Hiệu quả sử dụng thiết bị phóng đại video cầm tay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng thiết bị phóng đại VIDEO cầm tay để trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị (Trang 43 - 47)

3.2.2.1. Thị lực gần với MVHD

Bảng 3.6: Thị lực gần không kính, sau thử kính trợ thị quang học và sau trợ thị bằng MVHD Thị lực nhìn gần TL không kính TL sau thử kính trợ thị QH TL sau trợ thị bằng MVHD n % n % n % 20/200 – 20/60 6 7,5 24 30,0 80 100,0 20/400 - 20/200 22 27,5 34 42,5 0 0 20/1200 – 20/400 40 50 22 27,5 0 0 ≤20/1200 12 15 0 0 0 0 Tổng 80 100,0 80 100,0 80 100,0

Sau khi thử với MVHD, tất cả 80 bệnh nhân (100%) thị lực nhìn gần trong khoảng 20/200 đến 20/60; không có bệnh nhân (0%) nào thị lực nhìn gần trong khoảng 20/400 đến 20/200. Điều đó có nghĩa là sau khi sử dụng MVHD tất cả các BN đều có thể đọc được cỡ chữ in báo bình thường.

Bảng 3.7: So sánh thị lực gần trước, sau trợ thị bằng kính và bằng MVHD Thị lực gần TB trước trợ thị Thị lực gần TB sau trợ thị bằng kính Thị lực gần TB sau trợ thị bằng MVHD 20/500 ± 20/630 20/250 ± 20/500 20/125 ± 20/320 p < 0,001

Trước trợ thị, thị lực nhìn gần trung bình là 20/500 ± 20/630; sau khi dùng kính thị lực đã cải thiện hơn 20/250 ± 20/500; còn sau khi dùng MVHD thị lực đã cải thiện lên đến 20/125 ± 20/320. So với thị lực trước trợ thị, thị lực sau trợ thị tăng đáng kể, đặc biệt sau dùng MVHD, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu giữa thị lực gần trước trợ thị và thị

lực gần với MVHD có mối liên quan tuyến tính mức độ chặt chẽ với r = 0,67 (p < 0,001) có nghĩa là bệnh nhân có thị lực gần trước trợ thị tốt thì

thị lực gần với MVHD cũng tốt.

3.2.2.2. Công suất trung bình với MVHD trợ thị gần.

Công suất trung bình khi dùng MVHD trợ thị gần cho 80 bệnh nhân là +18,8 ± 8,3 D, trong đó công suất trợ thị gần thấp nhất là +10D và cao nhất là +40D.

Công suất trung bình của MVHD trợ thị gần và công suất trung bình của kính trợ thị quang học đã thử có mối tương quan tuyến tính thuận (r = 0,79 ; p < 0,001) nghĩa là công suất trung bình của kính trợ thị quang học đã thử cao thì công suất trung bình của MVHD trợ thị gần cũng cao.

Công suất trung bình của MVHD và TL gần sau MVHD có mối tương quan tuyến tính nghịch (r = - 0,42) nhưng p > 0,05 có nghĩa là công suất trung bình của MVHD không ảnh hưởng đến TL gần sau MVHD.

3.2.2.3. Khoảng cách đọc trung bình với MVHD trợ thị gần.

Khoảng cách đọc trung bình với MVHD trợ thị gần cho 80 bệnh nhân là 16,38 ± 7,26 cm, trong đó khoảng cách đọc gần nhất là 5cm, khoảng cách đọc xa nhất là 30cm.

Bảng 3.8: So sánh khoảng cách đọc trước, sau trợ thị bằng kính và MVHD

Khoảng cách đọc TB trước trợ thị (cm) Khoảng cách đọc TB sau trợ thị bằng kính (cm) Khoảng cách đọc TB sau trợ thị bằng MVHD (cm) 4,42 ± 2,81 7,74 ± 4,17 16,38 ± 7,26 p < 0,001

Khoảng cách đọc trung bình trước trợ thị của bệnh nhân rất kém, ngay sau dùng kính trợ thị quang học, khoảng cách đọc trung bình của bệnh nhân tăng nhiều, đặc biệt sau trợ thị bằng MVHD. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Khoảng cách đọc sau sử dụng MVHD và công suất trung bình với MVHD trợ thị gần và có mối tương quan tuyến tính thuận (r = 0,79) nhưng p > 0,05 có nghĩa là chúng tôi chưa thấy mối liên quan giữa công suất MVHD và khoảng cách đọc sau sử dụng MVHD.

Khoảng cách đọc sau sử dụng MVHD và TL gần trước trợ thị có mối tương quan tuyến tính thuận (r = 0,66 ; p < 0,001) nghĩa là thị lực gần trước trợ thị càng tốt thì khoảng cách đọc sau sử dụng MVHD càng xa.

3.2.2.4. Tốc độ đọc trung bình với MVHD trợ thị gần.

Tốc độ đọc trung bình với MVHD trợ thị gần cho 80 bệnh nhân là 61,2 ± 24,8 từ/phút, trong đó tốc độ đọc thấp nhất là 20 từ/phút, tốc độ đọc cao nhất là 130 từ/phút. Bảng 3.9: So sánh tốc độ đọc trước, sau trợ thị bằng kính và MVHD Tốc độ đọc TB trước trợ thị (từ/phút) Tốc độ đọc TB sau trợ thị bằng kính(từ/phút) Tốc độ đọc TB sau trợ thị bằng MVHD(từ/phút) 23,46 ± 10,52 43,74 ± 22,57 61,2 ± 24,8 p < 0,001

Tốc độ đọc trung bình trước trợ thị của bệnh nhân rất kém, ngay sau dùng kính trợ thị, tốc độ đọc trung bình của bệnh nhân tăng nhiều, đặc biệt sau trợ thị bằng MVHD. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tốc độ đọc sau sử dụng MVHD trợ thị gần và công suất trung bình của MVHD trợ thị gần có mối tương quan tuyến tính nghịch (r = -0,56) nhưng p > 0,05 có nghĩa là chưa đủ bằng chứng để kết luận giữa công suất trung bình của MVHD và tốc độ đọc sau sử dụng MVHD có liên quan với nhau. Tốc độ đọc sau sử dụng MVHD trợ thị gần và khoảng cách đọc sau trợ thị bằng MVHD có mối tương quan tuyến tính thuận (r = 0,38 ; p = 0,001), nghĩa là khoảng cách đọc sau trợ thị bằng MVHD tăng thì tốc độ đọc với MVHD cũng tăng.

3.2.2.5. Màu sắc màn hình được ưa thích.

Bảng 3.10: Màu sắc màn hình được ưa thích.

Màu sắc màn hình n %

Nền đen chữ trắng 34 42,5

Nền trắng chữ đen 44 55,0

Nền đen chữ vàng 2 2,5

Tổng 80 100,0

Chọn màu sắc màn hình sẽ giúp cho BN đọc tốt nhất, trong nhóm BN nghiên cứu, có tới 44 BN chọn nền trắng chữ đen (55,0%), sau đó có 34 BN (42,5%) chọn nền đen chữ trắng, chỉ có 2 BN chọn nền đen chữ vàng (2,5%), không có BN (0%) nào chọn nền xanh chữ trắng hay nền vàng chữ xanh…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng thiết bị phóng đại VIDEO cầm tay để trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)