Bảng 3.22: Liên quan giữa thị lực tương phản và màu sắc màn hình MVHD Thị lực TP
Màu màn hình Bất thường Bình thường Tổng
Nền đen chữ trắng n 21 13 34 % 41,2% 44,8% 42,5% Nền trắng chữ đen n 30 14 44 % 58,8% 48,3% 55,0% Nền đen chữ vàng n 0 2 2 % 0 6,9% 2,5% Tổng n 51 29 80 % 100% 100% 100%
Trong số 51 bệnh nhân có thị lực tương phản bất thường, có tới 30 (58,8%) trường hợp chọn màn hình là nền trắng chữ đen, có 21(41,2%) trường hợp chọn màn hình là nền đen chữ trắng không có trường hợp nào (0%) chọn màn hình là nền đen chữ vàng. Còn 29 bệnh nhân có thị lực tương phản bình thường, có 13(44,8%) trường hợp chọn màn hình là nền đen chữ trắng, 14(48,3%) trường hợp chọn màn hình là nền trắng chữ đen và có
2(6,9%) trường hợp chọn màn hình là nền đen chữ vàng, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.3.10. Liên quan giữa thị lực gần trước trợ thị và thị lực gần với MVHD.
Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu giữa thị lực gần trước trợ thị và thị
lực gần với MVHD có mối liên quan tuyến tính mức độ chặt chẽ với r = 0,67 (p < 0,001) có nghĩa là bệnh nhân có thị lực gần trước trợ thị tốt thì
thị lực gần với MVHD cũng tốt.
3.3.11. Liên quan giữa thị lực gần trước trợ thị và tốc độ đọc với MVHD.
TL gần trước trợ thị và tốc độ đọc sau sử dụng MVHD trợ thị gần có mối tương quan tuyến tính thuận (r = 0,27 ; p = 0,015). Như vậy TL gần trước trợ thị càng tốt thì tốc độ đọc với MVHD càng cao.
Chương 4 BÀN LUẬN
Sau gần 1 năm khám cho các bệnh nhân khiếm thị, chúng tôi đã lựa chọn ra được 80 trường hợp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu của nghiên cứu. Để có được số lượng như vậy, chúng tôi đã phải thực khám cho khoảng 250 người khiếm thị. Công việc thực sự là vất vả, tuy nhiên chúng tôi cảm thấy rất hài lòng vì qua nghiên cứu này chúng tôi phần nào hiểu được hơn về những người khiếm thị, thông cảm, chia sẻ với họ trước những khiếm khuyết của họ và mong muốn được góp một phần nhỏ bé để giúp họ bớt khó khăn hơn trong cuộc sống.
Trên Thế giới cũng như ở Việt nam, người khiếm thị là những người thiếu điều kiện truy cập thông tin cần thiết cho việc học tập cũng như đời sống của họ. Tuy nhiên, họ cũng có nhu cầu học suốt đời, nhu cầu giải trí cũng như đóng góp cho xã hội. Trong khi đó các ấn phẩm sách báo dành cho người khiếm thị còn quá ít, chi phí cao không đủ đáp ứng nhu cầu của họ.
Trong quá trình nghiên cứu tham khảo tài liệu, chúng tôi biết rằng ở các nước phát triển MVHD được sử dụng rất nhiều nhưng ở Việt nam người khiếm thị hầu như không biết đến thiết bị này. Bên cạnh đó, những người khiếm thị đa phần có hoàn cảnh khó khăn, bởi vậy rất cần sự hỗ trợ về tài chính của các tổ chức xã hội để họ có cơ hội được tiếp cận với thiết bị này.
4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU