8 Đi dạo phố, cửa hàng 69 2.56 1
3.2.3. Mức độ hài lòng của sinh viên về Giảng viên và PP giảng dạy:
Kết quả ở Hình 3.9 cho thấy sự hài lòng của sinh viên về Giảng viên và Phương pháp giảng dạy ở mức Hài lòng (1.5 ≤ µ ≤ 2.5). Trong đó, vấn đề “Giảng viên đánh giá sinh viên một cách công bằng” có mức độ hài lòng cao nhất với µ = 2.18 và yếu tố có mức độ hài lòng thấp nhất là vấn đề “Bài tập sinh động, không nhàm chán” với µ = 1.93.
Qua kết quả trên cho thấy Trung tâm Giáo dục thể chất nên chú trọng về việc thiết kế các bài tập trong chương trình GDTC nội khóa sao cho phong phú, đa dạng và thu hút sinh viên hơn nữa.
Sau đó, để xác định sự khác biệt về nhân khẩu học ở mức độ hài lòng của sinh viên về Giảng viên và Phương pháp giảng dạy, tác giả và nhóm cộng sự sử dụng phương pháp phân tích kiểm nghiệm t một mẫu độc lập (t-test) và phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA).
Về Giới tính:
Để xác định sự khác biệt về Giới tính trong mức độ hài lòng của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn về Giảng viên và Phương pháp giảng dạy, tác giả và nhóm cộng sự đã sử dụng phương pháp phân tích kiểm nghiệm t một mẫu độc lập (t-test).
Kết quả phân tích ở Bảng 3.15 cho thấy chỉ có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ ở vấn đề “GV truyền đạt dễ hiểu, dễ tiếp thu” với p = .002 < .05, trong đó mức độ hài lòng về Giảng viên và Phương pháp giảng dạy của nữ sinh viên cao hơn nam.
Hình 3.9. Thống kê mô tả mức độ hài lòng của SV về Giảng viên & PP giảng dạy
2.182.13 2.13 2.09 2.07 2.06 1.98 1.93 0 1 2 3 Mức độ hài lòng GV đánh giá SV một cách công bằng GV truyền đạt dễ hiểu, dễ tiếp thu GV có phương pháp tổ chức lớp học tốt, kỷ luật lớp
học tốt
GV luôn nhiệt tình hướng dẫn SV, nhất là các SV yếu GV dạy kết hợp giáo dục đạo đức, tâm lý cho SV GV tạo được không khí học tập sôi động, vui vẻ Bài tập sinh động, không nhàm chán
C
ác
y
Bảng 3.15. So sánh Giới tính và Phƣơng pháp giảng dạy (t-test)
Yếu tố Nam Nữ t P
µnam SD µnữ SD
GV truyền đạt dễ hiểu, dễ tiếp thu 2.06 .653 2.23 .560 -3.109 .002
GV có phương pháp tổ chức lớp học tốt, kỷ luật
lớp học tốt 2.05 .637 2.14 .619 -1.533 n.s.
GV dạy kết hợp giáo dục đạo đức, tâm lý cho SV 2.04 .682 2.08 .636 -.703 n.s. GV đánh giá SV một cách công bằng 2.13 .626 2.24 .627 -1.967 n.s. GV phong cách đúng mực, tôn trọng SV 2.18 .651 2.27 .603 -1.679 n.s. GV luôn nhiệt tình hướng dẫn SV, nhất là các SV
yếu 2.06 .702 2.08 .664 -.292 n.s.
Bài tập sinh động, không nhàm chán 1.90 .687 1.97 .658 -1.209 n.s. GV tạo được không khí học tập sôi động, vui vẻ 1.96 .672 2.00 .696 -.666 n.s.
Ghi chú: n.s.: không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê
Về Năm học:
Để xác định sự khác biệt giữa các nhóm Năm học trong mức độ hài lòng của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn về Giảng viên và Phương pháp giảng dạy, tác giả và nhóm cộng sự đã sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA).
Kết quả phân tích ở Bảng 3.16 cho thấy các yếu tố như “GV truyền đạt dễ hiểu, dễ tiếp thu” với p = .001 < .05, “GV dạy kết hợp giáo dục đạo đức, tâm lý cho SV” với p = .024 < .05, “GV phong cách đúng mực, tôn trọng SV” với p = .002 < .05và “GV tạo được không khí học tập sôi động, vui vẻ” với p = .002 < .05 có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các Năm học.
Trong đó, chỉ có 2 yếu tố khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nhóm Năm học là
1) Với yếu tố “GV truyền đạt dễ hiểu, dễ tiếp thu”, mức độ hài lòng của nhóm “Năm tư” và “Năm hai” cao hơn so với nhóm “Năm hai”, “Năm ba” và “Năm nhất”.
2) Với yếu tố “GV dạy kết hợp giáo dục đạo đức, tâm lý cho SV”, mức độ hài lòng của nhóm “Năm tư”, “Năm hai” và “Năm nhất” cao hơn so với nhóm “Năm hai”, “Năm nhất” và “Năm ba”.
3) Với yếu tố “GV phong cách đúng mực, tôn trọng SV”, mức độ hài lòng của nhóm “Năm tư”, “Năm hai” và “Năm nhất” cao hơn so với nhóm “Năm nhất” và “Năm ba”.
4) Với yếu tố “GV tạo được không khí học tập sôi động, vui vẻ”, mức độ hài lòng của nhóm “Năm tư” và “Năm hai” cao hơn so với nhóm “Năm hai”, “Năm ba” và “Năm nhất”.
Các yếu tố khác không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nhóm.
Bảng 3.16. So sánh Năm học và Phƣơng pháp giảng dạy (One-way ANOVA)
Yếu tố F P Post-hoc (Scheffe)
GV truyền đạt dễ hiểu, dễ tiếp thu 5.682 .001 (μ4, μ2) > (μ2, μ3, μ1) GV có phương pháp tổ chức lớp học tốt, kỷ luật lớp
học tốt 1.702 n.s.
GV dạy kết hợp giáo dục đạo đức, tâm lý cho SV 3.177 .024 (μ4, μ2, μ1) > (μ2, μ1, μ3)
GV đánh giá SV một cách công bằng 2.039 n.s.
GV phong cách đúng mực, tôn trọng SV 4.933 .002 (μ4, μ2, μ1) > (μ1, μ3) GV luôn nhiệt tình hướng dẫn SV, nhất là các SV yếu 2.613 n.s.
Bài tập sinh động, không nhàm chán 1.129 n.s.
GV tạo được không khí học tập sôi động, vui vẻ 5.114 .002 (μ4, μ2) > (μ2, μ3, μ1)
Ghi chú: n.s.: không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê μ1: Năm nhất; μ2: Năm hai; μ3: Năm ba; μ4: Năm tư