- Chiến lược mở rộng thương hiệu:
e. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
- The Suit Company từ AOYAMA Tradings với doanh thu và độ mạnh thương hiệu đứng đầu thị trường Nhật Bản:
• Danh mục sản phẩm: tất cả hàng công sở từ chemise, veston, jacket đến váy, phụ kiện (tất, nón), túi xách cho nam và nữ giới
• Phân khúc: Trung bình đến cao cấp với chất lượng tốt nhất và mức giá hợp lý, thiết kế mẫu mã tiêu chuẩn nhưng hợp thời trang
• Phân phối : 46 cửa hàng cả nước với chuỗi cửa hàng riêng với chiến lược biến Showroom thành “Phòng trải nghiệm của khách hàng”
• Mức giá:
Chemise sơ mi : từ 3,000 đến 9,000 JPY Veston : 30,000- 60,000 JPY
Các mặt hàng quần áo công sở khác : 4,000 đến 50,000 JPY
- Yofuku-no-Aoyama: cũng từ tập đoàn AOYAMA Tradings với 30% kinh doanh chính là hàng may đo business menswear và các dòng thời trang công sở khác. • Danh mục sản phẩm: từ thời trang công sở đến phụ kiện, giày , túi …
• Phân khúc thị trường: Bình dân đến tầm trung • Phân phối: 798 cửa hàng toàn quốc lớn mạnh nhất - AOKI Holdings:
• Phân khúc: Tầm trung đến cao cấp từ business menswear đến casual wears • Điểm độc đáo: Cải tiến công nghệ và đổi mới với dòng sản phẩm mới nhất “Washable suits and no-iron shirts” – Bộ vest giặt được bằng máy giặt và áo sơ mi không bị nhăn.
2. Tiềm năng thâm nhập thị trường Nhật Bản của An Phước (mô hình SWOT)
Điểm mạnh:
− An Phước đã xây dựng được lòng tin vào chất lượng xuất khẩu sản phẩm từ gần 20 năm qua tại thị trường Nhật Bản, đáp ứng được về quy chuẩn khắt khe của người Nhật
− Việt Nam- Nhật Bản đang có mối quan hệ kinh tế tốt đẹp, nguồn vốn đầu tư lớn và kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh
− Đã có mối liên kết tốt với các doanh nghiệp may mặc Nhật Bản
− An Phước am hiểu về thời trang công sở với mức giá trung bình cho đến cao cấp tại Nhật Bản
Điểm yếu:
− Nguyên liệu Việt Nam chưa tự chủ cung cấp: Nếu như tại Trung Quốc, các loại nguyên liệu tổng hợp, cotton, sợi, vải, phụ kiện luôn có sẵn ở mọi nơi, thì tại Việt Nam, các nguyên liệu, bông, sợi, vải, phụ kiện chỉ có ở một số địa phương.
− Mẫu mã chưa đa dạng độc đáo đáp ứng nhu cầu thị hiếu thay đổi nhanh của người Nhật: Thường đặt lô hàng nhỏ lẻ, kinh doanh thời trang chịu ảnh hưởng thời vụ
− Chất lượng yêu cầu tinh xảo-> máy móc phải hiện đại tiêu chuẩn vệ sinh cao do Nhật Bản rất quan tâm đến sức khỏe và an toàn vệ sinh
− Công ty Việt Nam còn yếu về ngoại ngữ và am hiểu văn hóa thị hiếu người Nhật chỉ mang tính gia công trong khi người Nhật thích đối tác biết tiếng Nhật, phong cách văn hóa lối sống Nhật
Cơ hội:
− Về quan hệ thương mại song phương Việt Nam- Nhật bản: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2010 đạt 4,1 tỷ USD, chiếm 10,78% trong tổng kim ngạch do Nhật Bản lo ngại rằng nước này quá phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
− Tiềm năng thị trường may mặc Nhật Bản: Người Nhật bị ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng thời trang từ Mỹ và châu Âu đặc biệt là Pháp và Ý thể hiện qua các tạp chí và triển lãm thời trang tại Nhật.Với lợi thế về kinh nghiệm khi gia công cho Pierre Cardin, am hiểu phong cách châu Âu cổ điển tinh tế, An phước có thể đáp ứng thị hiếu của người Nhật đặc biệt trong phân khúc hàng công sở.
− Nhật Bản có tỷ lệ dân số già nên lượng người lao động là rất lớn phù hợp với phân khúc khách hàng của An Phước
− Nhật Bản đang muốn ít lệ thuộc vào các sản phẩm may mặc của Trung Quốc
Thách thức:
− Đối thủ cạnh tranh lớn về giá cả và mẫu mã vẫn là Trung Quốc, chỉ cần một mẫu mốt xuất hiện trên sàn diễn, trong một bộ phim… thì ngay lập tức các nhà sản xuất Trung Quốc đã tung ngay ra các sản phẩm bắt chước, đáp ứng được nhu cầu đổi mới, “thời trang” của người tiêu dùng
− Đối mặt với các sản phẩm chất lượng cao của các công ty nội địa Nhật và nước ngoài đã thâm nhập thành công thị trường
− Người Nhật có sự trung thành cao với thương hiệu, bảo thủ và không mở như Mỹ
− Cần có sự đầu tư lớn và hiểu biết sâu về ngôn ngữ, văn hoá, con người và cung cách dịch vụ chuyên nghiệp tại Nhật Bản