Thực nghiệm xác địnhsự thay đổi kích thƣớc của cơ thể và quần chỉnh hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát áp lực lên cơ thể người mặc của một số sản phẩm (Trang 45 - 52)

hình thẩm mỹ khi sử dụng

Khi tiến hành thực nghiệm, việc đầu tiên là phân vùng và lấy các điểm đo trên quần và trên cơ thể ngƣời.

Để xác định kích thƣớc trên quần tƣơng ứng với kích thƣớc trên cơ thể ngƣời có 2 cách: Cách thứ nhất lấy cơ sở là cạp quần; cách thứ hai lấy cơ sở là đũng quần.

Khi tiến hành theo cách thứ nhất (lấy cơ sở là cạp quần),tác giả thấy có nhƣợc điểm cơ bản là: do các quần nghiêncứu có độ dài khác nhau, nên khi lấy từ cạp xuống sẽ không tƣơng ứng với kích thƣớc các phần cơ thể cần khảo sát. Do vậy tiến hành lấy

dấu trên quần theo cách thứ hai và thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau:

Bƣớc 1: Quy cách lấy dấu trên quần thí nghiệm theo chiều dài quần

Việc lấy dấu trên quần thí nghiệm theo chiều dài quần tiến hành nhƣ sau: Vuốt cho quần êm, phẳng sau đó dùng bút bi lấy dấu điểm đầu tiên là điểm giữa thân trƣớc tính từ ngang gầm đũng lên 19 cm. Lý do tác giả chọn 19 cm là: từ đũng lên ở hầu hết các cơ thể ngƣời là điểm khoét mở vòng đùi trên sản phẩm, đồng thời chất liệu vải từ phần này trở lên cạp tƣơng đối đồng nhất (hình 2.2).

Tiếp theo sang dấu sang 3 điểm còn lại gồm: 1 điểm giữa thân sau và hai điểm 2 bên sƣờn sao cho 4 điểm tạo thành đƣờng bao chu vi cách đều đƣờng ngang gầm đũng. Khoảng cách từ điểm giữa thân trƣớc qua gầm đũng sang giữa thân sau này gọi là dài đũng 4, ký hiệu là DĐ4.

Từ số đo dài đũng 4 lên phía cạp quần đặt các khoảng cách 6 cm và tiến hành đánh dấu nhƣ trên để nhận đƣợc các số đo lần lƣợt là dài đũng 3 (ký hiệu là DĐ3), dài đũng 2 (ký hiệu là DĐ2) và dài đũng 1 (ký hiệu là DĐ1)(hình 2.3). Lý do tác giả lấy khoảng cách 6 cm là với khoảng cách này vừa đủ cho ta nhận thấy sự thay đổi của cơ thể).

Hình 2.3.Quy cách lấy số đo dài quần

(a). Lấy số đo dài đũng 3.

(b). Lấy số đo dài đũng 2.

a b c (c). Lấy số đo dài đũng 1.

* Lƣu ý 1: Do chiều dài của 5 mẫu quần khảo sát không bằng nhau nên có những quần sẽ không xác định đủ 4 đƣờng dài đũng, cụ thể nhƣ sau:

- Quần số 1 (Trung Quốc): Xác định đủ 4 đƣờng dài đũng.

- Quần số 2 (Trung Quốc): Do cạp thấp hơn so với quần số 1 nên chỉ xác định đƣợc 3 đƣờng dài đũng 4, 3, 2 là cách đều nhau 6 cm (hình 2.3), riêng dài đũng 1 cách dài đũng 2 là 4.5 cm (hình 2.4).

Hình 2.4. Quần Trung Quốcsố 2, khoảng cách từ dài đũng 2 lên cạp (dài đũng 1) - Quần số 3 (Dệt kim Đông Xuân – Việt Nam ): Cạp quá thấp so với các quầnđịnh hình thông thƣờng, hơn nữa cao cạp giữa thân trƣớc và thân sau của quần không bằng nhau do đó chỉ xác định đƣợc dài đũng 4,3. Riêng dài đũng 2 là khoảng cách từ giữa cạp thân trƣớc vòng qua gầm đũng sang giữa cạp thân sau ( hình 2.5).

Hình 2.5- Sự chênh lệch cạp sau so với cạp trƣớc của (quần số 3) - Quần số 4 (Trung Quốc): Xác định đủ 4 đƣờng dài đũng ( 1,2,3,4).

- Quần số 5 (Hanosimex - ViệtNam): Chiều dài quần ngắn hơn nên chỉ xác định đƣợc 2 đƣờng dài đũng (4, 3), riêng dài đũng 2 cách dài đũng 3 là 3.4 cm (hình 2.7).

Bước 2: Lấy kích thước theo chiều rộng trên các quần thí nghiệm

Các kích thƣớc theo chiều rộng trên các quần khảo sát đƣợc lấy nhƣ sau:

Vuốt cho quần êm, phẳng sau đó theo các dấu đã đánh dấu chiều dài quần (DĐ1, DĐ2, DĐ3, DĐ4) lấy các kích thƣớc theo chiều rộng (hay một nửa chu vi vòng) của quần: Vòng bụng 2 (Ký hiệu là VB2), Vòng bụng 1 (Ký hiệu là VB1), Vòng hông (Ký hiệu là VH), Vòng mông (Ký hiệu là VM). Sử dụng thƣớc dây hoặc thƣớc phẳng để xác định kích thƣớc ngang của quần nhƣ trong hình sau đây.

Hình 2.6: Mặt sau quần Trung Quốc (quần số 4)

Hình 2.7: Mặt sau quần Việt Nam (quần số 5)

Bước 3: Tiến hành cho các đối tượng mặc thử và lấy số đo.

Để đảm bảo cho quần không bị biến dạng mạnh khi thử trên các đối tƣợng khác nhau, làm giảm độ chính xác khi thử nghiệm, sử dụng 5 quần của mỗi mẫu cho 5 đối tƣợng mặc thử. Nhƣ vậy tất cả các đối tƣợng thử nghiệm đều mặc quần mới từ đầu.

Quy cách mặc thử quần: Mặc vừa phải (bình thƣờng), ôm khít cơ thể, không kéo quá căng, bốn điểm đánh dấu trên quần (trƣớc, sau và hai cạnh) tạo thành các đƣờng chu vi vòng của cơ thể (song song với bề mặt tựa - bề bặt ngƣời thí nghiệm đứng).

Để cho mẫu quần ổn định trên cơ thể ngƣời mặc, tiến hành đo sau khi ngƣời mặc thử quần 30 phút.

Hình 2.9. Đo chiều rộng vòng hông

Hình 2.10. Đo chiều rộng vòng bụng 1

Qua tham khảo một số tài liệu [16,17,21], trong thời gian 30 phút mặc thử, các đối tƣợng thử nghiệm tiến hành các vận động: ngồi xống- đứng lên (10 lần), đi lại (5 phút), nâng chân (10 lần), cúi gập ngƣời (10 lần), ngồi xổm, ngồi vắt chân (5 phút), đứng nghiêng ngƣời, vƣơn tay sang hai phía(10 lần).

Các vận động này đảm bảo cho các phần cơ thể cử động ở mức độ tối đa, tạo điều kiện cho các phần của quần chỉnh hình thẩm mỹ điều chỉnh và thay đổi đến mức ổn định tƣơng đối.

Ngƣời thử nghiệm sẽ thông báo cảm nhận của mình khi mặc quần: cảm thấy bình thƣờng (dễ chịu), khó chịu, rất khó chịu, không thể chịu đƣợc.

Tư thế người thử nghiêm khi được đo:

- Cơ thể ngƣời mặc đứng thẳng, hai gót chân và mắt cá chân chạm nhau, cơ thể thả lỏng tự nhiên.

- Khi hít sâu khoảng chênh lệch giao động không đáng kể từ 0,2- 0,3 cm đối với quần Hanoximex – Việt Nam và 0,1- 0,2 cm cho các quần còn lại đối với cả 5 ngƣời. Sự thay đổi nhỏ là do phần bụng bị quần ép nén khá chặt. Do vậy, trong nghiên cứu này, số đo đƣợc lấy khi ngƣời thử nghiệm hít thở bình thƣờng.

* Dụng cụ đo:

- Thƣớc gỗ, thƣớc dây có độ chính xác đến mm, bút bi, bút dạ, kim.

* Cách đo:

Sử dụng thƣớc dây đo qua 4 điểm đánh dấu trên quần (giữa thân trƣớc, 2 bên sƣờn và giữa thân sau), thƣớc dây đặt đo giữa vạch dấu.

Lần lƣợt xác định các số đo vòng cũng nhƣ các số đo chiều dài đũng trên quần khi đang mặc đối với từng sản phẩm quần thẩm mỹ (thƣớc dây nằm giữa vạch dấu). Đây cũng là các kích thƣớc tƣơng ứng các phần của cơ thể ngƣời khi mặc quần.

Hình 2.12 - Đo kích thƣớc ngang và dọc quần trên cơ thể ngƣời khi đang mặc

Lấy dấu từ quần sang cơ thể người ở những vị trí tương ứng.

Sau khi lấy dấu từ quần sang cơ thể ngƣời, tiến hành đánh dấu lại rõ hơn trên cơ thể ngƣời để tránh sai sót (hình 2.13).

Hình 2.13 - Lấy dấu từ quần sang cơ thể ngƣời ở những vị trí tƣơng ứng.

Đo kích thƣớc cơ thể theo các vị trí đánh dấu (chuyển từ quần sang) khi không sử dụng quần chỉnh hình thẩm mỹ.

Xác định kích thước quần sau khi sử dụng: Quần sau khi mặc thử đƣợc để lơi (nghỉ)

72 giờ rồi so sánh với trang phục khi chƣa mặc thử. Kết quả cho thấy hầu nhƣ tất cả các mẫu quần khảo sát không phục hồi lại 100% kích thƣớc ban đầu và thƣờng bị giãn ra từ 0.36 đến 8.87%. (phụ lục 3). Do vậy để thí nghiệm xác định áp lực của các mẫu quần lên bề mặt cơ thể, cần lấy các mẫu vải thử từ các mẫu quần mới, chƣa qua mặc. Có nhƣ vậy việc cắt mẫu và thử độ giãn của các mẫu vải mới chính xác.

Việc lấy số đo dài và rộng quần sau khi thử và để nghỉ 72 h, thao tác nhƣ ở bƣớc 1 và bƣớc 2 đối với tất cả các quần (hình minh họa 2.14; 2.15).

Hình 2.14. Số đo DĐ4 sau mặc Hình 2.15. Số đo vòng mông sau mặcViệc thử nghiệm và đo đƣợc thực hiện trên cơ thể ngƣời phụ nữ mặc đồ lót nên khá tế nhị do đó đƣợc tiến hành trong phòng riêng có điều hòa nhiệt độ. Để đảm bảo yếu tố môi trƣờng đƣợc đồng đều và không ảnh hƣởng đến cảm nhận của ngƣời thử nghiệm, điều chỉnh nhiệt độ không khí trong phòng ở mức 27 ◦C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát áp lực lên cơ thể người mặc của một số sản phẩm (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)