Những biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng thiết bị phóng đại VIDEO cầm tay để trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị (Trang 29 - 30)

2.2.4.1. Thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu

+ Tuổi chia theo 3 nhóm: - Nhóm 1: 6 đến 18 tuổi. - Nhóm 2: 19 đến 50 tuổi. - Nhóm 3: trên 50 tuổi. + Nguyên nhân gây khiếm thị:

Phân loại theo tổn thương chức năng thị giác chia 2 nhóm bao gồm: - Nhóm I: các nguyên nhân gây tổn hại thị lực - thị trường trung tâm. - Nhóm II: các nguyên nhân gây tổn hại thị lực - thị trường ngoại vi.

Phân loại này dựa trên cơ sở đánh giá tổn thương về mặt chức năng thị giác, do đó nó được sử dụng chính trong phần phân tích kết quả, phân tích các mối liên quan.

2.2.4.2. Thông tin về chức năng thị giác

Nhóm 1: chức năng thị giác trước trợ thị.

Đây là những chỉ số giúp chúng tôi mô tả các đặc điểm khiếm thị ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

Bao gồm các chỉ số sau:

- Thị lực nhìn xa: thị lực nhìn xa không kính và thị lực nhìn xa với kính đeo chỉnh tật khúc xạ.

- Thị lực nhìn gần: thị lực nhìn gần không kính và thị lực nhìn gần với kính đeo chỉnh tật khúc xạ, kèm theo khoảng cách đọc.

- Tốc độ đọc.

- Thị lực tương phản.

- Thị trường hoặc ám điểm trung tâm.

Nhóm 2: chức năng thị giác sau trợ thịgần.

Đây là những chỉ số chúng tôi sử dụng để so sánh với các chỉ số trước trợ thị, từ đó giúp chúng tôi đánh giá được hiệu quả của việc trợ thị trên người khiếm thị, đồng thời giúp cho việc tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hiệu quả của việc trợ thị.

Bao gồm các chỉ số sau:

- Thị lực nhìn gần với kính quang học phóng đại. - Thị lực nhìn gần với MVHD.

- Tốc độ đọc MVHD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng thiết bị phóng đại VIDEO cầm tay để trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)