyết áp tối thiểu ≥ 85 mmHg hoặc huyết áp tối đa ≥85mmHg.

• Glucose máu lúc đói cao > 6,1 mmol/L.

+ Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành theo khuyến cáo của WHO ( 2000) [7]: BMI Tình trạng ≥ 40 Béo phì độ III 35 - 40 Béo phì độ II 30 – 34,9 Béo phì độ I 25 – 29,9 Tiền béo phì ≥ 25 Thừa cân 18,5 – 24,9 Bình thường

29

+ Đánh giá tình trạng tăng huyết áp theo tiểu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ năm 2009.

Phân loại

Huyết áp tối đa

(mmHg)

Huyết áp tối thiểu

(mmHg)

Huyết áp tối ưu <120 <80

Huyết áp bình thường 120 – 129 80 – 84

Huyết áp cao 130 – 139 85 – 89

Huyết áp cao độ I 140 – 159 90 – 99

Huyết áp cao độ II 160 – 179 100 – 109

Huyết áp cao độ III ≥ 180 ≥ 110

2.2.4 Biện pháp hạn chế sai số

- Đảm bảo sự thống nhất trong quá trình nghiên cứu của mình về quy trình và phương pháp thu thập số liệu phải giống nhau.

- Chọn được quần thể nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu phù hợp. - Sử dụng quy trình chẩn đoán, theo dõi và đánh giá giống nhau.

2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0 trên máy vi tính.

2.2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Giữ bí mật về sơ yếu lý lịch, tình trạng bệnh tật của bệnh nhân. - Tiến hành nghiên cứu một cách trung thực và nghiêm túc.

- Kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất sử dụng vào mục đích nâng cao sức khỏe cộng đồng.

30

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm chung về tuổi, giới

Bảng 3.1: Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi và giới

Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng n % n % n % < 40 1 1,89 1 2,13 2 2 40 – 49 4 7,55 6 12,77 10 10 50 – 59 16 30,19 13 27,66 29 29 ≥ 60 32 60,38 27 57,45 59 59 Tổng 53 100 47 100 100 100 Tuổi trung bình X±SD 63,8±13,1 Nhận xét :

-Số bệnh nhân ở độ tuổi trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 59%. - Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 63,8 ±13,1.

31

3.2 Đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2

Bảng 3.2: Nồng độ glucose máu trung bình ở nhóm đối tượng nghiên cứu

Đơn vị:mmol/L

Nhóm tuổi Glucose máu trung bình X±SD Min - Max < 40 21,4±10,4 20,5 – 28,4 40 – 49 15,7±7,1 13,7 – 17,5 50 – 59 19,3±8,6 16,3 – 19,1 ≥ 60 15,3±9,2 12,4 – 15,6 Chỉ số chung 16,5±8,9 14,2 – 17,6 Nhận xét:

- Nồng độ glucose máu chung là 16,5±8,9 mmol/L.

- Nồng độ glucose máu trung bình ở nhóm tuổi <40 cao hơn các nhóm

tuổi khác.

Bảng 3.3: Mức độ kiểm soát glucose máu lúc đói ở nhóm đối tượng nghiên cứu

Đơn vị:Mmol/L.

Mức độ kiểm soát Số lượng n Tỉ lệ (%)

Tốt (4,4 – 6,1) 3 3

Chấp nhận (6,2 – 7) 14 14

Kém (>7) 83 83

Nhận xét:

Mức độ kiểm soát glucose máu tốt chiếm tỉ lệ rất ít ở đối tượng nghiên cứu là 3%

32

Bảng 3.4: Kết quả HbA1C ở nhóm đối tượng nghiên cứu

HbA1C (%) <6,2 6,2 – 8,0 >8,0 Tổng n % n % n % n % 15 15 22 22 63 63 100 100 X±SD 9,4±2,7 p < 0,05 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% < 6,2 6,2 - 8,0 > 8.0 15% 22% 63% HbA1C

Biểu đồ 1: Kết quả HbA1C ở nhóm đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:

- Kết quả HbA1C trung bình là 9,4 ± 2,7%.

- Tỉ lệ HbA1C ở mức kiểm soát glucose máu tốt chỉ chiếm 15%.

33

Bảng 3.5: Đặc điểm rối loạn từng thành phần lipid máu ở nhóm đối tượng nghiên cứu

Hình thái rối loạn Số lượng

bệnh nhân Tỉ lệ (%) Đơn thuần Cholesterol ↑ 37 37 Triglycerid ↑ 40 40 HDL-C↑ 34 34 Phối hợp ↑Cholesterol+↑Triglycerid 18 18 ↑Triglycerid+↓HDL-C 24 24 ↑Cholesterol, Triglycerid +↓HDL-C 13 13 Nhận xét:

- Rối loạn tăng Triglycerid đơn thuần là cao nhất chiếm 40%.

- Rối loạn tăng phối hợp Triglycerid và HDL-C là cao nhất chiếm 24%.

Bảng 3.6: Tỉ lệ rối loạn các thành phần lipid máu ở nhóm đối tượng nghiên cứu

Các thành phần lipid máu Số lượng n Tỉ lệ %

Cholesterol 68 68 Triglycerid 95 95 HDL-C 71 71 LDL-C 24 24 Rối loạn ít nhất một thành phần 66 66 Nhận xét:

- Tỉ lệ rối loạn Triglycerid ở đối tượng nghiên cứu chiếm cao nhất 95%. - Tỉ lệ rối loạn LDL-C gặp ít nhất là 24%.

34

3.3 Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ

Bảng 3.7: Tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm đối tượng nghiên cứu

Phân loại huyết áp n Tỉ lệ %

Bình thường 20 20 Bình thường – cao 22 22 Tăng huyết áp 58 58 Độ I 45 77,6 Độ II 10 17,2 Độ III 3 5,2 20% 22% 58%

Bình thường Bình thường – cao Tăng huyết áp

77.60% 17.20%

5.20%

Độ I Độ II Độ III

Biểu đồ 2: Tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:

Tỉ lệ tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu là 58%.Trong đó tăng huyết áp độ I chiếm tỉ lệ cao nhất là 77,6%.

35

Bảng 3.8: Thể trạng của nhóm đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI

Thể trạng n Tỉ lệ %

Gầy 21 21

Bình thường 36 36

Thừa cân, béo phì 43 43

Tổng 100 100

Nhận xét:

36

Bảng 3.9: Chỉ số B/M ở nhóm đối tượng nghiên cứu Giới Chỉ số B/M Nam Nữ Tổng n % n % n % Bình thường 23 43,4 15 31,9 38 38 Bệnh lí (Nam ≥0,9 Nữ ≥ 0,8) 30 56,6 32 68,1 62 62 p < 0,05 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Bình thường Bệnh lý 43.40% 56.60% 31.90% 68.10% Nam Nữ

Biểu đồ 3: Chỉ số B/M ở nhóm đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:

- Đối tượng nghiên cứu có chỉ số B/M bệnh lý chiếm tỉ lệ cao nhất là 62%. - Chỉ số B/M bệnh lí ở nam là 56,6% thấp hơn so với ở nữ là 68,1% với p<0,05.

37

Bảng 3.10: Tiền sử và một số thói quen của đối tượng nghiên cứu

Tiền sử và thói quen Số trường

hợp(n=100) Tỉ lệ %

Gia đình có người bị đái tháo đường 3 3

Uống rượu 48 48

Hút thuốc lá 50 50

Sinh con ≥4kg (nữ) 3/47 6,4

Nhận xét:

- Thói quen uống rượu và hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu chiếm tỉ lệ tương đối cao (48% và 50%).

- Số đối tượng nghiên cứu có tiền sử gia đình liên quan là 3%. - Tỉ lệ bệnh nhân nữ sinh con ≥4kg chiếm 6,4%.

38

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

Đái tháo đường là một trong những căn bệnh được quan tâm hàng đầu trong các bệnh không lây nhiễm. Ngày nay, ĐTĐ có tỉ lệ tử vong đã giảm đáng kể do các biến chứng cấp tính và mãn tính để lại nhờ áp dụng các biện pháp tích cực trong điều trị, chăm sóc cũng như sự tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán và phát hiện sớm. Tuy nhiên tỉ lệ bệnh vẫn ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh chóng, nó đi liền với sự tăng trưởng của kinh tế và xã hội. Trước tình hình đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu để khẳng định tình trạng bệnh tại khu vực đang sống và học tập. Nghiên cứu của tôi được thực hiện ở 100 bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ typ 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.

Từ kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi xin đưa ra một số nhận xét cụ thể như sau:

4.1 Đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ typ 2 4.1.1 Đặc điểm lâm sàng 4.1.1 Đặc điểm lâm sàng

* Đặc điểm chung về tuổi, giới:

Tuổi có liên quan đến sự phát triển của bệnh ĐTĐ. Hầu hết ta thấy rằng

ở độ tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 càng gia tăng và hay gặp nhất là nhóm tuổi trên 50 tuổi.

Trong nghiên cứu của tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân là 63,8 ± 13,1. Bệnh nhân bị mắc ĐTĐ typ 2 trẻ tuổi nhất là 21 tuổi và cao tuổi nhất là nữ 89 tuổi.Bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên chiếm 88%, trong đó gặp nhiều nhất là nhóm tuổi ≥ 60 tuổi chiếm 59%.

Theo nghiên cứu của Trần Văn Hiên tại Bệnh viện Nội tiết TW thấy tuổi trung bình là 54,1 ± 8,8; nhóm tuổi 50 – 59 chiếm tỉ lệ 33,3% [15 ]. Nghiên cứu của Bùi Thế Bừng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 55,4 ± 7,2; nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 50 – 59 chiếm tỉ lệ 62% [4]. Theo nghiên cứu của Welborn ở Australia thấy tỉ lệ ĐTĐ tăng

39

nhanh ở nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên, điều này tương đương với nghiên cứu của tôi.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, tuổi thọ của con người ngày càng cao và bệnh tật của tuổi già cũng vì thế mà gia tăng đặc biệt là bệnh ĐTĐ. Khi về già, cơ thể bị lão hóa nhanh chóng, duy nhất là sự đề kháng insulin, đó là một trong những cơ chế làm tăng tỉ lệ ĐTĐ typ 2.

Mặc dù bệnh gặp phổ biến ở độ tuổi ≥ 50 tuổi nhưng ở nhóm tuổi dưới 40 tuổi cũng đang gặp ĐTĐ typ 2 với tỉ lệ là 2%. Tuy là chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng cũng không được lơ là, vì thế chúng ta cần phải có các biện pháp tuyên truyền và giáo dục, phổ biến kiến thức về bệnh ĐTĐ cho cộng đồng một cách rộng rãi để nhằm phát hiện sớm và làm chậm sự phát triển, diễn biến cũng như các biến chứng nặng nề của bệnh.

Tỉ lệ mắc ĐTĐ giữa hai giới nam và nữ cũng có sự khác biệt. Theo nghiên cứu của Marixa.J và cộng sự, tại Nhật Bản và Ấn Độ tỉ lệ mắc ĐTĐ ở nam lớn hơn nữ, nhưng tỉ lệ ĐTĐ ở Mỹ thì ở nữ lại cáo gấp 3 – 4 lần so với ở nam [3].

Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc ĐTĐ theo giới cúng cho kết quả tương đối khác nhau.

Bảng 4.1: So sánh tỉ lệ ĐTĐ theo giới ở một số tác giả

Tác giả Năm Địa điểm nghiên cứu Nam

(%)

Nữ (%)

Tô Văn Hải 2005 BV. Thanh Nhàn Hà Nội 30,3 69,7 Phạm Thị Lan 2009 BV. ĐK Thái Nguyên 48,9 51,1 Trương Văn Sáu 2007 BV.ĐK Bắc Giang 54,6 45,4 Triệu Quang Phú 2006 BV. ĐK Lạng Sơn 62,0 38,0 Quản Thị Hồng Duyên

(SV XN4A – ĐHKTYTHD) 2015 BV.ĐK Hải Dương 53,0 47,0 Như vậy kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện cho thấy tỉ lệ nghiên cứu giữa hai giới có sự khác nhau, nó hoàn toàn phù hợp vì đây chỉ là số liệu

40

phản ánh thực trạng người bệnh điều trị tại bệnh viện nơi tiến hành đề tài nghiên cứu của mình. Còn sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh giữa các quốc gia hoặc các tỉnh trong một quốc gia giữa hai giới còn do một số yếu tố khác như: thói quen ăn uống, sinh hoạt, điều kiện sinh sống, làm việc, môi trường.... cũng đều là nguyên nhân ảnh hưởng và tác động tới bệnh tình.

4.1.2 Đặc điểm cận lâm sàng

*Về rối loạn các thành phần lipid máu:

Đái tháo đường thường đi kèm với rối loạn trong lipid và lipoprotein máu là yếu tố chính gây ra Vữa xơ động mạch. Nghiên cứu của tôi có 66/100 (66%) bệnh nhân có rối loạn ít nhất một thành phần. Trong đó, rối loạn Cholesterol máu chiếm 68%; rối loạn Triglycerid chiếm 95%; rối loạn HDL- C chiếm 71% và rối loạn LDL-C chiếm 24%.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU VI SINH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM Ở CÁC MẪU TIẾT CANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG (Trang 32 -32 )

×