Quan sát phỏng vấn hoạt động của bộ phận KCS, thu thập những bằng chứng về việc hàng hóa bị trả lại, tỷ lệ phế phẩm để xem xét mức độ thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro của quy trình gia công và chu trình lương tại Công ty Cổ phần Da giày Huế (Trang 31 - 33)

về việc hàng hóa bị trả lại, tỷ lệ phế phẩm... để xem xét mức độ thực hiện công việc của bộ phận này nhằm rút ra kết luận cho xét đoán về khả năng và thái độ làm việc của họ. (Đánh giá)

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng rủi ro liên quan đến yếu tố lao động của Công ty có thể xuất phát từ những cá nhân, bộ phận khác nhau với những nguyên nhân khác nhau nhưng kết hợp lại, xem xét theo mức độ tổng hợp thì ít nhiều có thể gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, rủi ro tiềm ẩn này cần được xem xét và đánh giá trong quá trình kiểm toán hoạt động của công ty.

3.1.3.2. Rủi ro kiểm soát

 Rủi ro 1 - Không lập biên bản kiểm nhận nguyên vật liệu, thủ kho chỉ kiểm tra số lượng bao/ thùng mà không kiểm tra số lượng, chất lượng bên trong

 Thực trạng

Khi Công ty đối tác chuyển nguyên phụ liệu về tại kho Công ty da giày Huế kèm phiếu xuất kho (liên 2 phiếu xuất kho của Công ty đối tác), thủ kho nhận nguyên vật liệu và kiểm tra, đối chiếu số lượng hàng (thùng, cuộn), quy cách thực tế với phiếu

xuất kho của bên Công ty đối tác mà không lập thêm biên bản kiểm nhận (có mục “yêu cầu”, “thực nhận”) để xác nhận số lượng thực nhận. Công ty Cổ phần da giày Huế chỉ nhận phiếu xuất kho của Công ty đối tác làm phiếu nhập kho. Nếu số lượng bao, thùng không đúng theo phiếu xuất kho, lập biên bản và có chữ ký xác nhận của tài xế, sau đó chuyển biên bản này cho Công ty đối tác. Dù đủ hay thiếu vẫn nhập kho với số lượng thực tế theo phiếu xuất kho của đối tác.

Qua phỏng vấn ông Trần Công Thương - kế toán trưởng Công Ty Cổ phần Da giày Huế, nguyên vật liệu thiếu so với phiếu xuất kho của đối tác. Tuy nhiên khi đến kho của Công ty để quan sát chứng từ thì nhóm chúng tôi không thấy “Biên bản kiểm nhận nguyên vật liệu”. Điều này chứng tỏ rằng Công ty có thủ tục kiểm soát nhưng không được áp dụng.

Theo lời phỏng vấn từ ông kế toán trưởng: “Tài xế chỉ chịu trách nhiệm số lượng bao, thùng mà thôi, nếu thủ kho kiểm đủ số lượng bao hay thùng thì tài xế hết trách nhiệm và nhiệm vụ của tài xế coi như xong, còn lượng nguyên vật liệu trong bao/thùng đủ hay thiếu thì thủ kho của Công ty Da giày Huế sẽ làm việc với đối tác sau.”

 Nguyên nhân

Do đã làm việc với Công ty Sedo Vina lâu năm nên mọi hoạt động đều diễn ra trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau. Công tác nhận nguyên phụ liệu sản xuất ban đầu cũng không ngoại lệ. Mặt khác trong quá trình hoạt động từ trước đến nay chưa gặp phải những vấn đề thiếu hụt hay sai sót nghiêm trọng liên quan đến vấn đề này nên nảy sinh tâm lý chủ quan từ các cá cá nhân, bộ phận có liên quan.

 Hậu quả

Sau khi tài xế ra về, thủ kho mở thùng, bao để kiểm số lượng, chất lượng nguyên vật liệu, có khả năng nguyên vật liệu bị hỏng, lỗi, hay thiếu số lượng trong bao, thùng. Đại diện Công ty Da giày Huế sẽ gọi điện, mail hay fax cho đối tác để phản hồi riêng (không qua tài xế nữa), tuy nhiên không có nhân chứng để khẳng định thiếu số lượng hay nguyên vật liệu bị hỏng (vì đến đây tài xế đã hết trách nhiệm).

Nếu Công ty đối tác không thừa nhận sự việc thiếu hay hư hỏng nguyên vật liệu là lỗi của họ, thì trong trường hợp này, Công ty Cổ phần Da giày Huế sẽ phải chịu bồi thường. Hoặc sẽ vẫn tiến hành gia công bình thường với lượng nguyên vật liệu hỏng đó dẫn đến thành phẩm không đạt chất lượng hay yêu cầu của Công ty đối tác, làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty Cổ phần Da giày Huế trong thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro của quy trình gia công và chu trình lương tại Công ty Cổ phần Da giày Huế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w