Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến một số tính chất cơ học của lụa tơ tằm (Trang 70 - 76)

Dựa vào các kết quả sau khi thử nghiệm một số tính chất cơ lý của các mẫu vải tơ tằm theo các tiêu chuẩn ISO, các kết quả thu được sau khi phân tích và tổng hợp dữ liệu thử nghiệm cho thấy có mối tương quan giữa mật độ sợi ngang với một số tính chất cơ lý của vải tơ tằm dệt thoi.

Khi mật độ sợi ngang tăng sẽ làm tăng khối lượng vải, tăng độ bền kéo đứt theo chiều ngang của vải, tăng độ giãn theo chiều dọc vải.

Với mật độ sợi ngang của vải tơ tằm là 340 và 360 sợi/10cm thì độ bền xé và độ co sau giặt của vải là tốt nhất.

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B 69

KẾT LUẬN

1. Đã nghiên cứu qua thực nghiệm và xác định mối quan hệ giữa mật độ sợi ngang và khối lượng g/m của vải tơ tằm biểu diễn qua phương trình G = 0,1M + 35,79 (g/m ). Khi mật độ ngang tăng 25% khối lượng g/m của vải tăng lên 10,8.

2. Mật độ sợi ngang ảnh hưởng nhiều đến độ bền kéo đứt theo chiều ngang của vải tơ tằm dệt thoi. Khi mật độ sợi ngang tăng 25% thì độ bền kéo đứt vải theo chiều ngang tăng đáng kể là 26,1% và được biểu diễn bằng phương trình

đ = 1,092M - 19,79.

Mật độ sợi ngang ít ảnh hưởng đến độ bền kéo đứt theo chiều dọc của vải tơ tằm dệt thoi. Mật độ sợi ngang tăng 25% thì độ bền đứt dọc chênh lệch nhau ±1,5%.

3. Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ giãn đứt dọc của vải tơ tằm được thể

hiện qua phương trình: εđd =0,058M + 10,84, khi mật độ sợi ngang tăng 25% thì

độ giãn đứt dọc của vải tăng 14,3%.

Hệ số tương quan giữa mật độ sợi ngang và độ giãn đứt ngang của vải rất nhỏ cho thấy ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ giãn đứt ngang của vải tơ

tằm không nhiều.

4. Mối quan hệ giữa độ bền xé dọc với mật độ sợi ngang của vải tơ tằm được biểu diễn qua phương trình: = –0,001M 2

+ 0,52M – 69,55. Khi mật độ sợi ngang tăng 25% thì độ bền xé dọc giảm 11,8%.

Mối quan hệ giữa độ bền xé ngang với mật độ sợi ngang của vải tơ tằm

được biểu diễn qua phương trình: = –0,001M 2

+ 0,58M – 78,94. Khi mật độ

sợi ngang tăng 25% thì độ bền xé ngang giảm 12,5%. Với mật độ sợi ngang là 340 hoặc 360 sợi/ 10 cm thì độ bền xé của vải tơ tằm là tốt nhất.

5. Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ bền mài mòn của vải tơ tằm được thể

hiện qua phương trình: σ = 10,61M + 612,1. Khi mật độ sợi ngang tăng 25% thì

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B 70

6. Sự thay đổi kích thước sau giặt (độ co) của vải tơ tằm theo chiều dọc cũng chịu

ảnh hưởng của mật độ sợi ngang. Mối liên hệ được thể hiện qua phương trình bậc hai: ξd= 0,001M 2

– 0,75x + 139,5. Khi mật độ sợi ngang tăng 12,5% so với mật

độ ban đầu thì độ co dọc của vải giảm, nhưng khi tiếp tục tăng mật độ sợi ngang lên 25% so với mật độ ban đầu thì độ co của vải tăng lại.

Mối liên hệ giữa sự thay đổi kích thước sau giặt (độ co) của vải tơ tằm theo chiều ngang với mật độ sợi ngang cũng được thể hiện qua phương trình hồi quy bậc hai: ξn = 0,001M 2

– 1,37M + 257,8. Độ co ngang của vải giảm 72,4% khi mật độ sợi ngang tăng 25%.

Như vậy, mật độ sợi ngang có ảnh hưởng đến một số tính chất cơ lý của vải tơ tằm dệt thoi. Dựa vào sự ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến các tính chất cơ

lý của vải, có thểđiều chỉnh được một số tính chất cơ lý của vải tơ tằm dệt thoi sao cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất và sử dụng vải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B 71

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

1. Nghiên cứu sự thay đổi tính chất cơ lý của vải tơ tằm trước và sau khi chuội. 2. Nghiên cứu sự thay đổi tính chất cơ lý của tơ tằm khi thay đổi kiểu dệt.

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Nguyễn Văn Lân (2004), Vật liệu dệt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM. [2] Nguyễn Văn Lân (2003), Xử lý thống kê số liệu thực nghiệm và những ví dụ ứng

dụng trong ngành dệt may, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. [3] Nguyễn Trung Thu, Vật liệu dệt, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

[4] Trần Quang Vinh (2015), Luận văn cao học - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến tính chất cơ lý của khăn, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

[5] Lê Hồng Tâm (2011), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu - Nghiên cứu thiết kế công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải hai thành phần tơ tằm (sợi dọc Filament) và

cotton (sợi ngang) dùng trong may mặc, Phân viện dệt may tại TP. HCM.

[6] Phạm Thị Mỹ Giang (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệđề tài-

Nghiên cứu công nghệ dệt và hoàn tất vải Jacquard từ sợi tơ tằm pha sợi tre, Phân

viện dệt may tại TP. HCM

[7] Bùi Thị Minh Thúy (2009), Báo cáo tổng kết đề tài- Nghiên cứu công nghệ chuội

nhuộm sợi tơ tằm dạng búp, Phân viện dệt may tại TP. HCM.

Tiếng Anh

[8] V B Gupta, R Rajkhowa & V K Kothari (1999), “Physical characteristics and structure of Indian silks fibers”. Indian Journal of Fibers & Textile Research.

[9] Helena Gabrijeleie, Emil Cernosa, Krste Dimitrovski (2008), “Influence of Weave and Weft Characteristics on Tensile Properties of Fabrics”. Fibers & Textile in Eastern Europe.

[10] Gadah Ali Abou Nassif (2012), “ Effect of Weave Structure and Weft Density on the Physical and Mechanical Properties of Micro polyester Woven Fabrics”. Life Science Journal.

[11] Farshad Lohrasbi, Jalal Mokhtari Ghahi, M.E.Yazdanshenas (2011), “Influence of Weave type and Weft Density on Worsted Fabric Pilling”. Fibers & Textile in Eastern Europe.

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B 73

[12] Arindam Basu, Textile Institude (2015).Advances in Silk Science and Technology.

[13] ISO 13934-1-2013, Textiles – Tensile properties of fabrics – Part 1: Determination of maximum force and elongation at maximum force using the strip method.

[14] ISO 13937-1-00, Textiles – Tear properties of fabrics – Part 1: Determination of tear force using ballistic pendulum method (Elmendorf).

[15] ISO 6330-12, Textiles – Domestic washing and drying procedures for textile testing.

[16] ISO 7211-2-84, Textiles – Woven fabrics – Construction – Methods of analysis – Part 2: Determination of number of threads per unit length.

[17] ISO 7211-6-84, Textiles – Woven fabrics – Construction – Methods of analysis – Part 6: Determination of the mass of warp and weft per unit area of faric.

[18] ISO 12947-2-98, Texriles- Determination of the abrasion resistance of fabrics by the Martindale method-

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B 74

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến một số tính chất cơ học của lụa tơ tằm (Trang 70 - 76)