Sự bố trí và liên kết hai hệ sợi trong vải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến một số tính chất cơ học của lụa tơ tằm (Trang 26 - 28)

Trong đó: ∝: Hệ số săn.

K: Số vòng xoắn của sợi trên chiều dài 1m (vòng). N: Chi số mét (m/g).

1.2.1.4. S b trí và liên kết hai h si trong vi [1], [3]:

Hai hệ sợi dọc và ngang liên kết với nhau theo hướng vuông góc nhau để

dệt thành vải (Hình 1.6b), tùy theo vị trí của sợi dọc và sợi ngang được bố trí trong vải mà kiểu dệt của vải được thể hiện một cách tương đối. Những kiểu dệt khác nhau tạo cho vải những hiệu ứng, hoa văn khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, thông thường là từ những kiểu dệt cơ bản nhất và được phát triển thành những kiểu dệt phức tạp hơn. a) b) c) Rd=5 Rn =5 S=1 S=1 S=3 R =2 Rd=2 Rd = 3 Rn = 3 Hình 1.7. Một số kiểu dệt cơ bản. (a) Vân điểm, (b) Vân chéo, (c) Vân đoạn.

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B 25

- Kiểu dệt vân điểm (Hình 1.7a): Là kiểu dệt đơn giản nhất trong tất cả các kiểu dệt. Duy nhất chỉ có một kiểu với rappo R=2 và bước nhảy S=1. Kiểu dệt này

được dùng rất phổ biến trong mặt hàng lụa tơ tằm do sự đơn giản trong cách dệt, vải thành phẩm có hai mặt giống nhau. Từ kiểu dệt vân điểm cơ bản có thể biến

đổi thành các kiểu dệt vân điểm biến đổi bằng cách biến đổi số điểm nổi dọc hoặc sốđiểm nổi ngang trên một bước nhảy.

- Kiểu dệt vân chéo (Hình 1.7b): Là một trong nhóm gồm nhiều kiểu dệt có rappo R từ 3 trở lên, có bước nhảy S = 1 hoặc S = -1. Kiểu dệt này tạo ra trên vải những

đường chéo so với biên vải.

- Kiểu dệt vân đoạn (Hình 1.7c): Là một nhóm nhiều kiểu dệt với rappo R từ 4 trở

lên và bước nhảy 1 < S < R-1. Kiểu dệt vân đoạn cũng chia ra làm hai nhóm nhỏ là vân đoạn có bước chuyển cố định và vân đoạn có bước chuyển thay đổi. Vải dệt vân đoạn có hai mặt khác nhau rõ rệt, mặt phải có nhiều sợi nổi chất lượng cao, làm cho mặt vải trơn đều, bóng. Kiểu dệt này cũng rất phổ biến trong dệt vải tơ

tằm, làm tăng thêm tính mềm rủ và độ bóng cho vải tơ tằm.

- Ngoài ra, vải tơ tằm còn sử dụng kiểu dệt Jacquard, đây là một kiểu dệt phức tạp với rappo khá lớn (từ 100-1000 sợi), trong đó từng chi tiết hoặc từng thành phần của hình trang trí được dệt bởi những kiểu dệt căn bản. Kiểu dệt này tạo cho vải nhiều hoa văn phức tạp cầu kỳ và đẹp mắt.

Một số loại vải tơ tằm phổ biến trên thị trường là vải Organza, vải Habotai, vải Satin, vải Crep, vải Jacquard, vải Chiffon, vải đũi, v.v... (Hình 1.5). Các loại vải này đều được dệt từ sợi tơ tằm, tuy nhiên khác nhau về thông số kỹ thuật của sợi, kiểu dệt, mật độ và quy trình xử lý vải, vì vậy cũng khác nhau về ngoại quan và một số tính chất vật lý như trọng lượng, độ bền, v.v….

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B 26

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến một số tính chất cơ học của lụa tơ tằm (Trang 26 - 28)