IV)NGHIÊN CỨU TẾ BÀO NẤM MEN DƯỚI KÍNH HIỂN VI
V.5.2) Phương pháp bảo quản lạnh sâu:
quản trong môi trường dịch thể và nước cần cho hoạt động sống của vi sinh vật bị bất hoạt ở nhiệt độ lạnh sâu (-196°C -> -80 °C).
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Hoài Tâm 72
Sinh viên: Dương Thị Thuỳ Dương
Hình 3. Bảo quản lạnh sâu
Với phương pháp này, tế bào có thể bị vỡ trong quá trình làm lạnh và làm tan mẫu. Một nguyên nhân dẫn đến làm vỡ tế bào là việc tích luỹ các chất điện giải trong mẫu bảo quản và hình thành các tinh thể nước trong tế bào. Để khắc phục nhược điểm này người ta đã bổ sung các chất làm hạn chế tốc độ lạnh sâu và làm tan nhanh như glycerol, DMSO (dimethyl sulfoxide). Việc bảo quản theo phương pháp lạnh sâu này được thực hiện ở các thang nhiệt độ khác nhau như -20° C, -30° C, -40° C, -70°
C, -140°C và -196° C. Nói chung mức nhiệt độ cao hơn -30° C cho hiệu quả thấp do tế bào chịu nồng độ muối cao sinh ra từ các chất điện giải. Phương pháp bảo quản này có hiệu quả với nhiều nhóm vi sinh vật khác nhau như nấm sợi, nấm men, vi khuẩn, xạ khuẩn và virut.
Đặc biệt với phương pháp bảo quản lạnh sâu trong nitơ lỏng là phương pháp vạn năng hơn cả. Phương pháp này thích hợp với nhiều đối tượng vi sinh vật khác nhau như vi khuẩn, nấm sợi, nấm men, virut, tảo và cả các dòng tế bào động vật. Tuy nhiên, phương pháp này cũng bộc lộ
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Hoài Tâm 73
Sinh viên: Dương Thị Thuỳ Dương
một số nhược điểm như đầu tư kinh phí cho thiết bị và điện, nitơ lỏng hoặc rủi ro như cháy nổ... Đặc biệt phương pháp này không thích hợp với các chủng vi sinh vật thường xuyên dùng đến. Nói chung phương pháp này thường được dùng với các chủng vi sinh vật có những đặc tính quí mà không thích hợp với phương pháp đông khô.
Hình 4. Bảo quản trong nitơ lỏng.
V.6) Phương pháp lạnh đông
Phương pháp này dựa trên cơ sở sự phát triển của vi sinh vật bị ức chế ở nhiệt độ lạnh, sau đây là phương pháp đang được sử dụng khá rộng rãi để giữ giống vi sinh vật.Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản,thời gian giữ được lâu.
Cách làm: Để bảo vệ vi sinh vật không bị chết ở nhiệt độ lạnh sâu do các tinh thể nước gây ra người ta phải trộn vi sinh vật vào một trong các chất bảo vệ sau:
-Glycerin 15%
-Huyết thanh ngựa (loại không có chất bảo quản)
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Hoài Tâm 74
Sinh viên: Dương Thị Thuỳ Dương
-Dung dịch saccharose 10%+gelatin 1%,ph=6,8-7 -Dung dịch glucose hoặc lactose 10%
Sau khi đã trộn đều vi sinh vật với chất bảo vệ ta cho vào ống nghiệm,đậy nút lại và cho vào làm lạnh từ từ,khi nhiệt độ đạt từ -200C— 250C thì phải giữ tốc độ làm lạnh 1-20C/phút
Thời gian cấy chuyền như sau
Nếu ở giữ ở nhiệt độ -15—200C thì 6 tháng cấy chuyền và làm lại một lần
Nếu giữ ở nhiệt độ -300C thì 9 tháng cấy chuyền và làm lại một lần Nếu ở ở nhiệt độ -40 0C thì 1 năm cấy chuyền 1 lần
Nếu giử ở nhiệt độ -500C-600C thì 3 năm cấy chuyền và làm lại 1 lần
Nếu giữ ở nhiệt độ 700C thì 10 năm cấy chuyền và làm lại lần
Trước khi đưa ra phương pháp nâng cao chất lượng cần phải xét đến việc thực hiện quá trình kiểm tra mức độ phân giải hợp chất hữu cơ không chứa nito mà điển hình là quá trình lên men rượu của giống Saccaromyces