8 Đi dạo phố, cửa hàng 69 2.56 1
3.2.2. Mức độ hài lòng của sinh viên về Chương trình học tập:
Kết quả ở Hình 3.8 cho thấy sự hài lòng của sinh viên về Chương trình học tập ở mức Hài lòng (1.5 ≤ µ ≤ 2.5). Trong đó, vấn đề “Mỗi tuần 1 buổi tập là phù hợp” có mức độ hài lòng cao nhất với µ = 2.29 và yếu tố có mức độ hài lòng thấp nhất là “Môn học phù hợp với sở thích, năng lực” với µ = 1.85.
Qua kết quả trên cho thấy Bộ môn Giáo dục thể chất nên chú trọng về việc thiết kế chương trình GDTC nội khóa sao cho phù hợp với phần lớn yêu cầu của sinh viên.
Sau đó, để xác định sự khác biệt về nhân khẩu học ở mức độ hài lòng của sinh viên về Chương trình học tập, tác giả và nhóm cộng sự sử dụng phương pháp phân tích kiểm nghiệm t một mẫu độc lập (t-test) và phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA).
Về Giới tính:
Để xác định sự khác biệt về Giới tính trong mức độ hài lòng của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn về Chương trình học tập, tác giả và nhóm cộng sự sử dụng phương pháp phân tích kiểm nghiệm t một mẫu độc lập (t-test).
Kết quả phân tích ở Bảng 3.13 cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ ở yếu tố về Chương trình học tập như “Mỗi tuần học 1 buổi là phù hợp” với p = .000 < .05, “Thời gian 1 buổi học (3 tiết) là phù hợp” với p = .035 < .05, “Nội dung kiểm tra phù hợp với nội dung học và trình độ SV” với p = .000 < .05, “Đạt được mục tiêu thực hành sau khi kết thúc chương trình học” với p = .023 < .05 và
2.292.21 2.21 2.11 2.10 2.09 1.99 1.98 1.85 0 1 2 3 Mức độ hài lòng Mỗi tuần học 1 buổi là phù hợp
Thời gian 1 buổi học (3 tiết) là phù hợp Nội dung kiểm tra phù hợp với nội dung học và
trình độ SV
Số lượng SV/lớp phù hợp Thời khóa biểu phù hợp với các môn học khác Đạt được mục tiêu thực hành sau khi kết thúc
chương trình học
Nắm được kiến thức về môn thể thao sau khi kết thúc chương trình học
Môn học phù hợp với sở thích, năng lực
C ác y ế u tố
“Nắm được kiến thức về môn thể thao sau khi kết thúc chương trình học” với p = .004 < .05
Trong đó các yếu tố “Mỗi tuần học 1 buổi là phù hợp”, “Thời gian 1 buổi học (3 tiết) là phù hợp”, “Nội dung kiểm tra phù hợp với nội dung học và trình độ SV” có mức độ hài lòng của nữ cao hơn so với nam. Còn với các yếu tố “Đạt được mục tiêu thực hành sau khi kết thúc chương trình học” và “Nắm được kiến thức về môn thể thao sau khi kết thúc chương trình học”, mức độ hài lòng của nam cao hơn.
Bảng 3.13. So sánh Giới tính và Chƣơng trình học tập (t-test)
Yếu tố Nam Nữ t P
µnam SD µnữ SD
Môn học phù hợp với sở thích, năng lực 1.84 .705 1.88 .686 -.755 n.s. Thời khóa biểu phù hợp với các môn học khác 2.09 .636 2.10 .661 -.216 n.s.
Mỗi tuần học 1 buổi là phù hợp 2.20 .747 2.42 .654 -3.552 .000 Thời gian 1 buổi học (3 tiết) là phù hợp 2.15 .639 2.28 .697 -2.120 .035 Nội dung kiểm tra phù hợp với nội dung học và
trình độ SV 2.02 .657 2.22 .605 -3.583 .000
Số lượng SV/lớp phù hợp 2.07 .653 2.15 .632 -1.246 n.s.
Đạt được mục tiêu thực hành sau khi kết thúc
chương trình học 2.04 .643 1.91 .639 2.281 .023
Nắm được kiến thức về môn thể thao sau khi kết
thúc chương trình học 2.04 .594 1.89 .587 2.908 .004
Ghi chú: n.s.: không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê
Về Năm học:
Để xác định sự khác biệt giữa các nhóm Năm học trong mức độ hài lòng của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn về Chương trình học tập, tác giả và nhóm cộng sự sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA).
Kết quả phân tích ở Bảng 3.14 cho thấy các yếu tố như “Môn học phù hợp với sở thích, năng lực” với p = .003 < .05, “Thời khóa biểu phù hợp với các môn học khác” với p = .006 < .05, “Mỗi tuần học 1 buổi là phù hợp” với p = .000 < .05, “Thời gian 1 buổi học (3 tiết) là phù hợp” với p = .003 < .05 và “Nội dung kiểm tra phù hợp với nội
dung học và trình độ SV” với p = .003 < .05 có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các Năm học.
Trong đó, chỉ có 2 yếu tố khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nhóm Năm học là
1) Với yếu tố “Môn học phù hợp với sở thích, năng lực”, mức độ hài lòng của nhóm “Năm tư” và “Năm ba” cao hơn nhóm “Năm ba”, “Năm hai” và “Năm nhất”.
2) Với yếu tố “Mỗi tuần học 1 buổi là phù hợp”, mức độ hài lòng của nhóm “Năm hai” và “Năm nhất” cao hơn nhóm “Năm nhất”, “Năm tư” và “Năm ba”.
Các yếu tố khác không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nhóm.
Bảng 3.14. So sánh Năm học và Chƣơng trình học tập (One-way ANOVA)
Yếu tố F P Post-hoc (Scheffe)
Môn học phù hợp với sở thích, năng lực 4.813 .003 (μ4, μ3) > (μ3, μ2, μ1) Thời khóa biểu phù hợp với các môn học khác 4.152 .006
Mỗi tuần học 1 buổi là phù hợp 8.245 .000 (μ2, μ1) > (μ1, μ4, μ3) Thời gian 1 buổi học (3 tiết) là phù hợp 4.812 .003
Nội dung kiểm tra phù hợp với nội dung học và
trình độ SV 4.722 .003
Số lượng SV/lớp phù hợp 1.523 n.s.
Đạt được mục tiêu thực hành sau khi kết thúc
chương trình học .319 n.s.
Nắm được kiến thức về môn thể thao sau khi kết
thúc chương trình học .729 n.s.
Ghi chú: n.s.: không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê μ1: Năm nhất; μ2: Năm hai; μ3: Năm ba; μ4: Năm tư