Phương pháp xác định độ bền kéo đứt, độ giãn đứt của vải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến một số tính chất cơ học của lụa tơ tằm (Trang 42 - 46)

Tiêu chun xác định độ bn kéo đứt và độ giãn đứt ca vi:

- Độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của vải được xác định theo tiêu chuẩn ISO 13934- 1-13, Strip method [13].

- Thử nghiệm này xác định lực lớn nhất mà mẫu vải chịu được khi bị kéo đứt (độ

bền kéo đứt) và phần chiều dài của mẫu vải tăng lên thêm tại thời điểm đứt (độ

giãn đứt).

Chun b mu th nghim:

- Mẫu vải dùng làm thử nghiệm là vải có thành phần 100% tơ tằm. Mẫu trước khi

được xác định độ bền kéo đứt và giãn đứt phải được thuần hóa trong môi trường tiêu chuẩn theo ISO 139-2005, thuần hóa mẫu ít nhất 24h trước khi làm thử

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B 41

- Kích thước của mẫu thử nghiệm theo tiêu chuẩn này thường có chiều rộng là 50±0,5mm, chiều dài mẫu sau khi kẹp cố định vào máy thử là 200mm đối với vải thông thường, đối với vải có độ giãn tương đối > 75% thì chiều dài mẫu là 100mm. Mẫu thử nghiệm được cắt từ vải mẫu nguyên khổ theo hình 2.4.

15cm 15cm B iê n v ả i, c hi ề u d ài v ả i m ẫ u Chiều rộng khổ vải

Hình 2.4. Cách lấy mẫu thử xác định độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải.

Thiết b và dng c th nghim:

- Kéo cắt mẫu.

- Thước đo mẫu khắc vạch đến 1mm.

- Thử nghiệm được thực hiện trên máy thử độ bền đứt và giãn đứt Titan 4 Universal Strength Tester.

Đặc tính và thông số kỹ thuật của máy Titan 4 Universal Strength Tester: - Ký hiệu máy: 105

- Xuất xứ: James Heal (Anh) - Nguồn điện: 220 – 240 VAC - Tốc độ máy: 1000 mm / phút

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B 42

Hình 2.5. Máy đo độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của vải.

Thc hin th nghim:

- Thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện khí hậu quy định: R= 65 ± 4%, T= 20 ± 2°C.

- Điều chỉnh khoảng cách giữa hai thanh kẹp mẫu của máy thử bằng 200mm ±1mm.

- Đặt tốc độ kéo của máy thửđạt 100mm/ phút.

- Đưa kim chỉ lực và kim chỉ độ giãn về giá trị bằng 0. Kẹp hai đầu mẫu thử vào hai miệng kẹp phía trên và phía dưới, mẫu thử phải đảm bảo thẳng, phẳng, đủ độ

dài và nằm chính giữa miệng kẹp. Vặn kẹp trên lại và mắc tạ tạo lực căng ban đầu vào đầu dưới của mẫu, nới lỏng kẹp trên đủ để lực căng ban đầu tác dụng đều trên mẫu, sau đó vặn chặt lại. Vặn chặt kẹp dưới, mở chốt hãm kẹp trên và cho máy làm việc.

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B 43

- Khi làm thử nghiệm bền kéo đứt, nếu vị trí đứt của băng vải mẫu cách mép ≤ 5mm thì kết quả đó bị loại bỏ và và mẫu thử sẽ được chuẩn bị lại và thực hiện lại các bước thử nghiệm từ đầu. Mẫu thử lại cũng phải đạt tiêu chuẩn và cắt ra từ vải chính như mẫu thử ban đầu.

- Thực hiện 5 mẫu thử cho mỗi hướng vải, trong đó có một mẫu được thử nghiệm

để kiểm tra thời gian kéo đứt.

- Các kết quả thử nghiệm sẽ đựơc ghi nhận lại trên máy tính đã được kết nối với máy đo từ trước.

Kết qu th nghim:

- Các kết quả thử nghiệm về độ bền đứt Pđvà độ giãn đứt tuyệt đối ∆L của mẫu

được ghi lại trên máy tính. Từ đó độ giãn tương đối đ được xác định theo công thức sau:

đ = ∆ .100(%) (2.2) ∆L= Lđ - L (mm) (2.3) Trong đó:

εđ- Độ giãn đứt tương đối của mẫu thử (%). L0- Chiều dài mẫu ban đầu (mm).

Lđ- Chiều dài mẫu vải tại thời điểm bị kéo đứt (mm).

- Kết quả xác định độ bền kéo đứt và độ giãn của mẫu vải là số trung bình cộng các kết quả sau khi làm thử nghiệm tại các vị trí mẫu khác nhau trên mẫu vải ban

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B 44

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến một số tính chất cơ học của lụa tơ tằm (Trang 42 - 46)