Thực nghiệm xác định áp lực của quần chỉnh hình thẩm mỹ lên các phần cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát áp lực lên cơ thể người mặc của một số sản phẩm (Trang 52 - 54)

thể ngƣời mặc

Áp lực của quần chỉnh hình thẩm mỹ lên các phần cơ thể ngƣời mặc đƣợc xác định trên cơ sở sử dụng thiết bị mô phỏng áp lực vải lên bề mặt cơ thể ngƣời mặc (hình 2.16) [3]. Trên thiết bị này tiến hành kéo giãn các mẫu vải thí nghiệm (đƣợc lấy từ các mẫu quần) theo hai hƣớng dọc và ngang theo các giá trị độ giãn thực tế của quần khi sử dụng (khi mặc). Áp lực vải tạo trên bề mặt thu đƣợc sẽ phản ánh áp lực của quần lên bề mặt cơ thể ngƣời.

Hình 2.16: Thiết bị đo áp lực của vải lên bề mặt mô phỏng bề mặt cơ thể

10 4 7 5 3 8 1 2 9 11 6

Trong đó:

- 1: Thân (bệ) thiết bị;

- 2,3: Các ngàm kẹp giữ vải theo hƣớng dọc, hƣớng ngang;

- 4, 5: Các cơ cấu kéo giãn mẫu vải theo hƣớng dọc, hƣớng ngang; - 6, 7: Đầu đo độ giãn của vải theo hƣớng dọc, hƣớng ngang; - 8: Bệ ép hình cong mô phỏng một phần bề mặt cơ thể ngƣời; - 9: Vị trí đầu đo áp lực;

- 10 : Màn hình hiển thị áp lực đo; - 11: Cần nâng hạ đầu đo.

Quy cách chuẩn bị mẫu: Đối với mỗi mẫu quần, tiến hành vuốt êm, trải phẳng quần, sau đó dùng thƣớc chia mẫu tại các vị trí đã tính toán trƣớc đó của quần với chiều dài và chiều rộng đƣợc xác định tại (bảng 3.2). Đánh dấu các điểm để móc ngoàm kẹp mẫu, và tiến hành cắt mẫu.

*Quy trình đo mẫu trên thiết bị:

Chuẩn bị mẫu: Kích thƣớc vùng làm việc của mẫu thử trong khoảng là 8 x 13 cm. Phần mép vải để kẹp giữ mẫu tối thiểu là 1 cm. Do vậy, cần cắt mẫu thử có kích thƣớc tối thiểu là 10 cm x 15 cm.

Kẹp giữ mẫu trên thiết bị (hình 2.16): Lần lƣợt dùng các kim móc (trên các ngàm kẹp giữa vải theo hƣớng dọc và hƣớng ngay) xuyên qua vải theo toàn chu vi vùng làm việc của mẫu với khoảng cách giữa các kim móc khoảng 1 cm.

Để tránh làm biến dạng mẫu khi kẹp mẫu, cần thu hẹp khoảng cách giữa các ngoàm kẹp khi móc giữ mẫu. Khi kẹp giữ mẫu và cả khi kéo giãn mẫu, cần hạ đầu đo xuống.

Sau khi kẹp (ghim) mẫu xong, sử dụng các cơ cấu kéo giãn vải để hiệu chỉnh vị trí các ngàm kẹp đảm bảo độ giãn ban đầu của mẫu bằng 0 hay giá trị trên bảng điện tửcủa thƣớc đo đạt bằng 0. Các bảng điện tử thể hiện giá trị đo trên thƣớc đo có thể ghi nhớ giá trị đo cả khi đã tắt màn hình. Khoảng cách giữa các ngàm kẹp (ghim kẹp) theo hƣớng ngang và theo hƣớng dọc trên thiết bị đã đƣợc điều chỉnh chính xác tƣơng ứng với kích thƣớc vùng làm việc của mẫu thử theo hƣớng dọc là 13 cm, theo hƣớng ngang là 8 cm, và tƣơng ứng với giá trị 0 trên các bảng điện tử của thƣớc đo.

Kéo giãn mẫu và đo áp lực: Sử dụng cơ cấu kéo giãn mẫu để kéo giãn mẫu theo đúng độ giãn yêu cầu theo hƣớng dọc hoặc hƣớng ngang, hoặc theo cả hai hƣớng tùy thuộc vào mục đích đo.

Áp lực vải lên bề mặt F đƣợc tính theo công thức sau đây: F = 13,871 x P, [N/m2] hay [Pa]; (1) F = 0,10406 x P, [mmHg], (2) trong đó: P: Áp lực đo đƣợc bởi đầu đo, g.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát áp lực lên cơ thể người mặc của một số sản phẩm (Trang 52 - 54)