Nhóm giải pháp phát triển hoạt động TDTT nhà trƣờng

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng nhu cầu, động cơ và khó khăn của sinh viên khi tham gia acc1 hoạt động thể thao ngoại khóa tại trường đại học sài gòn (Trang 57 - 59)

8 Đi dạo phố, cửa hàng 69 2.56 1

3.4.2. Nhóm giải pháp phát triển hoạt động TDTT nhà trƣờng

1. Nghiên cứu thành lập các CLB TT nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV nhằm phát triển phong trào TDTT cũng như thể thao thành tích cao của nhà trường.

2. Xây dựng chương trình GDTC nội khóa theo hình thức SV tự chọn một số môn tùy theo điều kiện CSVC, nhân sự của nhà trường. Vào đầu học kỳ, cho phép SV đăng ký môn tự chọn và thời gian học môn GDTC nội khóa.

3. Định hướng, lên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực TDTT (nhà quản lý, HLV, GV…) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động TDTT.

4. Tăng cường tổ chức các sự kiện thể thao với quy mô khác nhau tùy theo điều kiện thực tiễn của nhà trường nhằm tạo tác động tích cực đến nhận thức, động cơ tham gia tập luyện TDTT của SV.

5. Giao lưu, liên kết với các trường đại học, các tổ chức TT trong nước và nước ngoài, qua đó có thể tự xác định được thực trạng các tiêu chuẩn chất lượng của phong trào TDTT của nhà trường.

6. Tiếp tục đầu tư, nâng cao thành tích thi đấu của các đội tuyển TT nhằm phát triển thương hiệu nhà trường trong quy mô toàn quốc và quốc tế, đồng thời cũng là động lực phát triển phong trào tập luyện, xem thi đấu TDTT và yêu thích TDTT của SV và CB-VC trong nhà trường.

7. Tham mưu cho BLĐ việc quy hoạch, sử dụng CSVC thể thao một cách hợp lý và hiệu quả nhất cho chương trình GDTC cũng như các hoạt động TDTT tại nhà trường.

8. Định hướng và tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực: Vai trò và lợi ích của tập luyện TDTT đối với SV, CBVC nhà trường; Đánh giá hiệu quả công tác quản lý hoạt động TDTT; Đánh giá hiệu quả các chương trình GDTC của nhà trường, Nghiên cứu nhu cầu và xu hướng phát triển TDTT của SV, CB-VC…

KẾT LUẬN

Qua phân tích kết quả nghiên cứu, có thể tổng kết một số kết luận chính sau:

1. Bằng phương pháp tham khảo – tổng hợp tài liệu, đề tài đã xác định được mẫu phiếu khảo sát gồm 3 phần: Thông tin cá nhân và quan điểm, nhận thức về thực trạng hoạt động TDTT tại nhà trường (24 mục hỏi); Phần mức độ hài lòng (22 mục hỏi); phần khó khăn trở ngại khi tham gia hoạt động TDTT (14 mục hỏi). (Mẫu phiếu khảo sát ở phần phụ lục).

2. Kết quả cho thấy tốp 10 các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi của SV là: Nghe nhạc và Lướt mạng internet ở mức Khá Thường xuyên (3.5 ≤ µ ≤ 4.5); Xem TV, Gặp gỡ bạn bè, họ hàng, Đọc sách báo, truyện, Tán gẫu trên mạng, Chơi điện tử và Đi dạo phố, cửa hàng ở mức độ Thường xuyên (2.5 ≤ µ ≤ 3.5) và Học thêm ngoại ngữ và Tham gia hoạt động thể thao (đứng thứ 10 với µ = 2.38) chỉ ở mức độ Không thường xuyên (1.5 ≤ µ ≤ 2.5).

3. Có sự khác biệt đáng kể về các hoạt động giải trí, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến thể thao, giữa nam và nữ SV: Loại hình hoạt động giải trí mà sinh viên nữ tham gia thường xuyên hơn nam là: Học thêm ngoại ngữ, Đọc sách, báo, truyện, Nghe nhạc, Hát Karaoke, Đi mua sắm, Gặp gỡ bạn bè, họ hàng, Đi dạo phố, cửa hàng, Chăm sóc thú nuôi, Đi du lịch, cắm trại, Tham gia hoạt động văn nghệ, nghệ thuật. Trong khi các loại hình hoạt động giải trí mà sinh viên nam tham gia thường xuyên hơn nữ là: Xem thi đấu thể thao, Chơi điện tử, Chơi cờ, Tham gia hoạt động thể thao.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng nhu cầu, động cơ và khó khăn của sinh viên khi tham gia acc1 hoạt động thể thao ngoại khóa tại trường đại học sài gòn (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)