năm nhất và năm tư tham gia hoạt động TT nhiều hơn SV năm hai, năm ba. Không có sự khác biệt về tham gia hoạt động TT ở các yếu tố nhân khẩu khác.
5. Quan điểm của SV Đại học Sài Gòn về hoạt động TDTT là khá tích cực với 84.9 % tin tưởng rằng "Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể khỏe mạnh"; 90.5% SV có quan tâm đến việc tham gia các môn thể thao và 81.6% SV ham thích xem thi đấu, tham gia cổ vũ các hoạt động thể thao.
6. Có 92.8% SV tham gia ít nhất một môn thể thao, trong đó số lượng sinh viên tập luyện 1 đến 2 môn thể thao chiếm 87.6%, và 7.2% không thường xuyên tập luyện môn nào.
7. Điểm mạnh của SV nhà trường trong quan điểm và nhận thức về việc tham gia tập luyện TDTT, là cơ sở mang tính tiềm năng để phát triển hoạt động thể thao ngoại khóa tại nhà trường, có 73.1% SV được khảo sát mong muốn tham gia vào CLB Thể thao ngoại khóa của Trường, trong đó 79.1% sinh viên có nhu cầu về HLV, HDV khi tham gia hoạt động thể thao.
8. Có 59.6 % SV mong muốn các môn học trong chương trình GDTC nội khóa sẽ thay đổi theo từng học kỳ để tạo nên sự đa dạng và phong phú, giúp cho sinh viên tăng sự hiểu biết về nhiều môn thể thao. 30.4% SV mong muốn được học 1 môn ưa thích trong suốt chương trình GDTC nội khóa.
9. Có 48.2% SV quan tâm đến các môn thể thao trong nhà, chọn lựa các môn thể thao ngoài trời chỉ chiếm 18.6%; 48.2% SV quan tâm đến cả 2 loại hình thể thao trong nhà và ngoài trời. 36.9% SV quan tâm đến các môn thể thao cá nhân, 18.4% thích tham gia các môn thể thao tập thể, và 48.2% chọn cả 2 hình thức thể thao trên.
10. Nhóm 10 môn thể thao được các SV chọn lựa nhiều nhất đó là Bóng đá (26.1%), Cầu lông (18%), Bơi lội (14.5%), Bóng chuyền (8.1%), Bóng rổ (6.6%), Taekwondo (3.7%), Vovinam (3.7%), Karatedo (2.7%), E-Sport (2.1%) và Điền kinh (2.1%).
11. Có sự khác biệt về môn TT ưa thích về giới tính: 5 môn ưa thích nhất của nam là: Bóng đá (36.4%), Bơi lội (15.8%), Cầu lông (14.1%), Bóng chuyền (6.1%). và Vovinam (5.1%). 5 môn ưa thích nhất của nữ là: Cầu lông (20.7%), Bơi lội (11.4%), Bóng đá (11%), Bóng chuyền (9.8%) và Bóng rổ (9.6%).
12. Có sự khác biệt về môn TT ưa thích về yếu tố năm học, tuy nhiên nhóm môn được ưa thích nhất là: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Vovinam và Bơi lội (theo thứ tự ưa thích).
13. Về vấn đề đóng phí để được học môn ưa thích và được học tập với CSVC chất lượng tốt hơn, có 64.2% SV đồng ý đóng chi phí và 35.8 % sinh viên không tán đồng. Mức đóng chi phí có khác biệt ở chương trình nội khóa và ngoại khóa, tuy nhiên mức
chấp nhận phổ biến nhất của SV là 3,000 – 5,000 VNĐ/buổi tập 3 tiết. Điểm khác biệt về mức đóng phí là 12.9% SV chấp nhận đóng hơn 30,000 VNĐ/ buổi tập 3 tiết ở chương trình ngoại khóa.
14. Mong muốn về tần số và thời gian tập luyện thể thao của SV cao hơn so với hoạt động thực tiễn hiện nay, kết quả khảo sát cho thấy: tần số tập luyện thực tế hiện nay của SV là từ 1 đến 3 buổi/tuần, cao nhất là 1 buổi/tuần. Trong khi đó, số buổi tập luyện lý tưởng nhất (mong muốn) là 3 buổi/tuần. Tương tự về thời gian tập/buổi, thời gian tập luyện trung bình của SV hiện nay phần lớn là 30 phút/buổi. Tuy nhiên thời gian lý tưởng nhất cho 1 buổi tập theo ý kiến đa số của sinh viên là 60 đến 90 phút.
15. Thời gian học GDTC và tham gia hoạt động TDTT lý tưởng nhất cho SV là trước 7h (49.9%), kế tiếp là từ 7 đến 9h (22.4%) và thứ ba là 17h đến 19h (10.4%).
16. Động cơ tham gia các hoạt động thể thao nhằm“Duy trì và tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần” là động cơ quan trọng nhất (20.4%), tiếp theo là động cơ “Thư giãn (giảm sự mệt mỏi, chán nản)” và động cơ “Tăng cân và giảm cân” có tầm quan trọng tương đương nhau (khoảng 16%); kế tiếp là động cơ “Phát triển kỹ năng vận động” (13.4%) và động cơ cuối cùng trong tốp 5 là “Có thêm cơ hội kết bạn, giao lưu, giao tiếp” (10.5%).
17. Có sự khác biệt về động cơ giữa nam và nữ SV. Động cơ được xếp hạng 2 ở nam là “Thư giãn” còn ở nữ là “Tăng cân, giảm cân”; Động cơ được xếp hạng 3 ở nam là “Phát triển kỹ năng vận động” còn ở nữ là “Thư giãn”. Tương tự cũng có sự khác biệt về động cơ tập luyện TDTT của SV giữa các hệ đào tạo, các năm học, điểm học và điểm rèn luyện đạo đức.
18. Sự hài lòng của sinh viên về Cơ sở vật chất, sân bãi ở mức Hài lòng (1.5 ≤ µ ≤ 2.5). Trong đó, yếu tố “Độ an toàn trong tập luyện” có mức độ hài lòng cao nhất với µ = 2.17 và yếu tố có mức độ hài lòng thấp nhất là “Dịch vụ ăn uống, giữ xe tại sân tập” với µ = 1.77.
19. Sự hài lòng của SV về Chương trình học tập ở mức Hài lòng (1.5 ≤ µ ≤ 2.5). Trong đó, vấn đề “Mỗi tuần 1 buổi tập là phù hợp” có mức độ hài lòng cao nhất với µ = 2.29 và mức độ hài lòng thấp nhất là “Môn học phù hợp với sở thích, năng lực” với µ = 1.85. Có một số khác biệt về mức độ hài lòng giữa các yếu tố nhân khẩu học.
20. Sự hài lòng của SV về Giảng viên và Phương pháp giảng dạy ở mức Hài lòng (1.5 ≤ µ ≤ 2.5). Trong đó, vấn đề “Giảng viên đánh giá sinh viên một cách công bằng” có
mức độ hài lòng cao nhất với µ = 2.18 và 2 yếu tố có mức độ hài lòng thấp nhất là vấn đề “Bài tập sinh động, không nhàm chán” với µ = 1.93 và “Không khí học tập” với µ = 1.98. Có một số khác biệt về mức độ hài lòng giữa các yếu tố nhân khẩu học.
21. Sự ảnh hưởng của các yếu tố gây khó khăn, trở ngại khi tham gia hoạt động TDTT ở mức Có ảnh hưởng (1.5 ≤ µ ≤ 2.5). Trong đó, yếu tố “Điều kiện di chuyển” có mức độ ảnh hưởng cao nhất với µ = 2.12 và yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp nhất là “Điều kiện tập luyện” với µ = 1.77. Có một số khác biệt về yếu tố khó khăn, trở ngại giữa các yếu tố nhân khẩu học.
22. Đề tài đã đưa ra 2 nhóm giải pháp chính: Nhóm giải pháp cải tiến chương trình GDTC gồm 12 giải pháp và Nhóm giải pháp phát triển hoạt động TDTT nhà trường gồm 8 giải pháp.
KIẾN NGHỊ
1. Vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trong việc cải tiến chương trình GDTC theo điều kiện đặc thù của nhà trường nhằm cải tiến hiệu quả học tập môn GDTC và phát triển hoạt động TDTT ngoại khóa theo hướng đáp ứng nhu cầu học tập và tập luyện TDTT của SV.
2. Tiếp tục tiến hành các nghiên cứu theo hướng: Vai trò và lợi ích của tập luyện TDTT đối với SV, CBVC nhà trường; Đánh giá hiệu quả công tác quản lý hoạt động TDTT; Đánh giá hiệu quả các chương trình GDTC của nhà trường, Nghiên cứu nhu cầu và xu hướng phát triển TDTT của SV, CB-VC…
Chủ Tịch Hội Đồng Chủ Nhiệm Đề Tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abraham Maslow (1943), A Theory of Human Motivation, Psychological Review 50(4):370-96.
Duy Anh (2010), Gắn giáo dục thể chất với ham thích của sinh viên, An ninh thủ đô 06/02/2010.
Belch, Gebel, & Mass (2006), The Social Benefits of Intramural Sports, Journal 0f student affairs research and practise, vol.43.
Bryant, Bata, & Bradley (1995), Campus recreational sport facilities, National Intramural – recreational Sport Association.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kết luận Hội nghị khoa học giáo dục thể chất và y tế trường học lần thứ V – 2010.
Trung Dân,(2006), Đại học – thể dục cấp 4, Việt báo – theo Tuổi trẻ.
Foubert,J.D & Grainger.L, (2006), Effects of memebership in clubs and organizations on the psychosocial development of first year and senior college students, NASPA journal, 43, 166-182.
Hall-Yannessa & Forrester (2008), A Constructivist Case Study Examining the Leadership Development of Undergraduate Students in Campus Recreational Sports Journal of College Student Development - Volume 49, Number 2, pp. 125-140.
Q.Hải – T.Nga, (2010), Bỏ ngỏ giáo dục thể chất, Đất Việt 8/11/2010.
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2009), Thực trạng Giáo dục Đào tạo Đại học Việt Nam -Trung tâm Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục-Viện Nghiên cứu Giáo dục-CEEA.
Nguyễn Hoài (2009), SV học thể dục ở đâu? TTVN 7/2009
Ifedi (2008), Sport Participation in Canada, Published by authority of the Minister responsible for Statistics Canada© Minister of Industry.
Kimball & Freysinger (2003) Gender-based analyses of coping with stress among professional managers: Leisure coping and non-leisure coping, Goliath-Journal of Leisure Research.
Kraus.R.G.(1997), Recreation and Leisure in Modern Society, Addison-Wesley Educational Publishers Inc.
Manfred Max-Neef (1991), Human Scale Development, The Apex press.
Nys, J. F (2006), “Physical activity, sport and health’, Hand book on Economics of sport, 143-154. Edward Elgar Publishing Limited.
The Journal of Physical Education, Recreation & Dance, JOPERD -Aug.01.2005 Minh Trung (2006), Xé rào để tồn tại, báo TTVN 28/12/2006.
Wikipedia: Physical education in Asia.
World Health Organisation (WHO) (2003), Health and Development Through Physical Activity and Sport, Geneva: WHO.