Tiêu chuẩn xác định độ bền mài mòn của vải:
- Độ bền mài mòn của vải được xác định theo tiêu chuẩn ISO 12947-2-98. Thử
nghiệm theo tiêu chuẩn này cho phép xác định khả năng chịu đựng của vải khi bị
mài mòn đến khi mẫu thử bị phá hủy (bị thủng lỗ) [18].
Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B 47
Chuẩn bị mẫu thử nghiệm:
- Mẫu vải dùng làm thử nghiệm là vải có thành phần 100% tơ tằm. Mẫu trước khi
được xác định độ bền mài mòn phải được thuần hóa trong môi trường tiêu chuẩn theo ISO 139-2005, thuần hóa mẫu ít nhất 24 h trước khi làm thử nghiệm.
- Mẫu thử được cắt theo rập quy định cho từng loại thiết bị, sao cho các mẫu thử
không trùng sợi dọc và sợi ngang với mẫu thử khác và cách biên ít nhất là 100mm. Số mẫu thử ít nhất là 5 mẫu.
Thiết bị và dụng cụ thử nghiệm:
- Kéo cắt mẫu. - Rập cắt mẫu.
- Thước đo mẫu khắc vạch đến 1mm.
- Thiết bị thử độ mài mòn của vải là MARTIDAL METHOD, 9kPa (Hình 2.7).
Đặc trưng và thông số kỹ thuật của máy thửđộ bền mài mòn: - Tên máy: Martidal Method
- Model: N/A - No: 103/89/20k
- Hãng sản xuất: Janes (Anh)
- 4 vị trí mài, khoảng cách mài 60mm x 60mm - Lực đè: 9kPa, 12kPa
- Tốc độ mài: Truyền ngoài: 48,5 rμ, truyền trong 45,8 rμ.
Thực hiện thử nghiệm:
- Gắn mẫu thử trên giá đỡ mẫu, mẫu nằm êm phẳng, vuông góc với trục xoay của dụng cụ mài mòn, mẫu chịu một tải trọng xác định.
- Khởi động máy, một dụng cụ mài mòn chuyển động xoay quanh trục và cọ xát mài mòn mẫu thử.
Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B 48
- Mẫu bị mài mòn cho đến khi bị phá hủy, mẫu thử bị thủng lỗ (đứt hai canh sợi gần nhau) thì dừng lại. Chu kỳ mài mòn được đếm và ghi chú lại trên máy.
Hình 2.8. Máy đo độ bền mài mòn của vải.
Kết quả thử nghiệm:
Xác định độ bền mài mòn bằng số chu kỳ mài mòn cho tới khi mẫu bị
thủng. Tính chính xác đến 1/2 chu kỳ và làm tròn đến 1 chu kỳ.
2.4.6. Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau giặt của vải: Tiêu chuẩn xác định sự thay đổi kích thước sau giặt của vải: