Về tổ chức thơng tin

Một phần của tài liệu THANH TOÁN QUỐC tế THEO PHƯƠNG THỨC NHỜ THU tại NH PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CN sài gòn (Trang 60 - 67)

b) Nhược điểm

4.2.4. Về tổ chức thơng tin

Nên tổ chức thành một bộ phận chuyên thu thập thơng tin về các khách hàng và ngân hàng đối tác để cung cấp cho khách hàng của mình những thơng tin cần thiết như: tình hình kinh tế, chính trị,… để khách hàng kịp thời cĩ những quyết định đúng. Bằng cách sau mỗi lần giao dịch MHB nên đề nghị doanh nghiệp cung cấp thơng tin theo mức độ cho phép về bản thân doanh nghiệp và đối tác để ngân hàng lập thành ngân hàng dữ liệu thơng tin. Tích cực tăng cường mối

SV THỰC HIỆN: LÊ DIỆU HIỀN 51 quan hệ với các tham tán của Việt Nam ở nước ngồi, thường xuyên nắm bắt thơng tin về tình hình kinh tế, chính trị và hoạt động của các doanh nghiệp là khách hàng của MHB.

Đồng thời, MHB nên chú ý đến việc tư vấn cho khách hàng lựa chọn kỹ đối tác trong thanh tốn nhờ thu. Đối với các đối tác đứng ra chịu trách nhiệm ký hợp đồng thì nên giúp đỡ khách hàng kiểm tra thơng tin về tư cách pháp nhân của người đĩ ở nước ngồi. Việc làm này khơng những giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro khơng nhận được tiền hàng và đảm bảo việc trả phí đúng hạn cho ngân hàng mà cịn gây dựng được hình ảnh một ngân hàng thân thiết, hiểu rõ nhu cầu và thể hiện sự quan tâm đến lợi ích của khách hàng mình.

Cần am hiểu về thơng lệ quốc tế trong buơn bán ngoại thương, phong tục, tập quán và pháp luật của nước cĩ quan hệ ngoại thương để tránh tình trạng rắc rối trong quá trình thanh tốn khi khơng hiểu rõ thơng lệ của nước đối tác.

Đối với nhờ thu kèm chứng từ, khi bên nhập khẩu từ chối thanh tốn cũng như từ chối nhận hàng, cần nắm bắt kịp thời để giúp đỡ khách hàng khi cần. Cĩ thể giúp khách hàng tổ chức để nhận hàng và lưu kho, tìm kiếm một đối tác khác để giải quyết.

4.2.5. Về đa dạng hĩa ngoại tệ trong thanh tốn:

Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của nước năm 2009 chỉ ở mức 3.1 tỷ USD thấp hơn kim ngành nhập khẩu từ các nước khác nhưng đồng tiền thanh tốn chủ yếu trên thị trường hiện nay vẫn là USD. Nguyên nhân ban đầu là do các doanh nghiệp Việt Nam cĩ thĩi quen tích trữ và chuộng thanh tốn các hợp đồng bằng

SV THỰC HIỆN: LÊ DIỆU HIỀN 52 USD, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Tiếp đĩ, sự biến động tỷ giá USD những năm qua càng gây nên tâm lý bất ổn cho họ nên tình trạng tích trữ USD ngày càng tăng. Cứ như vậy, càng tích trữ USD thì càng làm áp lực lên tỷ giá và tạo nên tình trạng thiếu hụt đơ la thanh tốn của các ngân hàng thương mại. MHB nên chú trọng vấn đề này vì nếu thực hiện được đa dạng hĩa ngoại tệ trong thanh tốn xuất nhập khẩu sẽ tránh được tình trạng khan hiếm USD và gĩp phần giảm áp lực của việc đơ la hĩa.

Đồng thời, việc đa dạng hĩa đồng ngoại tệ trong thanh tốn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Vấn đề đặt ra là phải thuyết phục được doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận hợp đồng thanh tốn ngồi USD. Vì vậy, MHB nên đề xuất với khách hàng của mình sử dụng ngoại tệ khác trong thanh tốn để đạt được những lợi ích thiết thực.

Đối với xuất khẩu, bên cạnh việc chấp nhận ngoại tệ khác để thanh tốn, MHB nên hướng dẫn khách hàng của mình sử dụng các cơng cụ phái sinh phịng ngừa rủi ro tỷ giá như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn…, hoặc ký hợp đồng bằng USD nhưng sử dụng cơng cụ hốn đổi ngoại tệ (swaps) với mức tính phí ưu đãi. Như vậy, các hợp đồng này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và tích trữ được lượng các ngoại tệ khác.

Đối với nhập khẩu, MHB cũng nên hướng dẫn khách hàng sử dụng ngoại tệ ngồi USD để thanh tốn cho nước ngồi và chỉ cho họ thấy được sự hữu ích khi sử chọn phương án này như tiết kiệm được thời gian và chi phí trung gian, và như thế cĩ thể mua được hàng với giá rẻ hơn. Đặc biệt là nên áp dụng trước tiên đối với các khách hàng cĩ đối tác ở Trung Quốc vì nước này đã ra yêu cầu các

SV THỰC HIỆN: LÊ DIỆU HIỀN 53 doanh nghiệp nước ngồi dùng đồng Nhân dân tệ để thanh tốn với họ. Hơn nữa, việc giao dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc rất thuận lợi nên việc chuyển đổi đồng tiền thanh tốn cũng khơng khĩ khăn. Mặt khác, MHB nên giảm phí thanh tốn hay áp dụng nhiều ưu đãi khác cho khách hàng nhằm khuyến khích họ tham gia đa dạng hĩa ngoại tệ trong thanh tốn quốc tế.

4.2.6. Về cơng tác marketing:

Từ khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa và hội nhập, cùng với các doanh nghiệp nước ngồi, các ngân hàng cĩ vốn 100% cũng ồ ạt vào thị trường nước ta. Điều này khơng chỉ tạo ra một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ xâm chiếm thị phần giữa các ngân hàng mà cịn tạo sức ép lớn lên khối ngân hàng quốc doanh, trong đĩ cĩ ngân hàng MHB. Một số ngân hàng nước ngồi khơng chỉ cĩ bề dày hoạt động mà cịn là thương hiệu lớn và cĩ uy tín cao trên trường quốc tế. Vì vậy, muốn cĩ được sự tin cậy từ phía khách hàng, MHB cần tích cực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, quảng bá hình ảnh thương hiệu. Đặc biệt trong khâu thanh tốn quốc tế, một lĩnh vực cĩ rất nhiều tiềm năng.

Muốn cĩ cơ hội quảng bá phương thức nhờ thu và hiệu quả của nĩ đến khách hàng, trước tiên phải làm tốt tác cơng tác tạo uy tín, chất lượng cho hoạt động thanh tốn quốc tế. Khơng ngừng đổi mới quy cách phục vụ, MHB cần chú trọng nhiều đến marketing ngân hàng, một trong những khâu khơng thật sự nổi bật của MHB. Cĩ rất nhiều cách tiếp cận khách hàng như thơng qua mạng Internet, báo chí, truyền thơng… Hơn nữa, với lợi thế mạng lưới trải dài từ bắc xuống nam, MHB nên tận dụng để đem thương hiệu của mình đến từng khách hàng, khơng thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng. Tham gia các hoạt động tài trợ, hoạt

SV THỰC HIỆN: LÊ DIỆU HIỀN 54 động xã hội cùng với các doanh nghiệp trong khu vực sẽ giúp MHB tạo được hình ảnh tốt trong mắt khách hàng. Từng bước mang các sản phẩm thanh tốn quốc tế, trong đĩ cĩ phương thức nhờ thu tiếp cận những khách hàng mới.

Đối với các khách hàng lâu năm, cần củng cố lịng tin và sự hài lịng từ họ. Aùp dụng những chính sách ưu đãi về mức phí, mức kí quỹ, tỷ lệ chiết khấu, giá ngoại tệ… cho khách hàng thân thiết. Nên tổ chức hội nghị nhằm tri ân khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới, tìm hiểu nhu cầu mới của khách hàng.

4.2.7. Về phát triển nguồn nhân lực:

Nhân lực là yếu tố khơng kém phần quan trọng trong bối cảnh thị trường ngày nay. Sự thiếu hụt nhân lực ở các ngành tài chính, ngân hàng là điều hiển nhiên khi áp lực cơng việc khá lớn và địi hỏi trách nhiệm cao. Vì vậy, ngân hàng cần chú trọng nhiều đến đời sống, mức lương và mong muốn của nhân viên mình để tạo được sự hăng say, an tâm làm việc của họ. Ngồi ra, khơng vì số lượng mà bỏ quên chất lượng, ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các lớp học khĩa đào tạo, để bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ ngân hàng cho cán bộ cơng nhân viên nĩi chung và cán bộ thanh tốn quốc tế nĩi riêng để cập nhật thơng tin, yêu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận chương 1, tìm hiểu về ngân hàng MHB ở chương 2, đánh giá kết quả hoạt động của phương thức nhờ thu qua chương 3 và đưa ra nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của phương thức này, chương 4 sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện hơn phương thức nhờ thu tại Ngân hàng

SV THỰC HIỆN: LÊ DIỆU HIỀN 55 Phát triển Nhà đồng bằng sơng Cửu Long. Tuy trên đây chỉ là những giải pháp dưới gĩc độ sinh viên nghiên cứu nhưng nếu ngân hàng xem xét thực hiện thì cũng sẽ đem lại nhiều ích lợi nhất định cho ngân hàng.

KẾT LUẬN

Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng nâng cao trong nền kinh tế hội nhập. Điều này giúp khẳng định vị trí vai trị trung gian của các ngân hàng trong hoạt động thanh tốn quốc tế. Thực hiện tốt hoạt động này khơng những đem lại uy tín, thu nhập cho ngân hàng mà cịn thúc đẩy mua bán, trao đổi hàng hĩa xuất nhập khẩu diễn ra nhanh chĩng, an tồn và cĩ hệ thống.

Ngân hàng MHB Chi nhánh Sài Gịn tuy là một ngân hàng non trẻ nhưng qua những thành quả đạt được từ hoạt động thanh tốn quốc tế cho thấy chi nhánh này hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên, về phương thức nhờ thu vẫn cịn hạn chế và chưa phát huy hết tiềm năng nên chưa trở thành sản phẩm được ưa chuộng của khách hàng. Trong thời gian tới, vẫn với tiến độ tăng trưởng tốt tổng tài sản, nguồn vốn, doanh số hoạt động và doanh số hoạt động thanh tốn quốc tế sẽ giúp ngân hàng ngày càng khẳng định vị trí của mình. Hơn nữa, việc khơng ngừng đổi mới nâng cao năng lực cũng giúp ngân hàng đứng vững, cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực trong xu thế cạnh tranh cùng phát triển. Cĩ như vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, đủ tầm cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi trong nền kinh tế hội nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Võ Thị Thúy Anh (chủ biên), Lê Phương Dung, (2009), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản tài chính

2. Trần Hồng Ngân (chủ biên), Nguyễn Minh Kiều, (2008), Thanh tốn quốc tế, Nhà xuất bản thống kê.

3. Báo cáo thường niên các năm 2007, 2008, 2009 của MHB. 4. Websites: www.mhb.com.vn www.customs.gov.vn www.vnexpress.com www.infotv.vn www.thitruongvietnam.com.vn

Một phần của tài liệu THANH TOÁN QUỐC tế THEO PHƯƠNG THỨC NHỜ THU tại NH PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CN sài gòn (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)