Tình trạng chức năng thị giác trước trợ thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng thiết bị phóng đại VIDEO cầm tay để trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị (Trang 36 - 40)

3.1.3.1. Thị lực nhìn xa không kính và thị lực nhìn xa với kính chỉnh tật khúc xạ Bảng 3.2: Thị lực nhìn xa không kính và thị lực nhìn xa với kính chỉnh tật khúc xạ Thị lực xa TL không kính TLvới kính chỉnh tật khúc xạ n % n % 20/200 - 20/60 14 17,5 27 33,8 20/400 - 20/200 39 48,8 35 43,8 20/1200 – 20/400 10 12,5 14 17,5 ≤ 20/1200 17 21,2 4 5 Tổng 80 100 80 100

Thử thị lực xa không kính là bước đầu tiên đánh giá chức năng thị giác. Chúng tôi thấy rằng thị lực xa không kính của bệnh nhân ở mức thấp, chỉ có 14 trường hợp (17,5%) có thị lực trong khoảng 20/200 đến 20/60 nhưng có tới 39 trường hợp (48,8%) có thị lực trong khoảng 20/400 đến 20/200, và có 17 trường hợp (21,2%) có thị lực dưới mức 20/1200.

Sau khi chỉnh tật khúc xạ cho bệnh nhân, với người khiếm thị thì thị lực sau chỉnh kính đeo tăng được 1 hoặc 2 hàng thị lực là điều quý giá. Trong số 80 bệnh nhân, có 46 trường hợp (57,5%) được chỉ định đeo kính chỉnh tật khúc xạ khi nhìn xa. Trước khi đeo kính có 17 trường hợp (24,6%) có thị lực dưới 20/1200 nhưng sau khi đeo kính chỉnh tật khúc xạ chỉ còn 4 trường hợp (5%) thị lực dưới 20/1200. Đồng thời, trước khi đeo kính chỉ có 14 bệnh nhân (17,5%) có thị lực xa từ 20/200 đến 20/60 nhưng sau khi chỉnh kính nhìn xa có tới 27 bệnh nhân (33,8%) có thị lực xa từ 20/200 đến 20/60.

3.1.3.2. Thị lực tương phản

Biểu đồ 3.3: Thị lực tương phản.

Trong số 80 bệnh nhân có tới 51 bệnh nhân (63,8%) có thị lực tương phản kém trên 10%, trong đó có 12 BN (15,0%) có thị lực tương phản là 100%, 14 bệnh nhân (17,5%) có thị lực tương phản là 25% và 25 bệnh nhân (31,2%) có thị lực tương phản là 10%. Nhưng chỉ có 29 bệnh nhân (36,2%) có thị lực tương phản tốt dưới 10%, trong đó có 7 bệnh nhân (8,8%) có thị lực tương phản là 5%, 10 bệnh nhân (12,5%) có thị lực tương phản là 2,5% và có 12 bệnh nhân (15,0%) có thị lực tương phản là 1,25%.

3.1.3.3. Thị trường và ám điểm trung tâm

Thị trường.

- Trong số 5 bệnh nhân glôcôm (6,2%), vì thị lực xa quá kém nên không thể đo được thị trường tự động hay thị trường bằng máy Goldman, chỉ đo bằng thị trường bằng tay, và cả 5 bệnh nhân này đều có tổn hại của thị trường ngoại vi.

- Trong số 10 bệnh nhân bị bệnh võng mạc sắc tố (12,5%), vì thị lực xa quá kém nên chúng tôi cũng không đo được bằng thị trường tự động. Có 4 bệnh nhân có thể phối hợp để đo bằng thị trường Goldman, kết quả cả 4 bệnh nhân đều tổn hại thị trường ngoại vi.

Tìm ám điểm trung tâm : Có 5 bệnh nhân thoái hóa hoàng điểm bẩm sinh được thử bằng bảng Amsler, cả 5 trường hợp (6,2%) này đều có ám điểm trung tâm.

3.1.3.4. Thị lực nhìn gần Bảng 3.3: Thị lực nhìn gần tốt nhất Thị lực nhìn gần n % 20/200 – 20/60 6 7,5 20/400 - 20/200 22 27,5 20/1200 – 20/400 40 50 ≤20/1200 12 15 Tổng 80 100,0

Chúng tôi thử lực gần không kính, thị lực gần với kính chỉnh tật khúc xạ hoặc kính chỉnh lão thị để chọn ra thị lực nhìn gần tốt nhất cho bệnh nhân. Trong số 80 bệnh nhân, chỉ có 6 bệnh nhân (7,5%) thị lực nhìn gần trong khoảng 20/200 đến 20/60; có tới 40 bệnh nhân (50%) thị lực nhìn gần trong khoảng 20/1200 đến 20/400 và có 12 bệnh nhân (15%) thị lực nhìn gần ở mức dưới 20/1200. Điều đó nghĩa là thị lực gần của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu rất kém.

Bảng 3.4: Liên quan giữa nguyên nhân gây khiếm thị và thị lực nhìn gần TL gần Nguyên nhân 20/200 – 20/60 20/400 – 20/200 20/1200 – 20/400 ≤ 20/1200 Tổng Nhóm 1 n 4 19 34 8 65 % 6,2 29,2 52,3 12,3 100 Nhóm 2 n 2 3 6 4 15 % 13,3 20,0 40,0 26,7 100 Tổng n 6 22 40 12 80 % 7,5 27,5 50,0 15 100

Trong số 65 bệnh nhân ở nhóm nguyên nhân do tổn hại thị lực - thị trường trung tâm, có 4 trường hợp (6,2%) có thị lực gần ở mức 20/200 đến 20/60 và có 8 trường hợp (12,3%) có thị lực gần ở mức dưới 20/1200. Còn trong số 15 bệnh nhân ở nhóm nguyên nhân do tổn hại thị lực - thị trường chu biên có 2 trường hợp (13,3%) có thị lực gần ở mức 20/200 đến 20/60 và có 4 trường hợp (6,2%) có thị lực gần ở mức dưới 20/1200. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng thiết bị phóng đại VIDEO cầm tay để trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị (Trang 36 - 40)