Phiếu nhập nguyên vật liệu tổng hợp: là phiếu nhập nguyên vật liệu được thủ kho tổng hợp từ các phiếu xuất kho của đối tác Sedo Vina gửi nguyên vật liệu cho

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro của quy trình gia công và chu trình lương tại Công ty Cổ phần Da giày Huế (Trang 26 - 30)

thủ kho tổng hợp từ các phiếu xuất kho của đối tác Sedo Vina gửi nguyên vật liệu cho công ty. Phiếu này giúp thủ kho tổng hợp số sản phẩm nhập kho, nhưng không thực sự có giá trị vì được lập sau khi nguyên vật liệu đã nhập kho.

3.1.3. Rủi ro của quy trình gia công

3.1.3.1. Rủi ro tiềm tàng

 Rủi ro 1 - Công ty không chủ động trong việc tìm kiếm đối tác  Thực trạng

Theo như trao đổi với kế toán trưởng thì được biết rằng công ty có chính sách tìm kiếm đối tác. Tuy nhiên hiện nay, do đã hợp tác lâu năm với Công ty Sedo Vina nên chưa chú trọng công tác này. Công ty cổ phần da giày Huế chỉ sản xuất theo các đơn đặt hàng gia công từ Công ty Sedo Vina tại thành phố Hồ Chí Minh và một chi nhánh ở Quảng Nam.

Khi tiến hành phỏng vấn các nhân viên của Công ty cổ phần da giày Huế thì lợi nhuận thu được của doanh nghiệp chỉ từ một phía khi nhận gia công từ Công ty Sedo Vina, được hỏi về trường hợp giả sử không nhận được đơn hàng của đối tác thì lúc đó, công ty mới tiến hành tìm kiếm các đối tác khác.

 Hậu quả

trước, các công ty đều dễ rơi vào thế bị động, việc kinh doanh luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, có thể gây nhiều tổn thất, thiệt hại về mặt tài chính thậm chí phá sản. Trong khi đó, Công ty Cổ Phần Da giày Huế chỉ phụ thuộc vào đơn đặt hàng từ phía Công ty Sedo Vina mà không có bất kỳ đơn đặt hàng nào từ các đối tác khác. Nguồn thu của công ty chỉ dựa vào mỗi Công ty Sedo Vina hay nói cách khác, công ty hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của đối tác. Chính yếu tố này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà Công ty Cổ phần Da giày phải gánh chịu. Với tình hình bất ổn trong thị trường hiện nay, nếu công ty đối tác Sedo Vina gặp rắc rối về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh hay vướng mắc vào một vụ kiện về kinh tế nào đó và có thể rơi vào tình trạng thu hẹp, cắt giảm sản xuất sẽ kéo theo Công ty Cổ phần Da giày Huế nhận được ít hoặc không nhận được bất kỳ một đơn đặt hàng nào từ phía công ty đối tác.

 Sai phạm tiềm tàng

Hoạt động gia công thường diễn ra qua 2 niên độ (cuối năm trước đến đầu năm nay) đồng thời trong trường hợp hoạt động này chịu ảnh hưởng từ tình hình của công ty đối tác nên có thể dẫn đến sai lệch về việc ghi nhận khoản mục doanh thu trên BCTC. Chẳng hạn, kế toán của công ty cố tình ghi doanh thu sai niên độ hay doanh thu được ghi nhận không theo tỷ lệ công việc hoàn thành mỗi năm, nhằm mục đích doanh thu không bị đột biến giữa các năm. Doanh thu là một khoản thuộc bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu ghi nhận sai do cố ý hay vô ý thì điều này sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều khoản mục: TK 33311 (số thuế phải nộp), ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh TK 911, TK 821 và sau đó là TK 421.

 Thu thập bằng chứng và CSDL

Kiểm toán viên kiểm tra sự có thực của các khoản doanh thu đã được ghi chép, xem xét liệu công ty có ghi khống doanh thu hay không. (Phát sinh)

Kiểm tra tính chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu. Theo chuẩn mực số 14 quy định “Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hay sẽ thu được”. Kiểm toán viên cần kiểm tra hợp đồng giữa công ty cổ phần da giày Huế và công ty đối tác và để xác định doanh thu. (Đánh giá)

Khi xem xét doanh thu có được ghi sổ đúng kỳ kế toán hay không, kiểm toán viên quan tâm đến việc ghi nhận doanh thu tại thời điểm chuyển giao giữa hai kỳ kế toán liên tiếp nhằm phát hiện lỗi hạch toán nhầm hoặc cố tình sai kỳ cho những mục đích cụ thể. (Cut-off)

 Rủi ro 2 - Rủi ro ngành, rủi ro bên trong doanh nghiệp, rủi ro về lãi suất  Thực trạng

Sự gia tăng ngày càng nhiều doanh nghiệp dẫn đến tình trạng cạnh tranh ngày càng gây gắt, khốc liệt trên nền kinh tế thị trường, đồng thời bên trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp cũng chịu tác động từ biến động thị trường với các yếu tố như giá cả, chi phí, lãi suất… từ đó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro không thể dự đoán, kiểm soát được.

 Hậu quả

Rủi ro ngành: sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh chiếm ưu thế về công nghệ, trình độ chuyên môn, chiến lược kinh doanh (đặc biệt là gia công giá rẻ với chất lượng tốt) dẫn đến sự tranh giành thị phần, tạo áp lực lớn cho công ty trong việc thuyết phục đối tác đặt hàng về phía công ty mình.

Rủi ro bên trong doanh nghiệp: việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường yêu cầu công ty phải đưa ra một chiến lược “giá” để giữ chân công ty đối tác dẫn đến lợi nhuận không cao khiến cho lương công nhân thấp. Vấn đề này gây ra tình trạng công nhân nghỉ việc hoặc đình công trong thời gian dài tác động nghiêm trọng đến công ty như thiếu công nhân trầm trọng, không đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, thời gian giao hàng. Bên cạnh đó, với tình hình lạm phát như hiện nay thì các chi phí đầu vào lại có xu hướng biến động mạnh trong khi giá đầu ra - giá gia công lại không tăng thêm sẽ tác động xấu, tiềm ẩn nhiều rủi ro cao tại công ty.

Rủi ro về lãi suất: để thu hút các công ty đối tác, công ty phải không ngừng nâng cao, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, đầu tư công nghệ dây chuyền hiện đại, mở rộng nhà xưởng. Để làm được điều đó, công ty cần có khoản đầu tư lớn mà số tiền này chủ yếu xuất phát từ nguồn vốn vay. Tuy nhiên, do lãi suất đi vay tại các tổ chức tín dụng ngày càng tăng dẫn đến chi phí lãi vay mà doanh nghiệp phải gánh chịu càng lớn. Do đó, lợi nhuận công ty thu lại có thể không đủ khả năng để chi trả, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh toán và tình hình tài chính của công ty.

Ngoài ra, còn một số rủi ro bất khả kháng mà công ty không thể lường trước, nằm ngoài tầm kiểm soát đó là rủi ro về thiên tai động đất, sóng thần, lụt bão…

 Sai phạm tiềm tàng

Những rủi ro kể trên cho thấy rằng thị trường biến động liên tục làm chi phí ngày càng tăng và đây là động cơ xảy ra gian lận trên Báo cáo tài chính. Để có đủ khả năng trang trải các khoản chi phí như chi phí phải trả cho nhân công, chi phí lãi vay, công ty sẽ tìm mọi cách để cắt bớt những khoản chi phí khác (giảm chi phí khấu hao

 Bằng chứng kiểm toán và cơ sở dẫn liệu

Kiểm toán viên sẽ xem xét lại chính sách khấu hao của công ty, xem phương pháp khấu hao mà công ty đang sử dụng có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không, thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp hay không. Đối với trường hợp công ty có thay đổi chính sách khấu hao so với kỳ trước, kiểm toán viên sẽ xem xét sự thay đổi có phù hợp hay không. So sánh tỷ lệ khấu hao của kỳ trước và kỳ này, điều tra sự chênh lệch.

Phân tích tài khoản Thu nhập khác 711 hay phỏng vấn quản đốc phân xưởng để xác định xem có khoản thu nhập nào phát sinh từ việc bán tài sản cố định hay không. Cần xem xét các khoản thu nhập từ thanh lý dây chuyền hay máy móc đã đủ điều kiện để ghi nhận hay chưa. Theo VAS 01 – Chuẩn mực chung, một khoản thu nhập khác chỉ được ghi nhận khi thu được lợi ích kinh tế tương lai do tăng tài sản hay giảm nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy. (mục tiêu phát sinh). Giá trị của khoản thu nhập đó có được xác định đúng đắn hay không (mục tiêu đánh giá).

 Rủi ro 3 - Rủi ro từ yếu tố lao động - đạo đức nghề nghiệp và tay nghề nhân công

Một trong những rủi ro luôn tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp là những vấn đề xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp của nhân viên. Đạo đức nghề nghiệp được đo lường bằng thái độ phục vụ tận tụy, năng suất lao động cao, bằng sự tuân thủ triệt để những quy tắc hành vi và hành động trong nghề nghiệp. Đây là một khái niệm nhạy cảm đối với bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái. Đạo đức nghề nghiệp là vấn đề không mới nhưng luôn mang tính thời sự, cấp thiết, nhất là trong tình hình hiện nay bởi song song với những mặt tích cực, tiến bộ của quá trình mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế, mặt trái của kinh tế thị trường, của đồng tiền, danh vị và lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm đang tạo ra những hệ lụy, làm suy thoái đạo đức con người ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

Rủi ro về đạo đức, tay nghề làm việc của người lao động trong Công ty Cổ phần Da giày Huế có thể liên quan đến các bộ phận sau:

- Công nhân của phân xưởng: xuất phát từ đặc điểm nhân công của công ty ăn lương theo sản phẩm hoàn thành và thời gian làm việc nên có thể dẫn đến tình trạng công nhân không thật sự chú tâm đến chất lượng mà quan tâm nhiều đến số lượng sản phẩm hoàn thành khiến cho chất lượng sản phẩm đầu ra không đảm bảo. Ngoài ra, rủi ro xuất phát từ công nhân có thể phát sinh thêm vấn đề liên quan đến tay nghề làm việc. Với đặc điểm hoạt động của Công ty Da giày là tùy yêu cầu từ đối tác mà gia công những mặt hàng khác nhau, khi nhận yêu cầu của đối tác có thể phải sắp xếp lại các tổ sản xuất dẫn đến tình trạng công nhân chưa có kinh nghiệm với những công đoạn mới làm sai sót nhiều, tạo ra nhiều sản phẩm hỏng.

- KCS: Do trách nhiệm chính của việc kiểm tra chất lượng thảnh phẩm thuộc về bộ phận KCS đồng thời không có sự giám sát hay kiểm tra lại kết quả công việc của bộ phận này nên trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu như bộ phận KCS kiểm tra cẩu thả, qua loa để xong việc hoặc còn kém về kỹ năng sẽ khiến cho quá trình đánh giá chất lượng sản phẩm chưa thật sự chính xác.

 Sai phạm tiềm tàng

Từ những ý kiến ở trên ta có thể nhận định một số vấn đề có thể xảy ra đối với hoạt động của công ty như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro của quy trình gia công và chu trình lương tại Công ty Cổ phần Da giày Huế (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w