8 Đi dạo phố, cửa hàng 69 2.56 1
3.4.1. Nhóm giải pháp cải tiến chƣơng trình GDTC:
1. 79.1% SV có nhu cầu HLV-HDV trong tập luyện ngoại khóa, do đó, hình thức hoạt động ngoại khóa cần bố trí HLV-HDV giống như hình thức hoạt động CLB (các đội tuyển), sẽ có tác động tích cực đến tăng số lượng SV tham gia hoạt động TDTT. Giải pháp này phù hợp với nguyện vọng của 73.1% SV mong muốn tham gia CLB thể thao ngoại khóa. Với mức độ nhu cầu khá cao ở SV, có thể dự báo tiềm năng phát triển CLB thể thao theo nhiều cấp độ (đội tuyển, phong trào) tại nhà trường là khá lớn.
2. Đối với chương trình nội khóa, kết quả khảo sát cho thấy: 59.6% SV mong muốn các môn học sẽ thay đổi theo từng học kỳ và 30.4% SV mong muốn được học 1 môn ưa thích trong suốt chương trình GDTC nội khóa. Để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn này, cần tổ chức chương trình GDTC nội khóa một cách linh hoạt theo 2 hướng: SV có thể thay đổi các môn học ưa thích (chọn trong các môn theo quy định của Trung tâm) hoặc theo học 1 môn trong suốt chương trình.
3. Với 64.2% sinh viên đồng ý đóng chi phí sân bãi, và đa số chấp thuận đóng với mức chi phí 3,000 – 5,000 VNĐ/ cho một buổi học nội khóa để được học môn thể thao ưa thích là một thuận lợi, giúp “Bộ môn GDTC đa dạng các môn trong chƣơng trình nội khóa, đáp ứng nhu cầu đƣợc học môn TT ƣa thích của SV”.
4. Nhu cầu tập luyện 3 buổi/tuần là cao nhất so với các tuần suất khác, trong khi thực tiễn chương trình nội khóa hiện nay chỉ là 1 buổi/tuần. Ngoài ra, thực tiễn hiện nay SV tự tập ngoại khóa với thời lượng trung bình 30phút/buổi, trong khi nhu cầu tập
luyện là 60 -90 phút/buổi. Do đó, cần tổ chức các CLB ngoại khóa với các lớp hoạt động 3 buổi/tuần với thời lượng 60 -90 phút/buổi.
5. Kết quả khảo sát cho thấy: thấy 10 môn thể thao được các sinh viên chọn lựa nhiều nhất đó là Bóng đá (26.1%), Cầu lông (18%), Bơi lội (14.5%), Bóng chuyền (8.1%), Bóng rổ (6.6%), Taekwondo (3.7%), Vovinam (3.7%), Karatedo (2.7%), E- Sport (2.1%) và Điền kinh (2.1%). Đây cũng chính là nhóm môn cần ưu tiên đưa vào chương trình nội khóa theo hình thức tự chọn. Qua chương trình nội khóa, SV có thể có nền tảng kỹ năng, xác định được môn TT thực sự ưa thích và tiếp tục tập luyện theo các CLB ngoại khóa ở các cấp độ cao hơn. Tuy nhiên, cần cân nhắc điều kiện thực tiễn về CSVC, giảng viên, đặc điểm môn thể thao, giới tính, … để xác định các môn tự chọn phù hợp. Vào đầu học kỳ, cho phép SV đăng ký môn tự chọn trong chương trình GDTC nội khóa.
6. Việc sắp xếp thời gian học nội khóa và ngoại khóa nên phù hợp với nhu cầu của SV, cụ thể là: thời gian lý tưởng nhất cho sinh viên tham gia các môn thể thao là trước 7h (49.9%), kế tiếp là từ 7 đến 9h (22.4%) và thứ ba là 17h đến 19h (10.4%).
7. Để SV gắn bó thường xuyên với hoạt động TDTT, cần tăng cường nhận thức về lợi ích của hoạt động TDTT qua các động cơ: Phát triển nhân cách, Phát triển kỹ năng vận động, cũng như Cơ hội giao tiếp, kết bạn.
8. Tạo môi trường, loại hình, điều kiện hoạt động TDTT ngoại khóa lôi cuốn, hấp dẫn hơn trong thời gian rảnh rỗi để thu hút SV tham gia, đặc biệt là SV nữ. Kết quả khảo sát cho thấy Tham gia hoạt động TDTT chỉ đứng hạng thứ 10, thuộc nhóm Không thường xuyên (1.5 ≤ µ ≤ 2.5), trong các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi của sinh viên. Trong đó: Nghe nhạc và Lướt mạng internet ở mức độ Khá Thường xuyên (3.5 ≤ µ ≤ 4.5); Xem TV, Gặp gỡ bạn bè, họ hàng, Đọc sách báo, truyện, Tán gẫu trên mạng, Chơi điện tử và Đi dạo phố, cửa hàng ở mức độ Thường xuyên (2.5 ≤ µ ≤ 3.5). Đối với nữ, tham gia hoạt động TT và xem thi đấu TT trong thời gian rảnh rỗi chỉ ở
mức độ hiếm khi, có sự khác biệt rõ rệt so với nam. SV năm nhất và năm tư tham gia hoạt động TT nhiều hơn SV năm hai, năm ba.
9. Cải tiến chất lượng dịch vụ ăn uống, giữ xe; Trang thiết bị dụng cụ tập luyện và Địa điểm sân tập vì đây là 3 vấn đề có mức độ hài lòng thấp nhất theo ý kiến đánh giá của SV.
10. Cần cải tiến chương trình về: môn học phù hợp với sở thích, năng lực; Kiến thức về môn học và Chất lượng kỹ năng thực hành sau khi kết thúc môn học. Đây là 3 vấn đề có mức độ hài lòng thấp nhất.
11. Chú trọng về việc chọn lựa, thiết kế hệ thống bài tập sao cho phong phú, đa dạng; Tạo không khí sôi động, vui vẻ và Kết hợp giáo dục đạo đức, tâm lý cho SV trong các giờ GDTC nội khóa.
12. Giảm thiểu, hạn chế các yếu tố trở ngại khi tham gia hoạt động TDTT của SV cũng là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng công tác GDTC, trong đó nhóm yếu tố trở ngại cao nhất là nhóm điều kiện di chuyển(gồm các vấn đề như Tình hình giao thông (kẹt xe, ngập nước..), Khoảng cách, thời gian di chuyển và Phương tiện di chuyển không thuận lợi). Kế tiếp là nhóm Điều kiện xã hội (gồm các vấn đề như Áp lực học hành và Thời gian rảnh rỗi ít). Thực tế đây là khó khăn đặc thù chung, tuy nhiên có thể tính toán chọn lựa địa điểm tập luyện gần hơn để giảm thiểu trở ngại về điều kiện di chuyển đến sân tập. Đồng thời tạo sân chơi cũnh như sự lôi cuốn, hấp dẫn trong hoạt động TDTT trở thành loại hình giải trí ưa thích của SV trong thời gian rảnh rỗi, nhất là trong ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ.