1) Trang phục chỉnh hình thẩm mỹ đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng trong việc làm đẹp cho chị em phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ quá cân và những ngƣời mới sinh con. Trên thị trƣờng nƣớc ta hiện nay có rất nhiều loại trang phục chỉnh hình thẩm mỹ, chúng khá đadạng về kiểu dáng, mầu sắc cũng nhƣ chất liệu, trong đó quần giảm béo thẩm mỹ đƣợc sử dụng rộng rãi nhất.
2) Các yêu cầu cơ bản đối với trang phục chỉnh hình thẩm mỹ nói chung, quần chỉnh hình thẩm mỹ nói riêng là khả năng ép nén, nâng đỡ (bó gọn) các phần cơ thể, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh và sinh thái.
3) Trang phục chỉnh hình thẩm mỹ đƣợc làm từ vải dệt kim đàn tính cao có nguồn gốc từ nhiều loại xơ sợi khác nhau nhƣ: sợi PA/Spandex, sợi PA textua, Polieste/Spandex, Cotton/Spandex v.v. với các kiểu dệt phổ biến nhƣ Single, Rib, Interlock v.v. trong đó công nghệ dệt cài sợi Spandex đƣợc sử dụng nhiều nhất để sản xuất các loại vải dệt kim đàn tính cao. Đây cũng là các yếu tố chính ảnh hƣởng đến tính đàn hồi và độ ổn định kích thƣớc của vải cũng nhƣ áp lực của vải lên bề mặt cơ thể.
4) Dƣới tác dụng ép nén của trang phục chỉnh hình thẩm mỹ các kích thƣớc và hình dạng các vùng cơ thể bị thay đổi, đặc biệt khi cơ thể vận động. Do vậy khi thí
nghiệm xác định áp lực trang phục bó sát lên cơ thể ngƣời mặc thƣờng để cho ngƣời thử nghiệm vận động nhằm cho trang phục biến dạng tối đa trƣớc khi đo.
5) Phần lớn các sản phẩm chỉnh hình thẩm mỹ nói chung, quần chỉnh hình thẩm mỹ nói riêng trên thị trƣờng nƣớc ta hiện nay có cỡ số nhƣng không có hƣớng dẫn, quy cách sử dụng. Ngƣời mua sản phẩm lựa chọn bằng phƣơng pháp mặc thử và tùy thuộc vào mức độ bó gọn cơ thể mong muốn để lựa chọn sản phẩm. Do vậy cùng một cỡ số sản phẩm có thể có nhiều ngƣời với các cỡ vóc khác nhau lựa chọn sử dụng. Đây cũng là điểm khác biệt của quần áo chỉnh hình thẩm mỹ so với quần áo thông thƣờng. Để khảo sát mức độ thay đổi kích thƣớc cơ thể, cũng nhƣ thay đổi kích thƣớc quần chỉnh hình thẩm mỹ khi sử dụng, khảo sát áp lực quần lên cơ thể ngƣời mặc, học viên thực hiện đề tài “Nghiên cứu khảo sát áp lực lên cơ thể người mặc của một số sản phẩm chỉnh hình thẩm mỹ”.
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xác định đƣợc mức độ thay đổi kích thƣớc các phần của quần chỉnh hình thẩm mỹ, sự thay đổi kích thƣớc phần dƣới cơ thể khi sử dụng quần chỉnh hình thẩm mỹ, mức độ ép nén (áp lực) lên các phần khác nhau của cơ thể ngƣời mặc của một số sản phẩm chỉnh hình thẩm mỹ (sản phẩm nhập ngoại và sản xuất trong nƣớc) hiện đang có trên thị trƣờng dƣới tác dụng của độ giãn vải. Đây là cơ sở để nghiên cứu thiết kế, chế tạo các loại vải dệt kim đàn tính cao, cũng nhƣ thiết kế, chế tạo trang phục chỉnh hình thẩm mỹ phù hợp với vóc dáng phụ nữ Việt Nam.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tập trung nghiên cứu một số loại sản phẩm quần chỉnh hình thẩm mỹ tiêu biểu đang có trên thị trƣờng: các mẫu sản phẩm sản xuất trong nƣớc và các mẫu quần nhập từ Trung Quốc. Các mẫu quần này đã đƣợc phân tích cấu trúc trong các nghiên cứu [12], đƣợc khảo sát các tính chất vệ sinh trong nghiên cứu [14], cụ thể nhƣ trong bảng 2.1. Các mẫu quần sử dụng có cũng cỡ M (cỡ quần đƣợc sử dụng phổ biến nhất cho phụ nữ Việt Nam), có chiều dài khác nhau. Các mẫu quần đƣợc lựa chọn nghiên cứu cụ thể nhƣ trong hình sau đây:
*Đặc điểm hình dáng, cấu trúc của các mẫu quần nghiên cứu: - Quần số 1: xuất sứ Trung Quốc
Quần cao cạp, với kiểu dệt Single rút bớt kim 3/1 cài chun. Riêng ở phần bụng trên, sử dụng 2 lớp vải đan xen nhau, lớp ngoài trơn, lớp trong cắt chéo canh, chồng lên Quần số 1 Quần số 2 Quần số 3 Quần số 4 Quần số 5
nhau, nằm rải rác , không liên tục, tạo độ giãn đa chiều, đƣợc liên kết với với lớp ngoài bởi các đƣờng may ziczac, với đặc thù này sản phẩm không những mặc ôm mà còn có độ bền, cũng nhƣ tính ổn định kích thƣớc lớn.
- Quần số 2: xuất sứ Trung Quốc.
Quần cao cạp, với kiểu dệt Single một mặt phải có cài sợi chun, phần bụng trên đƣợc tạo bởi 2 lớp riêng biệt (1 lớp gập đôi) và không có chun trên sống cạp, đồng thời đƣợc gia cố giữa 2 lớp là 6 thanh thép mềm, mỏng phân bố đều xung quanh phần bụng, tạo độ nén cao cũng nhƣ nâng đỡ tốt. Đặc thù quần này không có chun tạo cảm giác không cộm cục khi sử dụng, hơn nữa ở phần đũng không nhƣ thƣờng lệ, quần sử dụng hệ móc giúp ngƣời dùng thuận lợi điều chỉnh chiều dài đũng khi mặc sao cho phù hợp với chiều cao của mông.
- Quần số 3: Công ty Dệt kim Đông Xuân sản xuất.
Quần thấp cạp, kiểu dệt Single 1 mặt phải, đƣờng may chính là can chắp và can kê, sử dụng tƣơng đối nhiều đƣờng may ziczac kẹp chun 2 đƣờng song song vừa là để tăng tính thẩm mỹ nhƣng cũng đồng thời làm chắc sản phẩm, giúp sản phẩm đàn hồi tốt hơn. Mặt khác với những đƣờng may can kê tạo độ phẳng cho sản phẩm .
- Quần số 4: xuất sứ Trung Quốc.
Quần cao cạp, với kiểu dệt hoa rua lỗ, tạo họa tiết trên nền vải trơn, kiểu dệt Single 1 mặt phải có cài sợi chun theo nguyên tắc có cài sợi phụ. Phần dƣới sử dụng thêm đƣờng may can rẽ, chạy đè bằng đƣờng ziczac để trang trí. Sản phẩm này đơn giản, mặc thoáng.
- Quần số 5: Công ty Hanosimex sản xuất.
Quần có độ dài vừa phải, kiểu dệt cài sợi phụ là sợi chun tại các vị trí vòng sợi, sử dụng nhiều đƣờng may kẹp chun tạo độ giãn lớn, đồng thời giúp quần đàn hồi tốt hơn. Vải mềm, mịn, mỏng tạo cảm giác rất thoáng, thoải mái cho ngƣời sử dụng, song vì quần mỏng lại giãn nhiều nên việc định hình cơ thể không mấy hiệu quả.
Bảng 2.1: Các đặc trƣng cơ bản của các mẫu vải quần khảo sát [12] TT Tên mẫu quần Ký hiệu mẫu quần Kiểu dệt chính Màu vải Thành phần vải Mật độ, vòng sợi/100 mm Ngang Dọc 1 Quần Trung Quốc Quần số 1 Single biến đổi Vàng nhạt PA/ elastan 340 217 2 Quần Trung Quốc Quần số 2 Single biến đổi Vàng nhạt Cotton/ elastan 310 200 3 Quần Dệt kim Đông Xuân P Quần số 3 Một mặt phải Ghi PA/ elastan 182 190 4 Quần Trung Quốc Quần số 4 Single biến đổi Vàng nhạt Cotton/ elastan 240 180 5 Quần công ty Hanosimex Quần số 5 Kiểu dệt cài sợi chun tại các vị trí vòng sợi 1- 3-11-13 Xanh Cotton/ 265 270 elastan
Đối tƣợng đƣợc lựa chọn để khảo sát: Trang phục chỉnh hình thẩm mỹ thƣờng sử
dụng cho nữ giới, và thƣờng cho những ngƣời bị quá cân. Sử dụng chỉ số khối cơ thể - viết tắt BMI. Do vậy trong nghiên cứu này, đối tƣợng nghiên cứu là phụ nữ Việt Nam có độ tuổi, mức độ quá cân (béo) khác nhau.
Chỉ số BMI - đƣợc dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một ngƣời. Chỉ số này do nhà bác học ngƣời Bỉ Adolphe Quetelet đƣa ra năm 1832. Chỉ số khối cơ thể của một ngƣời tính bằng cân nặng của ngƣời đó (kg) chia cho bình phƣơng chiều cao (đo theo mét hoặc cm) [6]. Có thể tính theo công thức định nghĩa hoặc theo những bảng tiêu chuẩn.Gọi W là khối lƣợng của một ngƣời (tính bằng kg) và H là chiều cao
của ngƣời đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể đƣợc tính theo công thức:
Đối với phụ nữ :
BMI < 18: ngƣời dƣới cân;
18 <= BMI < 23: ngƣời bình thƣờng;
23 <= BMI < 30: ngƣời quá cân;
BMI > 30: ngƣời béo phì.
Theo các tiêu chí trên, đã lựa chọn 5 phụ nữ có độ tuổi, nghề nghiệp và chỉ số BMI khác nhau để nghiên cứu, cụ thể nhƣ trong bảng sau đây:
Bảng 2.2. Bảng chỉ số khối cơ thể Họ và tên Ký hiệu Nghề nghiệp Tuổi Chiều cao, cm Cân nặng, kg Chỉ số BMI Ghi chú Lê Thị Phúc ĐT1 Nội trợ 55 155 77 32.05 ngƣời béo phì Nguyễn Hồng Nhung ĐT2 Sinh viên 20 160 63 24.61 ngƣời béo Vũ Thị Hiền ĐT3 Sinh viên 19 153 55 23.50 ngƣời quá cân Vũ Thị Liễu ĐT4 Kinh doanh 41 158 58 23.24 ngƣời quá cân Bùi Thị Thanh Tâm ĐT5 Sinh viên 19 156 56 23.05 ngƣời quá cân
hông (VH ), vòng bụng một (VB1) của các phụ nữ thử nghiệm nhƣ trong bảng sau đây.
Bảng 2.3. Bảng số đo cơ thể các phụ nữ trong nghiên cứu
Họ và tên VM VH VB1
Lê Thị Phúc 101 98.5 94.5
Nguyễn Hồng Nhung 93 88 84.5
Vũ Thị Hiền 91 86.5 82.9
Vũ Thị Liễu 89 86.5 83
Bùi Thị Thanh Tâm 82 78.5 74
Các đối tƣợng 1 và 5 tƣơng ứng là các đối tƣợng có kích thƣớc phần dƣới cơ thể lớn nhất và nhỏ nhất (các kích thƣớc vòng chênh lệch khoảng 20 cm). Ba đối tƣợng còn lại có kích thƣớc ở khoảng giữa, và chênh lệch về giá trị các số đo vòng phần dƣới cơ thể của đối tƣợng đo nhỏ (trong khoảng 1-3 cm). Với các đối tƣợng này, khi sử dụng quần sẽ bị kéo giãn khác nhau và cho phép khảo sát dải áp lực của quần lên các đối tƣợng khảo sát.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Xác định các mức độ (hiệu quả) làm gọn các phần cơ thể ngƣời mặc
Khi sử dụng trang phục chỉnh hình thẩm mỹ nói chung, quần chỉnh hình thẩm mỹ nói riêng, dƣới tác dụng của áp lực tạo ra do vật liệu (trang phục) bị kéo giãn khi mặc lên cơ thể, cơ thể ngƣời bị ép nén làm thay đổi hình dạng và kích thƣớc theo chiều hƣớng thon gọn lại. Mức độ làm gọn cơ thể phụ thuộc vào hình dạng và kích thƣớc các phần cơ thể, áp lực trang phục tạo lên cơ thể (hay kích thƣớc, độ giãn trang phục, modun đàn hồi của vật liệu), đặc trƣng các mô, cơ của từng phần cơ thể hay mức độ béo của ngƣời mặc.
Độ thon gọn hay hiệu quả làm gọn của trang phục chỉnh hình thẩm mỹ đƣợc xác định bằng phƣơng pháp đo kích thƣớc từng phần xác định của cơ thể trƣớc và trong khi sử dụng trang phục. Theo kết quả của nghiên cứu [13, 23], thông thƣờng
quần từ vải dệt kim đàn tính cao tạo áp lực ổn định lên cơ thể ngƣời mặc sau khi mặc 15 ÷ 30 phút.
2.3.2. Xác định các mức độ giãn từng phần của trang phục chỉnh hình thẩm mỹ
Đánh giá sự thay đổi kích thƣớc (kích thƣớc theo chiều dọc và theo chiều ngang) tại một số vùng của một số mẫu quần chỉnh hình thẩm mỹ khi mặc trên các đối tƣợng mặc thử trên cơ sở so sánh với kích thƣớc ban đầu (trƣớc khi mặc) của chúng. Độ co giãn tƣơng đối của vật liệu làm quần chỉnh hình thẩm mỹ đƣợc tính bằng %.
2.3.3. Xác định áp lực của một số mẫu trang phục chỉnh hình thẩm mỹ lên các phần cơ thể ngƣời mặc phần cơ thể ngƣời mặc
Theo mức độ thay đổi kích thƣớc tại các vùng khác nhau của các mẫu quần (vật liệu) khi mặc trên các đối tƣợng khác nhau, sẽ đánh giá mức độ ép nén của các mẫu quần nghiên cứu nên cơ thể ngƣời sử dụng. Để đánh giá áp lực (khoảng giới hạn áp lực) của quần chỉnh hình thẩm mỹ khảo sát lên các vùng cơ thể ngƣời, sẽ xác định áp lực vải (lấy từ các vùng của các mẫu quần khảo sát) lên bề mặt khi bị kéo giãn nhỏ nhất và lớn nhất (ở từng vùng cơ thể nghiên cứu) và khi bị kéo giãn trung bình.
Giá trị áp lực của quần (vải) lên cơ thể ngƣời mặc đƣợc xác định trên thiết bị đo áp lực vải lên bề mặt dƣới tác dụng của độ giãn đàn hồi [10].
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu thực nghiệm xác địnhsự thay đổi kích thƣớc quần chỉnh hình thẩm mỹ và áp lực của chúng lên cơ thể ngƣời mặc, sự thay đổi kích thƣớc cơ thể ngƣời mặc khi sử dụng quần chỉnh hình thẩm mỹ.
2.4.1. Thực nghiệm xác định sự thay đổi kích thƣớc của cơ thể và quần chỉnh hình thẩm mỹ khi sử dụng hình thẩm mỹ khi sử dụng
Khi tiến hành thực nghiệm, việc đầu tiên là phân vùng và lấy các điểm đo trên quần và trên cơ thể ngƣời.
Để xác định kích thƣớc trên quần tƣơng ứng với kích thƣớc trên cơ thể ngƣời có 2 cách: Cách thứ nhất lấy cơ sở là cạp quần; cách thứ hai lấy cơ sở là đũng quần.
Khi tiến hành theo cách thứ nhất (lấy cơ sở là cạp quần),tác giả thấy có nhƣợc điểm cơ bản là: do các quần nghiêncứu có độ dài khác nhau, nên khi lấy từ cạp xuống sẽ không tƣơng ứng với kích thƣớc các phần cơ thể cần khảo sát. Do vậy tiến hành lấy
dấu trên quần theo cách thứ hai và thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Quy cách lấy dấu trên quần thí nghiệm theo chiều dài quần
Việc lấy dấu trên quần thí nghiệm theo chiều dài quần tiến hành nhƣ sau: Vuốt cho quần êm, phẳng sau đó dùng bút bi lấy dấu điểm đầu tiên là điểm giữa thân trƣớc tính từ ngang gầm đũng lên 19 cm. Lý do tác giả chọn 19 cm là: từ đũng lên ở hầu hết các cơ thể ngƣời là điểm khoét mở vòng đùi trên sản phẩm, đồng thời chất liệu vải từ phần này trở lên cạp tƣơng đối đồng nhất (hình 2.2).
Tiếp theo sang dấu sang 3 điểm còn lại gồm: 1 điểm giữa thân sau và hai điểm 2 bên sƣờn sao cho 4 điểm tạo thành đƣờng bao chu vi cách đều đƣờng ngang gầm đũng. Khoảng cách từ điểm giữa thân trƣớc qua gầm đũng sang giữa thân sau này gọi là dài đũng 4, ký hiệu là DĐ4.
Từ số đo dài đũng 4 lên phía cạp quần đặt các khoảng cách 6 cm và tiến hành đánh dấu nhƣ trên để nhận đƣợc các số đo lần lƣợt là dài đũng 3 (ký hiệu là DĐ3), dài đũng 2 (ký hiệu là DĐ2) và dài đũng 1 (ký hiệu là DĐ1)(hình 2.3). Lý do tác giả lấy khoảng cách 6 cm là với khoảng cách này vừa đủ cho ta nhận thấy sự thay đổi của cơ thể).
Hình 2.3.Quy cách lấy số đo dài quần
(a). Lấy số đo dài đũng 3.
(b). Lấy số đo dài đũng 2.
a b c (c). Lấy số đo dài đũng 1.
* Lƣu ý 1: Do chiều dài của 5 mẫu quần khảo sát không bằng nhau nên có những quần sẽ không xác định đủ 4 đƣờng dài đũng, cụ thể nhƣ sau:
- Quần số 1 (Trung Quốc): Xác định đủ 4 đƣờng dài đũng.
- Quần số 2 (Trung Quốc): Do cạp thấp hơn so với quần số 1 nên chỉ xác định đƣợc 3 đƣờng dài đũng 4, 3, 2 là cách đều nhau 6 cm (hình 2.3), riêng dài đũng 1 cách dài đũng 2 là 4.5 cm (hình 2.4).
Hình 2.4. Quần Trung Quốcsố 2, khoảng cách từ dài đũng 2 lên cạp (dài đũng 1) - Quần số 3 (Dệt kim Đông Xuân – Việt Nam ): Cạp quá thấp so với các quầnđịnh hình thông thƣờng, hơn nữa cao cạp giữa thân trƣớc và thân sau của quần không bằng nhau do đó chỉ xác định đƣợc dài đũng 4,3. Riêng dài đũng 2 là khoảng cách từ giữa cạp thân trƣớc vòng qua gầm đũng sang giữa cạp thân sau ( hình 2.5).
Hình 2.5- Sự chênh lệch cạp sau so với cạp trƣớc của (quần số 3) - Quần số 4 (Trung Quốc): Xác định đủ 4 đƣờng dài đũng ( 1,2,3,4).
- Quần số 5 (Hanosimex - ViệtNam): Chiều dài quần ngắn hơn nên chỉ xác định đƣợc 2 đƣờng dài đũng (4, 3), riêng dài đũng 2 cách dài đũng 3 là 3.4 cm (hình 2.7).
Bước 2: Lấy kích thước theo chiều rộng trên các quần thí nghiệm
Các kích thƣớc theo chiều rộng trên các quần khảo sát đƣợc lấy nhƣ sau:
Vuốt cho quần êm, phẳng sau đó theo các dấu đã đánh dấu chiều dài quần (DĐ1, DĐ2, DĐ3, DĐ4) lấy các kích thƣớc theo chiều rộng (hay một nửa chu vi vòng) của quần: Vòng bụng 2 (Ký hiệu là VB2), Vòng bụng 1 (Ký hiệu là VB1), Vòng hông (Ký hiệu là VH), Vòng mông (Ký hiệu là VM). Sử dụng thƣớc dây hoặc thƣớc phẳng để